Tổng hợp

Tác phẩm Quốc âm thi tập là của ai? Nội dung của Quốc âm thi tập

Tác phẩm Quốc âm thi tập là của ai?

Quốc âm thi tập là tên gọi phổ biến dành cho tuyển tập thơ chữ Nôm của danh sĩ Nguyễn Trãi sáng tác có thể ở thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê

Việc đặt tên gọi cho tập thơ cũng như biên soạn cũng có thể do người thời sau Nguyễn Trãi thực hiện, nhiều khả năng nhất là vào thời vua Lê Thánh Tông (trị vì thời kỳ 1460–1497). Nó được coi là tập thơ đại thành đầu tiên bằng tiếng Việt sử dụng chữ Nôm trong lịch sử sáng tác thơ văn của người Việt Nam. Do tầm quan trọng như vậy của nó mà Quốc âm thi tập nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả từ thời Lê sơ cho đến ngày nay. Cùng với tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), Quốc âm thi tập là 2 văn bản thực sự quan trọng trong việc tạo dựng diện mạo cho một dòng thơ hàn luật chữ Nôm ở thời kỳ trung đại của người Việt.

Các phần của Quốc âm thi tập

  • Vô đề
  • Môn thì lệnh (thời tiết)
  • Môn hoa mộc (cỏ cây)
  • Môn cầm thú (thú vật)

Tác phẩm Quốc âm thi tập là của ai?
Tác phẩm Quốc âm thi tập là của ai?

Hoàn cảnh sáng tác Quốc âm thi tập

Theo các tài liệu ghi chép để lại, Quốc âm thi tập không phải là tập thơ đầu tiên viết bằng chữ Nôm. Trước Nguyễn Trãi, vào thế kỷ XIII đã có Nguyễn Thuyên, Nguyên Sĩ Cố làm phú bằng thơ Nôm. Tuy nhiên những tác phẩm ấy vẫn còn ngượng nghịu, gượng ép, lúng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh làm phương thức biểu đạt. Hơn nữa, những tác phẩm ấy hiện nay đều không còn. Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm được công bố gần đây do hai ông Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm phiên âm, chú giải và xuất bản năm 1956. Bản văn này căn cứ vào một công trình sưu tập toàn bộ thi văn của Nguyễn Trãi do Dương Bá Cung, Nguyễn Định, Ngô Thế Vinh làm về đời Tự Đức và ấn hành vào năm 1868 dưới nhan đề Ức Trai di tập (Các nhà sưu tập trên hẳn đã phần lớn căn cứu vào bộ Ức Trai di tập đời Lê). Toàn bộ có 7 quyển, Quốc âm thi tập chép vào quyển thứ 7, gồm tất cả 253 bài chia làm 4 phần như sau:

– Vô đề: 192 bài

– Thời lệnh môn (Đề tài thời tiết, khí hậu, cảnh sắc bốn mùa): 21 bài.

– Hoa mộc môn (Đề tài về các loại hoa cỏ, thảo mộc): 33 bài.

– Cầm thú môn (Đề tài về các loại chim muông): 7 bài.

Những bài thơ này đều không có ghi chép về thời điểm sáng tác, song người ta nghĩ rằng đa số được làm ra trong thời kì Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn. Tập thơ phản ánh những nét tươi đẹp của quê hương Việt Nam và những nếp sống khổ cực của người dân quê cũng được đề cập đến.

Nội dung của Quốc âm thi tập

Với sự ra đời của tập thơ này, nó đã khẳng định dứt khoát sự tồn tại trong thực tế dòng văn học tiếng Việt. Từ đây dòng văn học chữ Nôm sẽ phát triển song song với dòng văn học chữ Hán, làm cho văn học dân tộc phát triển phong phú, toàn diện và mạnh mẽ hơn. Nhìn chung, bố cục tập thơ vẫn dựa theo công thức phổ biến thời bấy giờ nhưng đã được chỉnh lý, chọn lọc theo ý đồ riêng của tác giả. Trong đó quan trọng nhất là mục Vô đề gồm 13 chủng loại nhỏ: từ Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình … đến Huấn nam tử. Nói mục này quan trọng nhất vì nó chứa đựng đầy đủ nhất tâm tư, tình cảm và tấm lòng sắt son của Nguyễn Trãi với đất nước với nhân dân. Qua Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm một triết lý tình thương bao la, một chủ nghĩa nhân đạo rộng lớn đến con người và cảnh vật. Qua Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi cũng muốn khẳng định vai trò to lớn của tập thơ – nhịp cầu nối giữa hai nền thơ ca của dân tộc. Đó là thơ ca dân gian và thơ ca bác học. Nhịp cầu ấy được thể hiện rõ nét thông qua những khám phá về nội dung và những phát minh về hình thức nghệ thuật.

