Giáo dụcLớp 8

Màu sắc một số chất kết tủa và dung dịch thường gặp trong hóa học

Màu sắc một số chất kết tủa và dung dịch thường gặp trong hóa học. Rất nhiều bạn thắc mắc các chất như BaCl2 , AlCl3 , NaCl , Ba(NO3)2 hay BaCO3,… có kết tủa hay không, các kết tủa này có màu gì, trắng, đen, hay vàng, …

Để giải đáp các thắc mắc BaCl2 , AlCl3 , NaCl , Ba(NO3)2 hay BaCO3,… có kết tủa hay không, các kết tủa này có màu gì? Bài viết này THPT Ngô Thì Nhậm sẽ tổng hợp một số chất kết tủa thường gặp trong hóa học, màu của các kết tủa này là gì để các bạn tham khảo.

Thực tế, khi biết được màu sắc của các chất kết tủa, dung dịch hay màu và mùi đặc trưng của các chất khí sẽ giúp các em dễ dàng vận dụng vào trong các bài toán nhận biết hóa chất, hay các dạng bài tập giải toán dựa vào phương trình phản ứng.

màu kết tủa của một số chất hóa học thường gặp

* Dưới đây là danh sách màu kết tủa của một số chất, một số dung dịch, hay màu và mùi đặc trưng của chất khí thường gặp trong hóa học.

– Fe(OH)3↓: kết tủa nâu đỏ

– FeCl2: dung dịch lục nhạt

– FeCl3: dung dịch vàng nâu

– Fe3O4 ↓ (rắn): màu nâu đen

– Cu: màu đỏ

– Cu(NO3)2: dung dịch xanh lam

– CuCl2: tinh thể có màu nâu, dung dịch xanh lá cây

– CuSO4: tinh thể khan màu trắng, tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch xanh lam

– Cu2O↓: đỏ gạch

– Cu(OH)2↓: kết tủa xanh lơ (xanh da trời)

– CuO↓: màu đen

– Zn(OH)2↓: kết tủa keo trắng

– Ag3PO4↓: kết tủa vàng nhạt

– AgCl↓: kết tủa trắng

– AgBr↓: kết tủa vàng nhạt (trắng ngà)

– AgI↓: kết tủa vàng cam (hay vàng đậm)

– Ag2SO4↓: kết tủa trắng

– MgCO3↓: kết tủa trắng

– BaSO4: kết tủa màu trắng

– BaCO3: kết tủa màu trắng

– CaCO3: kết tủa màu trắng

– CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS: kết tủa đen

– H2S↑ : mùi trứng thối

– SO2↑ : mùi hắc, gây ngạt

– PbI2: vàng tươi

– C6H2Br3OH↓ : kết tủa trắng ngà

– NO2↑ : màu nâu đỏ

– N2O↑ : khí gây cười

– N2↑ : khí hóa lỏng -196°C

– NO↑  : Hóa nâu trong không khí

– NH3↑ : mùi khai

– NaCN : mùi hạnh nhân, kịch độc

– NaCl(r): muối ăn

– NaOH : xút ăn da

– NaClO : thành phần của nước Javen, có tính oxi hóa

– KMnO4 : thuốc tím (thành phần thuốc tẩy).

– C6H6Cl6 : thuốc trừ sâu 666

– H2O2: nước oxy già

– CO2↑ : gây hiệu ứng nhà kính

– CH4↑ : khí gas (metan)

– CaSO4.2H2O : thạch cao sống

– CaSO4↓ : thạch cao khan

– CaO : vôi sống

– Ca(OH)2 : vôi tôi

– K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O : phèn chua

– CH3COOH : có mùi chua của giấm, giấm ăn là acid acetic 5%

– Cl2↑ : xốc, độc, vàng lục

– C3H5(ONO2)3 : thuốc nổ lỏng

– CrO : màu đen

– Cr(OH)2↓ : vàng hung

– Cr(OH)3↓ : xám xanh

– CrO3 : đỏ ánh kim (độc)

– CrO42- : vàng

– Cr2O72– : da cam

– CdS↓ : vàng cam

* Danh sách phân loại màu sắc của các kim loại, ion kim loại và các hợp chất kim loại kết tủa

  • Kim loại kiềm và kiềm thổ

– KMnO4: tinh thể màu đỏ tím.

– K2MnO4: lục thẫm

– NaCl: không màu, nhưng muối ăn có màu trắng là do có lẫn MgCl2 và CaCl2

– Ca(OH)2: ít tan kết tủa trắng

– CaC2O4 : trắng

  • Nhôm Al

– Al2O3: màu trắng

– AlCl: dung dịch ko màu, tinh thể màu trắng, thường ngả màu vàng nhạt vì lẫn FeCl3

– Al(OH): kết tủa trắng

– Al2(SO4): màu trắng.

  • Sắt Fe

– Fe: màu trắng xám

– FeS: màu đen

– Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh

– Fe(OH)3: nâu đỏ, kết tủa nâu đỏ

– FeCl2: dung dịch lục nhạt

– Fe3O4 (rắn): màu nâu đen

– FeCl3: dung dịch vàng nâu

– Fe2O3: đỏ

– FeO : đen.

– FeSO4.7H2O: xanh lục.

– Fe(SCN)3: đỏ máu

  • Đồng Cu

– Cu: màu đỏ

– Cu(NO3)2: dung dịch xanh lam

– CuCl2 : tinh thể có màu nâu, dung dịch xanh lá cây

– CuSO4 : tinh thể khan màu trắng,  tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch xanh lam

– Cu2O : đỏ gạch.

