Giáo dụcHóa Học 11Lớp 11

Hóa học 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ – Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 23

Hóa học 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 23

I. Phân loại phản ứng hữu cơ

Dựa vào sự biến đổi về thành phần và cấu tạo của hợp chất hữu cơ, mà có thể phân chia các phản ứng hóa học hữu cơ thành các loại chính như sau:

1. Phản ứng thế

– Là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

Thí dụ 1: Phản ứng của metan với clo

CH4 + Cl2CH3Cl + HCl

Thí dụ 2: Thay thế nhóm OH của axit bằng nhóm C2H5O của ancol etylic.

CH3COOH + C2H5OHCH3COOC2H5 + H2O

2. Phản ứng cộng

– Là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.

Thí dụ:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

CH2 + HClC2H3Cl

3. Phản ứng tách

– Là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

Thí dụ 1: Tách nước (đehiđrat hóa) ancol etylic để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.

CH3 – CH2 – OHCH2 = CH2 + H2O

Thí dụ 2: Tách hiđro (đehiđro hóa) ankan điều chế anken.

C2H6CH2 = CH2 + H2

– Ngoài ba loại phản ứng trên, còn có các loại phản ứng khác như phản ứng phân hủy, phản ứng đồng phân hóa, phản ứng oxi hóa, …

II. Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ

– Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.

Thí dụ: Phản ứng este hóa của ancol etylic với axit axetic phải kéo dài nhiều giờ.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 23

Hình 1: Phản ứng giữa ancol etylic với axit axetic trong phòng thí nghiệm

– Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm do các liên kết trong phân tử chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều, nên trong cùng một điều kiện, nhiều liên kết khác nhau có thể cùng bị phân cắt.

Thí dụ: Khi cho clo tác dụng với metan (có ánh sáng khuếch tán) thu được hỗn hợp CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3, …

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 23

Hình 2: Clo phản ứng với metan

Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 23

Bài 1 (trang 105 SGK Hóa 11)

Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ

Lời giải:

Định nghĩa phản ứng thế: Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

Bài 1 (trang 105 SGK Hóa 11)

Định nghĩa phản ứng cộng: Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất hữu cơ.

Bài 1 (trang 105 SGK Hóa 11)

Định nghĩa phản ứng tách: Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

Bài 1 (trang 105 SGK Hóa 11)

Bài 2 (trang 105 SGK Hóa 11)

Cho phương trình hoá học của các phản ứng :

Bài 2 (trang 105 SGK Hóa 11)

1) – Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g

B. a, c

C. d, e, g

D. a, b, c, e, g

2) – Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g

B. a, c

C. d, e, g

D. b, e

3) – Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng

A. d, g

B. a, c

C. d, e, g

D. a, b, c, e, g

Lời giải:

1) Đáp án B

2) Đáp án D

3) Đáp án A

Bài 3 (trang 105 SGK Hóa 11)

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Bài 3 (trang 105 SGK Hóa 11)

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?

Lời giải:

Bài 3 (trang 105 SGK Hóa 11)

Bài 4 (trang 105 SGK Hóa 11)

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.

B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.

D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.

Lời giải:

Đáp án B

Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 23 có đáp án

Câu 1: Các chất hữu cơ có điểm chung là

A. phân tử luôn có cacbon, hiđro và oxi.

B. nhiệt độ nóng chảy cao.

C. khả năng phản ứng chậm và không theo một hướng xác định.

D. phân tử luôn có cacbon, nitơ và hiđro.

Lời giải  

Đáp án: C

Giải thích:

A và D sai vì trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, hay gặp hiđro, oxi, nitơ, sau đó đến halogen, lưu huỳnh,…

B sai vì các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi)

Câu 2: Hoàn thiện nhận định sau: “Liên kết hoá học trong phân tử chất hữu cơ …”

A. chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

B. chủ yếu là liên kết ion.

C. chủ yếu là liên kết cho nhận.

D. chỉ gồm các liên kết cộng hoá trị.

Lời giải  

Đáp án: A

Giải thích: Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố phi kim có độ âm điện khác nhau không nhiều, nên liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

Câu 3: Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm do

A. chất hữu cơ dễ bay hơi

B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền

C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt

D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau.

Lời giải  

Đáp án: C

Giải thích: Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm do liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực (chủ yếu là liên kết cộng hóa trị) nên khó bị phân cắt.

Câu 4: Các chất hữu cơ có điểm nào sau đây chung?

A. Tan tốt trong nước.

B. Bền với nhiệt

C. Khả năng phản ứng cao.

D. Dễ cháy

Lời giải  

Đáp án: D

Giải thích: Các chất hữu cơ có đặc điểm chung là dễ cháy tạo thành muội than.

Câu 5: Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm do

A. chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. liên kết trong hợp chất hữu cơ bền.

C. liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực

D. các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều.

Lời giải  

Đáp án: D

Giải thích: Do các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều nên trong cùng một điều kiện, nhiều liên kết khác nhau có thể cùng bị phâDo các liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều nên trong cùng một điều kiện, nhiều liên kết khác nhau có thể cùng bị phân cắt dẫn tới việc tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau.n cắt dẫn tới việc tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau.

Câu 6: Phản ứng thế trong hóa học hữu cơ là

A. Phản ứng oxi hóa – khử

B. Phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác

C. Phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác để tạo thành phân tử hợp chất mới

D. Phản ứng giữa đơn chất và hợp chất.

Lời giải  

Đáp án: B

Giải thích: Phản ứng thế trong hóa học hữu cơ là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

Câu 7: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng thế trong hóa học hữu cơ?

A. CH4+ Cl2 as→→a sCH3Cl + HCl

B. CH3COOH + C2H5OH xt,t°−−→→xt,  t°CH2COOC2H5+ H2O

C. C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

D. C2H4+ Br2 → C2H4Br2.

Lời giải  

Đáp án: D

Giải thích: Phản ứng C2H4 + Br2 → C2H4Br2 là phản ứng cộng.

Câu 8: Phản ứng cộng trong hóa học hữu cơ là

A. Phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

B. Phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác để tạo thành phân tử hợp chất mới.

C. Phản ứng giữa hai hợp chất.

D. Phản ứng đồng phân hóa.

Lời giải  

Đáp án: B

Giải thích: Phản ứng cộng trong hóa học hữu cơ là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác để tạo thành phân tử hợp chất mới.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây thuộc phản ứng cộng trong hóa học hữu cơ?

A. C2H6+ Br2 as→→asC2H5Br + HBr

B. C2H5OH + HBr  → C2H5Br + H2O

C. 2H2+ O2t°→→t°2H2O

D. C6H12+ H2Ni,t°−−→→Ni, t° C6H14

Lời giải  

Đáp án: D

Giải thích: A, B sai vì là phản ứng thế trong hóa học hữu cơ.

C sai vì là phản ứng hóa hợp trong hóa học vô cơ.

Câu 10: Phản ứng CH3-CH2-CH(OH)-CH3 Ni,t°−−→→Ni, t° CH3-CH=CH-CH3 + H2O thuộc loại phản ứng gì?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng

C. Phản ứng tách

D. Không thuộc ba loại trên.

Lời giải  

Đáp án: C

Giải thích: Phản ứng tách nước của ancol tạo thành anken.

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Phản ứng hữu cơ. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Hoá học 11

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button