Trong bài viết Thơ Quốc âm thi tập, tác giả Bùi Văn Nguyên cho rằng Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi không nói gì nhiều, chỉ nói đến đạo làm người trong trời đất được truyền lại từ thời Kinh Dương Vương- Hùng Vương. Tác giả nhận định: “Nguyễn Trãi trong đêm trường trung cổ, lại khác, chưa biết nhiều lý thuyết gì lắm, ngoài ba hệ ý thức: phật-lão-nho nhưng Nguyễn Trãi có ý thức về đạo làm người chân chính, giữ đúng vị trí “ vật linh trưởng” của muôn vật thương yêu chủng loại riêng mình đã đành, mà còn yêu cảnh vật thiên nhiên, cả muôn vật, coi trọng hạnh phúc chung, coi trọng cảnh chung”

Ngoài ra, Quốc âm thi tập còn phản ánh lòng trung quân, ưu dân ái quốc, tình yêu thiên nhiên tha thiết. Thiên nhiên đối với nhà thơ có khi là “khách khứa”, “láng giềng”, “bầu bạn” cũng có khi là “nô bộc” của nhà thơ. Những hình ảnh mộc mạc, bình dị nơi thôn quê, làng cảnh Việt nam được ông nâng niu, trân trọng đưa vào thơ, chúng ngang nhiên được đứng cùng những Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Qua Quốc âm thi tập, ta còn thấy hình ảnh con người ung dung, tự tại, thanh tao thoát tục dàn trải lòng mình trước thiên nhiên vạn vật. Nó ẩn chứa những bài học luân lý răn đời và ca ngợi cảnh nhàn, vui thú điền viên.

Nội dung của Quốc âm thi tập
Nội dung của Quốc âm thi tập

Sắc thái cảm hứng của cụ Nguyễn Trãi

Văn chương Nguyễn Trãi là văn chương thiết tha cuộc sống, văn chương lắng đọng tình người, văn chương lạc quan tươi vui. Là người suốt đời thiết tha xây đắp cuộc sống hạnh phúc cho dân, cho nước Nguyễn Trãi luôn luôn yêu cầu văn nghệ phải gắn bó mật thiết với cuộc sống. Tìm hiểu kho tàng thơ ca của Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế, chúng ta có thể thấy nét đặc sắc trong từng bài thơ của ông, đặc biệt là những bài thơ viết về thiên nhiên.

Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm mà trong đó có rất nhiều bài thơ nói về thiên nhiên: cây cỏ, chim muông, hoa lá, trăng nước… có thể thấy đây là lần đầu tiên trong lịch sử thơ Nôm Việt Nam xuất hiện những bài thơ Việt Nam ca tụng cảnh sắc thiên nhiên một cách chân thật và đậm đà tính dân tộc.Trong các đề tài vịnh thiên nhiên ta thấy số lượng hoa và cây xuất hiện rất nhiều trong Quốc âm thi tập của ông. Nguyễn Trãi đã dành riêng một đề mục Hoa mộc môn để nói về cỏ cây, hoa lá. Trong đề mục này, các hình tượng Tùng – Trúc – Cúc – Mai được Nguyễn Trãi tập trung chú ý và khắc họa rất đẹp. Cũng giống như thi pháp cổ phương Đông, Nguyễn Trãi đã khai thác các hình ảnh thiên nhiên trên để thể hiện phẩm chất thanh tao, cao nhã, trong sáng của người quân tử. Thiên nhiên ở những đề mục khác còn phảng phất phong vị Đường thi.

Sắc thái cảm hứng của cụ Nguyễn Trãi
Sắc thái cảm hứng của cụ Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là đại thi hào dân tộc, người anh hùng cứu quốc thuở “Bình Ngô”, danh nhân văn hoá Đại Việt nói riêng và thế giới nói chung. Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi đẹp đẽ, sâu sắc, là biểu tượng cao quý của nền vãn hiến Việt Nam. Điều đó được thể hiện trong tập thơ “Quốc âm thi tập”.