– Cu(OH)2 : kết tủa xanh lơ (xanh da trời)

– CuO: màu đen

– Phức của Cu2+: luôn màu xanh.

  • Mangan Mn

– MnCl2 : dung dịch: xanh lục; tinh thể: đỏ nhạt.

– MnO2 : kết tủa màu đen.

– Mn(OH)4: nâu

  • Kẽm Zn

– ZnCl2 : bột trắng

– Zn3P2: tinh thể nâu xám

– ZnSO4: dung dịch không màu

  • Crom Cr

– CrO3 : đỏ sẫm.

– Cr2O3: màu lục

– CrCl2 : lục sẫm.

– K2Cr2O7: da cam

– K2CrO4: vàng cam

  • Bạc Ag

– Ag3PO4: kết tủa vàng

– AgCl: trắng

– Ag2CrO4: đỏ gạch

  • Nhận biết màu một số hợp chất khác

– As2S3, As2S5 : vàng

– Mg(OH)2 : kết tủa màu trắng

– B12C3 (bo cacbua): màu đen.

– Ga(OH)3, GaOOH: kết tủa nhày, màu trắng

– GaI3 : màu vàng

– InI3: màu vàng

– In(OH)3: kết tủa nhày, màu trắng.

– Tl(OH)3, TlOOH: kết tủa nhày, màu hung đỏ

– TlI3: màu đen

– Tl2O: bột màu đen

– TlOH: dạng tinh thể màu vàng

– PbI2 : vàng tươi, tan nhiều trong nước nóng

– Au2O3: nâu đen.

– Hg2I2 : vàng lục

– Hg2CrO4 : đỏ

– P2O5 (rắn): màu trắng

– NO (khí): hóa nâu trong ko khí59. NH3 làm quỳ tím ẩm hóa xanh

– Kết tủa trinitrat toluen màu vàng.

– Kết tủa trinitrat phenol màu trắng.

* Danh sách phân loại màu sắc các ion qua màu ngọn lửa (chủ yếu kim loại kiềm sử dụng phương pháp này để nhận biết)

– Muối của Li cháy với ngọn lửa màu đỏ tía

– Muối Na ngọn lửa màu vàng

– Muối K ngọn lửa màu tím

– Muối Ba khi cháy có màu lục vàng

– Muối Ca khi cháy có ngọn lửa màu cam

→ Các màu sắc của các muối kim loại khi cháy được ứng dụng làm pháo hoa

* Nhận biết màu sắc của các nguyên tố (đơn chất)

– Li : màu trắng bạc

– Na : màu trắng bạc

– Mg : màu trắng bạc

– K : có màu trắng bạc khi bề mặt sạch

– Ca : màu xám bạc

– B : Có hai dạng thù hình của bo; bo vô định hình là chất bột màu nâu, nhưng bo kim loại thì có màu đen

– N : là một chất khí ở dạng phân tử không màu

– O : khí không màu

– F : khí màu vàng lục nhạt

– Al : màu trắng bạc

– Si : màu xám sẫm ánh xanh

– P : tồn tại dưới ba dạng thù hình cơ bản có màu: trắng, đỏ và đen

– S : vàng chanh

– Cl : khí màu vàng lục nhạt

– I (rắn): màu tím than

– Cr : màu trắng bạc

– Mn : kim loại màu trắng bạc

– Fe : kim loại màu xám nhẹ ánh kim

– Cu : kim loại có màu vàng ánh đỏ

– Zn : kim loại màu xám nhạt ánh lam

– Ba : kim loại trắng bạc

– Hg : kim loại trắng bạc

– Pb : kim loại trắng xám

* Nhận biết màu của ion trong dung dịch

– Mn2+: vàng nhạt

– Zn2+: trắng

– Al3+: trắng

– Cu2+ có màu xanh lam

– Cu1+ có màu đỏ gạch

– Fe3+ màu đỏ nâu

– Fe2+ màu trắng xanh

– Ni2+ lục nhạt

– Cr3+ màu lục

– Co2+ màu hồng

– MnO4- màu tím

– CrO42- màu vàng

* Phân biệt màu sắc một số hợp chất vô cơ khác

– Đen: CuS ,FeS ,Fe2S3 ,Ag2S ,PbS ,HgS

– Hồng: MnS

– Nâu: SnS

– Trắng: ZnS, BaSO4, SrSO4, CaSO4, PbSO4, ZnS[NH2Hg]Cl

– Vàng: CdS, BaCrO4, PbCrO4, (NH4)3[PMo12O40], (NH4)3[P(Mo2O7)4]

– Vàng nhạt: AgI (ko tan trong NH3 đặc chỉ tan trong dung dịch KCN và Na2S2O3 vì tạo phức tan Ag(CN)2– và Ag(S2O3)3

Hi vọng bài viết về màu của các chất kết tủa thường gặp trong hóa học ở trên giúp các em dễ dàng trả lời được các thắc mắc tương tự như BaCl2 , AlCl3 , NaCl , Ba(NO3)2 hay BaCO3,… có kết tủa hay không, các kết tủa này có màu gì, trắng, đen, hay vàng, …

Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để THPT Ngô Thì Nhậm ghi nhận và hỗ trợ, nếu bài viết hay các em hãy chia sẻ cho bạn bè nhé, chúc các em học tập tốt.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button