Giáo dụcLớp 11

Suy nghĩ về ý kiến: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng…

Đề bài: Suy nghĩ về ý kiến: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp

suy nghi ve y kien tri tue con nguoi truong thanh trong tinh lang

Suy nghĩ về ý kiến: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp

Bạn đang xem: Suy nghĩ về ý kiến: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng…

 

I. Dàn ý Suy nghĩ về ý kiến: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

– Giải thích các khái niệm: “trí tuệ”, “Tính cách”.
– Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói.

b. Bàn luận, phân tích vấn đề nghị luận

– “Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng”
+ Để tiếp thu tri thức và hình thành vốn trí tuệ cho bản thân, con người cần trải qua quá trình suy ngẫm, chiêm nghiệm, bởi học hỏi vốn là một quá trình tư duy lâu dài, bền bỉ và diễn ra xuyên suốt cuộc đời mỗi một con người.
+ Trí tuệ được hình thành là do sự tác động của những suy ngẫm, chiêm nghiệm lí tính.
+ Sự “tĩnh lặng” là yếu tố quan trọng và cần thiết để con người mở mang hiểu biết và chiêm nghiệm vấn đề sâu xa, toàn diện.

– “… tính cách trưởng thành trong bão táp”
+ Nếu trải qua nhiều phong ba bão táp và giông tố của cuộc đời, con người sẽ rèn luyện được bản lĩnh kiên cường và có tính cách mạnh mẽ, độc lập.
+ Nếu luôn được sống trong sự bao bọc, chở che, con người sẽ trở nên yếu mềm, thiếu bản lĩnh, không tự đứng vững bằng đôi chân của mình và dễ dàng đầu hàng, buông xuôi trước sóng gió cuộc đời.

c. Bài học nhận thức và hành động

– Cần suy ngẫm, chiêm nghiệm với thái độ kiên trì, bền bỉ trên con đường chinh phục tri thức.
– Cần mạnh mẽ đối mặt với những khó khăn, thử thách và dũng cảm bước qua gian nan.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.

 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về ý kiến: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng

Cuộc sống của con người là một chuỗi những hành trình với đích đến cuối cùng là tích lũy tri thức và hoàn thiện nhân cách. Bàn về vấn đề này, W.Got từng nói: “Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp”. Câu nói trên đã thể hiện quan điểm về sự hình thành và phát triển của “trí tuệ” và “tính cách” – hai yếu tố quan trọng quyết định giá trị sống của con người.

Như chúng ta đã biết, “trí tuệ” là phạm trù để chỉ vốn hiểu biết, kinh nghiệm, tri thức được hình thành sau quá trình học hỏi, tiếp thu và tích lũy tri thức cùng tư duy sáng tạo của con người. Theo quan niệm của Phật giáo, trí tuệ là khái niệm thể hiện sự hiểu biết tường tận và minh bạch. “Tính cách” là tổng thể bao gồm suy nghĩ, hành vi đặc trưng nói chung thể hiện tâm lí ổn định trong lối sống của một người. Tính cách chính là yếu tố làm nên sự độc đáo và khác biệt giữa người với người. Như vậy, câu nói của W.Got đã thể hiện quan điểm về quá trình hình thành, phát triển của hai yếu tố trí tuệ và tính cách: nếu như trí tuệ được tạo nên từ “tĩnh lặng” thì tính cách được rèn luyện và hoàn thiện từ “bão táp”.

“Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng” bởi để tiếp thu tri thức và hình thành vốn trí tuệ cho bản thân, chúng ta cần trải qua quá trình suy ngẫm, chiêm nghiệm. Học hỏi vốn là một quá trình tư duy lâu dài, bền bỉ và diễn ra xuyên suốt cuộc đời mỗi một con người. Ở mỗi một giai đoạn nhất định, chúng ta sẽ tiếp thu khối lượng kiến thức khác nhau, từ đó hình thành vốn trí tuệ, cách nhìn nhận, đánh giá về những đơn vị kiến thức và phạm trù khái niệm. Như vậy, trí tuệ được hình thành là do sự tác động của những suy ngẫm, chiêm nghiệm mang tính lí trí. Gia Cát Lượng – vị quân sư nổi tiếng với tài mưu lược cũng đã từng nói: “Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn” với ý nghĩa: “Không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì không thể suy nghĩ được xa” (trích “Giới tử thư”). Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự “tĩnh lặng” là yếu tố quan trọng và cần thiết để con người mở mang hiểu biết và chiêm nghiệm vấn đề sâu xa, toàn diện.

Nếu trí tuệ được hình thành, phát triển trong môi trường “tĩnh lặng” của những suy ngẫm, chiêm nghiệm thì tính cách của con người được tôi luyện khi trải qua những “bão táp” của cuộc đời. “Bão táp” chính là những “phép thử” bao gồm khó khăn, thử thách, chông gai, hiểm nguy trong cuộc sống của mỗi một con người. Tính cách là tổng hòa các nét thuộc tính về phẩm chất và giá trị của con người. Nếu trải qua nhiều phong ba bão táp và giông tố của cuộc đời, con người sẽ rèn luyện được bản lĩnh kiên cường và có tính cách mạnh mẽ, độc lập, bởi: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Thực tế lịch sử đã chứng minh, công cuộc chống giặc ngoại xâm trường kì gian khổ của dân tộc ta chính là môi trường tôi luyện nên những thế hệ thanh niên xung phong can trường, những người lính bộ đội cụ Hồ quả cảm sẵn sàng hi sinh để bảo vệ dân tộc. Họ chính là minh chứng tiêu biểu cho câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm). Ngược lại, nếu luôn được sống trong sự bao bọc, chở che, con người sẽ trở nên yếu mềm, thiếu bản lĩnh, không tự đứng vững bằng đôi chân của mình và dễ dàng đầu hàng, buông xuôi trước sóng gió cuộc đời.

Như vậy, để hoàn thiện trí tuệ và tính cách của bản thân, chúng ta cần nhận thức được môi trường phù hợp để rèn luyện những yếu tố trên. Để có được trí tuệ, con người cần suy ngẫm, chiêm nghiệm với thái độ kiên trì, bền bỉ trên con đường chinh phục tri thức. Để phát triển và hoàn thiện những nét tính cách tốt đẹp, chúng ta cần mạnh mẽ đối mặt với những khó khăn, thử thách và dũng cảm bước qua gian nan.

Như vậy, câu nói của W.Got đã thể hiện quan niệm về sự hình thành, phát triển của trí tuệ và tính cách. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần nhận thức rõ điều này để trưởng thành về mọi phương diện, trở thành người làm chủ tri thức đồng thời mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp.

Để rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận, bên cạnh bài Suy nghĩ về ý kiến: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp, các em có thể tham khảo thêm: Có 3 điều nếu qua đi sẽ không lấy lại được: Thời gian, lời nói và cơ hội. Nêu suy nghĩ về ý kiến đó, Suy nghĩ về ý kiến: Bạn muốn biết mình là ai, đừng hỏi nữa hãy hành động…, Suy nghĩ về ý kiến: Sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải trong cuộc sống là luôn sợ sai lầm, Suy nghĩ về ý kiến: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng…, Suy nghĩ về vai trò của ý thức cộng đồng trong cuộc sống hôm nay, Suy nghĩ về ý kiến Thời gian là hữu hạn vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc sống của người khác.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button