Sau cái chết của Nguyễn Trãi, bè lũ gian thần trong triều Lê tiến hành tru di họ tộc nhà Nguyễn Trãi. Thơ văn Nguyễn Trãi cũng bị huỷ, không ai dám tàng trữ. Đời Lê Thánh Tông mới có lệnh cho sưu tầm. Nhưng phải đến năm 1868, nhà nghiên cứu Dương Bá Cung mới sưu tầm và lưu giữ thành công. Những tác phẩm của Nguyễn Trãi được truyền lại đến ngày nay là thành quả của lần tìm kiếm này. “Quốc âm thi tập” cũng nằm trong số đó.

“Quốc âm thi tập” là tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi, cũng là tập thơ Nôm cổ nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Tập thơ gồm 254 bài chia thành 4 mục: Vô đề (ngôn chí, mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thuật…); Thì lệnh môn; Hoa mộc môn; cầm thú môn. Phần lớn các bài thơ trong “Quốc âm thi tập” không có nhan đề. Đa phần là thơ tâm sự, tỏ chí hướng, rất khó để biêt thời gian sáng tác của từng tác phẩm.

Nội dung của tập thơ hướng đến việc ca tụng thú thanh nhàn, tự hào mình đã “đổi công danh lấy một cần câu”… và cũng để lộ nỗi đau không che giấu là không có cơ hội giúp nước, không gặp người cùng mình thực hiện chí lớn. Ngoài ra, có một sô’ bài làm để tự ràn mình, khuyên bảo con cháu trong nhà giữ vững đạo đức, nhân phẩm, theo đúng lời dạy của thánh hiền (Bảo kính cảnh giới). Cũng là một khía cạnh của thơ tâm sự, thơ về thiên nhiên là một mảng nội dung lớn trong “Quốc âm thi tập”. Thơ thiên nhiên của Nguyên Trãi hợp với thú an nhàn, làm dịu bớt nỗi đau, trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát.

Thể thơ trong “Quốc âm thi tập” rất đặc biệt. Có bài thất ngôn bát cú, có bài thất ngôn tứ tuyệt; nhiều bài giữa những câu 7 tiếng, xen 1 – 2 câu 6 tiếng. Đó là thể thơ riêng của thế kỉ XV. Nguyễn Trãi dùng nhiều ca dao, tục ngữ, nhiều từ cổ, và có ý thức dùng từ thuần Việt thay từ Hán Việt.

Đặc điểm nổi bật nhất và cũng là thành công lớn nhất về nghệ thuật của tập thơ là đã sử dụng thành công ngôn ngữ tiếng Việt, chữ Nôm. Từ ngữ trong Quốc âm thi tập được tiếp thu từ những thành tựu vãn Nôm đời Trần, cải biên từ ngữ liệu Trung Quốc, song chủ yếu là chuốt lọc và phát triển từ tiếng nói của nhân dân. Trong tập thơ này, từ thuần Việt chiếm ưu thế hơn so với từ Hán – Việt, từ đơn âm được dùng với số lượt cao, sử dụng hư từ với tỉ lệ cao… Với lượng từ phong phú, có giá trị nghệ thuật, tác giả Quốc âm thi tập không chỉ thành công trong việc diễn tả những trạng huống tình cảm của bản thân mà còn góp phần thúc đẩy ngôn ngữ văn học viết bằng tiếng Việt phát triển. Không chỉ vậy, sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Trãi dựa vào thể thơ Đường luật song ông chủ trương 285 phát huy cao độ những yếu tố dân tộc về mặt hình thức như cách gieo vần theo gốc dân gian; lối ngắt nhịp câu thơ khiến nhịp ở cuối câu là nhịp chẵn; đưa câu lục vào trong thơ, dùng xen với câu thất ngôn làm cho bài thơ giàu có về tiết điệu. Đó là điều ít gặp trong thơ Đường luật. Có thể xem đây là biểu hiện nỗ lực của Nguyễn Trãi trong hành trình đi tìm một lối thơ dân tộc.

Với những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật, “Quốc âm thi tập” là tập thơ tiêu biểu trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi. Và từ “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã tự khẳng định mình, như học giả. Lê Trí Viễn từng nhận xét: “Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ nôm Việt Nam”.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

 

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button