Giáo dục

Bài 4 trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 88 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Xác định những câu thơ là lời thơ của người chinh phụ cho biết giá trị biểu hiện của nó.

Bạn đang xem: Bài 4 trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2

TRẢ LỜI BÀI 4 TRANG 88 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1

Người chinh phụ hầu như không nói, ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, hoặc là ngôn ngữ nửa trực tiếp (vừa nhân vật, vừa tác giả) :

– Đèn có biết … bi thiết mà thôi.

– Lòng này gửi gió đông … đau đáu nào xong.

-> Giá trị biểu hiện : cho lời văn sinh động, góp phần làm nổi bật bi kịch tinh thần, tâm thế buồn đau da diết, than vãn hiện thực của người chinh phụ.

Cách trả lời 2

Trong đoạn trích hầu như không có lời nói của nhân vật mà chỉ có lời bộc bạch nội tâm nhân vật. Dù không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình qua lời nói nhưng thông qua cảnh vật và sự bối rối trong hành động, có thể nhân vật đang buồn đau da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng. Tâm trạng của người chinh phụ hiện rõ sự thất vọng và tuyệt vọng.

Tham khảo: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 88 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi Bài 4 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button