Giáo dụcLớp 12

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm sẽ hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận để các bạn cùng tham khảo

Bài soạn sẽ gồm 2 phần là Ngắn gọnđầy đủ chi tiết. Các em chú ý nhé.

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận ngắn gọn

I. Kiến thức trọng tâm trong bài

Trong văn nghị luận, phương thức nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người viết vẫn có thể và cần vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt khác : tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh.

Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận cần phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.

Nếu được sử dụng hợp lí và khéo léo, các phương thức biểu đạt sẽ giúp bài văn trở nên có sức hấp dẫn, hiệu quả nghị luận được nâng cao.

II. Luyện tập

Câu 1. a) Trong một tác phẩm nghị luận, nếu chỉ sử dụng đơn thuần một phương thức nghị luận sẽ rất dễ dẫn đến sự nhàm chán, khô khan. Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khắc phục được những nhược điểm trên và khiến cho tác phẩm nghị luận thêm sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tác phẩm nghị luận cũng đòi hỏi có sự vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Nếu không xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận, đồng thời nếu vận dụng không linh hoạt, tác phẩm nghị luận dễ trở thành một tập hợp các phương thức biểu đạt chồng chéo nhau, làm giảm hiệu quả nghị luận.

b) Như đã trình bày ở phần a), việc vận dụng các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận. Nếu thấy phù hợp và biết cách vận dụng khéo léo thì chỉ vận dụng kết hợp một phương thức biểu đạt, người viết vẫn có thể tạo ra một tác phẩm nghị luận hay. Ngược lại, nếu vận dụng không hợp lí thì dù vận dụng nhiều phương thức biểu đạt, bài viết vẫn trở nên vụng về, thiếu hoàn chỉnh.

Câu 2. Để thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, cần xác định đề tài của bài văn (đoạn văn), xác định những luận điểm (ý chính) của bài (đoạn) văn rồi xác định các phương thức biểu đạt có thể sử dụng trong từng luận điểm (ý chính) đó.

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận đầy đủ chi tiết

I. Luyện tập trên lớp

Câu 1 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 1):

a, Trong bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

+ Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận: khô khan, thiên về lý tính

+ Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho bài văn nghị luận

b, Bài văn thuộc một kiểu văn bản chính, kiểu văn bản chính dứt khoát văn bản nghị luận

+ Các yếu tố kẻ, tả, biểu cảm chỉ là yếu tố kết hợp, chúng không thể làm thay đổi đặc trưng chính của văn bản nghị luận

Câu 2 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Vận dụng kết hợp phương thức thuyết minh trong bài văn nghị luận

Thuyết minh là trình bày, giới thiệu nhằm làm rõ các đặc điểm cơ bản, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng tự nhiên

+ Đoạn trích, người viết muốn khẳng định sự cần thiết của chi tiêu GNP (GDP)

+ Tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết, tác giả vận dụng thêm thao tác thuyết minh: ngoài kiến thức cung cấp cho người đọc về chỉ số SDP và GNP

– Ý nghĩa và tác dụng của thao tác thuyết minh:

+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại hiểu biết thú vị

+ Mang lại thông tin cụ thể, chính xác của vấn đề khoa học

Câu 3 (trang 159 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Viết văn nghị luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”

– Nhà văn bạn hâm mộ là ai (tên, tuổi, quê quán, thời đại, tác phẩm chính…)

– Lý do bạn ngưỡng mộ nhà văn đó

– Ước muốn, nguyện vọng của bạn đối với nhà văn mình ngưỡng mộ

Bài văn tham khảo: Nhà văn mà tôi hâm mộ

Trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại, người để lại trong lòng độc giả cũng như những nhà phê bình văn học sắc sảo niềm tiếc nuối lớn nhất là nhà văn Nam Cao. Chúng ta nhận ra trên trang viết của Nam Cao dấu hiệu của tài năng có một không hai trong nền văn học nước nhà. Nếu bom đạn chiến tranh không cướp đi sinh mạng của ông thì hẳn Nam Cao sẽ mang lại vẻ vang cho cả một dân tộc.Nhưng tôi yêu mến Nam Cao không hoàn toàn bởi những điều chúng ta vẫn tiếc nuối về ông. Tôi hâm mộ nhà văn này bởi quan niệm sống và viết và bởi sự nặng lòng của nhà văn dành cho người nông dân Việt Nam.

Sinh ra ở vùng quê Hà Nam, Nam Cao là một người trí thức chân chính. Những điều kì lạ là trong khi nhiều nhà văn đặt nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của mình lên trên hết thì Nam Cao lại làm khác. Dĩ nhiên đã là nhà văn thì phụng sự nghệ thuật, đam mê sáng tác là lẽ thường tôi không có ý trách. Song chính điều đó càng khiến Nam Cao nổi bật bởi ông đã vượt qua cái lẽ thường ấy của cuộc sống. Không coi sáng tác là nhiệm vụ số một thì nhà văn coi trọng điều gì? Trong những năm tháng chống Pháp gian khổ, Nam Cao gác bút lên đường ra mặt trận, trực tiếp cầm sùng chiến đấu. Nhà văn quan niệm “Sống đã rồi hãy viết“. Đó là một quan niệm sâu sắc. Phải sống đầy đủ với cuộc đời rồi với cuộc đời rồi mới viết. Phải cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan, mọi cảm xúc, cảm giác của bản thân rồi mang những cảm nhận máu thịt đó của mình lên trang viết. Khi ấy người nghệ sĩ mới có thể chuyển tải đầy đủ, chân thật bản chất cuộc sống đến với độc giả.Trong lời phát biểu của Nam Cao, ta nhận thấy một nhiệm vụ thiêng liêng của văn học: nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Không phải đến tận những năm sau cách mạng tháng 8 Nam cao mới có tư tưởng vĩ đại đó.

Trước cách mạng, trong truyện “Giăng sáng” ông đã từng viết “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia cất lên từ những kiếp lầm than” vậy là ngay từ sớm Nam Cao đã ý thức được vai trò của người cầm bút là bám sát với đời sống thực tại của nhân dân đề phản ánh và đồng cảm với nó.

Xuất phát từ quan niệm ấy, trước cách mạng ngòi bút Nam cao theo sát đời sống khổ ải, bần cùng của người nông dân đương thời. Đọc văn Nam cao, người đọc bị ám ảnh nặng nề bởi cái đói quay quắt. Cái đói dường như là căn bệnh di căn lây với tốc độ khủng khiếp trên trang viết của ông. Người đọc sợ hãi khi lật giở những trang truyện ngắn của ông. Sợ hãi bởi phải đối mặt cái khổ đau, những cảnh tượng, những vấn đề nhân bản.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 161 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Cả hai nhận định đều đúng:

+ Bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn khi kết hợp với các phương thức biểu đạt nếu không rõ dễ sa vào trừu tượng, khô khan

+ Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán

Câu 2 (trang 161 ngữ văn 12 tập 1):

Viết về chủ đề: Ô nhiễm môi trường

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Thực trạng nguồn nước, không khí, nguồn thực phẩm… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra cách thức để khắc phục tình trạng trên. Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ, sự chung tay của tất cả mọi người. Năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt trên biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị khiến dư luận hoang mang. Nguyên nhân do có hàng tỉ tấn chất thải độc hại của công ty Formosa thải trực tiếp ra biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nặng nề trực tiếp tới đời sống của chúng ta, vì vậy cần phải có nhưng biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra, để môi trường sống của chúng ta trong lành hơn, tốt đẹp hơn.

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận được các THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button