Văn mẫu 10

Biện pháp nghệ thuật tu từ trong bài Thề nguyền ( trích Truyện Kiều)

Biện pháp nghệ thuật và biện pháp tu từ tu từ trong bài Thề nguyền trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được tác giả sử dụng như thế nào? Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu nhé

Để tìm hiểu biện pháp nghệ thuật tu từ trong bài Thề nguyền được trích trong Truyện Kiều đã được Nguyễn Du sử dụng như thế nào thì trước tiên chúng ta cùng đi vào xem lại bố cục của đoạn trích nhé!

Vị trí đoạn trích: trích từ câu 431 đến câu 452, nói về đêm thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng, hai người nguyện gắn bó thủy chung suốt đời.

Bố cục đoạn trích:

  • Từ câu 1 đến câu 4: Thúy Kiều lại sang nhà Kim Trọng.
  • Từ câu 5 đến câu 10: Tư thế, cảm giác của Kim Trọng khi thấy Thúy Kiều bước vào.
  • Từ câu 11 đến câu 14: Thúy Kiều giải thích lí do sang nhà Kim Trọng.
  • Còn lại: Cảnh thề nguyền.

Tham khảo thêm: Cảm nhận đoạn trích Thề nguyền trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

Biện pháp nghệ thuật tu từ trong Thề nguyền

a. Cảnh Kiều sang nhà Kim Trọng

“Cửa ngoài vội rủ rèm the,

…..

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?”

* Tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều

– Theo như lễ giáo phong kiến thì con gái phải là để người con trai tỏ tình trước hay là cha mẹ đặt đâu con
ngồi đó nhưng Kiều lại khác. Nàng một mình “xăm xăm băng lối” sang nhà Kim trọng.

+ Từ ngữ:

  • “Xăm xăm”, “băng”: Hành động dứt khoát, táo bạo, mạnh mẽ, bất chấp quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến → Thể hiện sự vội vàng và tình cảm lớn lao mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.

+ “Nhặt thưa gương giọi đầu cành,… Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng”: Hình ảnh Thúy Kiều quay trở
lại gặp Kim Trọng trong không gian đầy trăng thơ mộng.

+ “Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường,… Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ?”: Lời Thúy Kiều.

  • “Khoảng vắng đêm trường”: Là khoảng thời gian tất cả mọi vật đều chìm trong giấc ngủ. Nhưng Kiều không để thời gian chi phối tình cảm của mình mà đã xăm xăm đến nhà Kim Trọng.
  • “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”: Tình yêu hồn nhiên, trong sáng, tự do và tha thiết.
  • Hoa tượng trưng cho cái đẹp nhưng dễ phai tàn → Nó dự báo một cuộc đời bão táp của Kiều.
  • “Chẳng là chiêm bao”: Băn khoăn về một sự tan vỡ.

=> Đoạn thơ thể hiện được tâm trạng và tình cảm của Thúy Kiều. Nàng đã nghe theo tiếng gọi của tình yêu và
chính vì thế mà đã hành động mà không cần biết đến thứ lễ giáo phong kiến kia.

* Tâm trạng và thái độ trân trọng của Kim Trọng

  • Nhà thơ dùng những mỹ từ rất đẹp để nói về cảnh tượng ấy : “nhặt thưa”, “lọt”, “hắt hiu”. Mọi thứ đều trở nên nhỏ nhẹ, hiền từ trước tình yêu
  • Điển cố điển tích: tiếng sen, giấc xòe -> để chỉ giấc mơ được gặp người đẹp của Kim Trọng
  • Và đến khi biết là mình không phải là mơ nữa thì Kim Trọng nhanh chóng rước Kiều vào nhà.

=> Đoạn thơ là một màn tình yêu giữa nàng và chàng. Thúy Kiều chủ động sang tìm Kim Trọng đủ thấy tình yêu
trong nàng đã lớn như thế nào. Kim Trọng thì vốn đã phải lòng nàng nhưng vẫn còn sợ nàng không đồng ý. Hai người nhận ra tình cảm của nhau và chuẩn bị một lễ thề nguyền thiêng liêng hạnh phúc.

b. Cảnh Kiều và Kim Trọng thề nguyền

“Vội mừng làm lễ rước vào,

Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương

Tiên thề cùng thảo một chương

Tóc mây một món dao vàng chia đôi

– Không gian: Trong nhà giữa một đêm trăng sáng

– Thời gian: đêm tối

– Các hình ảnh:

  • Đài sen, lò đào thêm hương
  • Tiên thề: Tờ giấy viết lời thề
  • Dùng dao vàng cắt tóc thề nguyền

-> Thể hiện quyết tâm chung đôi của Kiều và Kim Trọng.

Vừng trăng vằng vặc giữa trời,

Đinh ninh hai miệng một lời song song.

Tóc tơ cân vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương

– Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: vừng trăng là nhân chứng cho tình yêu

– Sử dụng từ láy:

  • Vằng vặc: chỉ ánh trăng rất sáng, không một chút gợn, khiến có thể nhìn rõ các vật.

-> góp phần miêu tả vầng trăng sáng tròn, soi tỏ, chứng giám cho câu thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.

  • Đinh ninh : nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để cho nhớ kĩ, cho chắc chắn.
  • Song song: đi bên nhau

-> Thể hiện sự đồng lòng, một lòng một dạ cho tình yêu này. Cho ta thấy sự hòa hợp, đồng điệu giữa hai tâm hồn, hai người cùng quyết và thề sẽ gắn kết với nhau.

=> Hiệu quả nghệ thuật: vầng trăng trở thành hình ảnh tượng trưng cho trời đất để làm chứng nhân cho lời thề. Trong xã hội phong kiến, nghi thức thực hiện lời thề trang trọng phải có sự chứng giám của trời đất. Nghĩa là lời thề vừa ràng buộc về mặt đạo đức xã hội, vừa thiêng liêng đối với đời sống tâm linh.

* Đánh giá chung:

  • Giá trị nội dung: ngợi ca, cổ vũ cho tình yêu trong sáng của Thúy Kiều và Kim Trọng; thể hiện ước mơ được tự do yêu đương vượt lên trên lễ giáo phong kiến.
  • Giá trị nghệ thuật: sử dụng các hình ảnh ước lệ, điển cố điển tích; vận dụng các hình ảnh ẩn dụ giàu sức chứa; bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo; nghệ thuật tả cảnh đặc sắc.

Xem thêm: Văn mẫu 10 phân tích đoạn trích Thề nguyền của Nguyễn Du

———

Trên đây là nội dung mà THPT Ngô Thì Nhậm chia sẻ về biện pháp nghệ thuật tu từ trong bài Thề nguyền, hy vọng sẽ là tài liệu tốt giúp các em trong quá trình học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button