Tổng hợp

Lithromantic là gì? Dấu hiệu nhận biết Lithromantic

Lithromantic là gì?

Hội chứng Lithromantic còn được gọi là Lithromantic hay Akoiromantic – là một thuật ngữ nói đến một dạng xu hướng tình cảm đặc biệt. Những người mắc hội chứng này chỉ muốn dành tình cảm cho một người một cách kín đáo, chỉ mong muốn được thích yêu đơn phương mà không mong đối phương đáp lại. Mà một khi đối phương đáp lại thì tình cảm này sẽ mất dần đi, thay vào đó là cảm giác khó chịu, chán ghét đối phương. Người mắc hội chứng Lithromantic là người thích tự mộng tưởng trong tình yêu hơn là một mối quan hệ hoàn chỉnh thật sự.

Theo nghiên cứu, người có hội chứng Lithromantic thường có cảm xúc với những người hoàn hảo, những người có những điểm đặc biệt so với những người khác. Họ thường ảo mộng đối phương vô cùng hoàn hảo, khác biệt. Vì thế, người mắc hội chứng này vì sợ những ảo tưởng mà họ nghĩ sẽ bị vỡ tan khi bước vào một mối quan hệ thật sự, nên thường từ chối đối phương đáp lại.

Thuật ngữ “Lithromantic” xuất hiện đầu tiên vào năm 2016 trên nền tảng mạng xã hội Tumblr. Do đó, “Lithromantic” có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp đó là từ “ Lithos” nghĩa là hòn đá. Tuy vậy, theo các chuyên gia hội chứng Lithromantic đã xuất hiện từ khá lâu nhưng ít phổ biến, ít được nói đến. Nhưng khi được đưa ra nghiên cứu thì hội chứng Lithromantic đã nhận được sự quan tâm lớn đặc biệt đối với giới trẻ.

Lithromantic là gì?
Lithromantic là gì?

Dấu hiệu nhận biết Lithromantic

Thuật ngữ Lithromantic còn khá mới nên một số người vẫn chưa hình dung được đặc điểm của hội chứng này. Người có xu hướng tình cảm Lithromantic sẽ có những đặc điểm như sau:

Không có nhu cầu thổ lộ tình cảm của bản thân

Khi yêu đơn phương một người, chúng ta thường mong muốn bản thân có đủ dũng cảm để nói ra. Tình cảm càng giấu kín sẽ càng sâu đậm và càng thôi thúc nhu cầu được thổ lộ, chia sẻ. Thậm chí, nhiều người vẫn muốn đối phương hiểu tình cảm của bản thân dù biết rằng đối phương chắc chắn sẽ không đáp lại tình cảm của mình.

Nhu cầu được thổ lộ là điều tất yếu khi chúng ta dành tình cảm cho một người nào đó. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng Lithromantic hoàn toàn không có nhu cầu này. Bản thân họ không cảm thấy khó chịu hay nặng nề khi phải giấu kín. Ngược lại, họ cảm thấy thoải mái với tình cảm thầm lặng của mình.

Không cần mối quan hệ chính thức

Người thuộc hội chứng Lithromantic cũng không cần mối quan hệ chính thức mà chỉ muốn dành tình cảm cho đối phương một cách thầm lặng. Điều này khác hoàn toàn với tâm lý chung của mọi người. Khi yêu một ai đó, đa phần đều có khao khát được đáp lại và được gắn bó với người đó trong một mối quan hệ chính thức.

Bản chất của tình yêu là sự sở hữu. Vì vậy, ai khi yêu cũng muốn giữ riêng người đó cho bản thân. Ngược lại, người thuộc hội chứng Lithromantic không cần mối quan hệ chính thức với người mình yêu – ngay cả khi đối phương đề nghị.

Nhiều người gần như phát cuồng khi nghĩ về người mà họ yêu nhưng hoàn toàn không muốn bắt đầu một mối quan hệ chính thức mà không hiểu lý do vì sao. Thậm chí một số người còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ rằng cả hai sẽ bước vào một mối quan hệ chính thức.

Thông thường, sau khi trải qua những đổ vỡ trong tình cảm, bạn sẽ cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi và không muốn ràng buộc bản thân trong bất cứ mối quan hệ nào. Tuy nhiên, người mắc hội chứng Lithromantic luôn không thoải mái về vấn đề này dù chưa từng phải đối mặt với tổn thương tình cảm.

Bị thu hút bởi nhân vật hư cấu

Một trong những đặc điểm nhận biết người thuộc hội chứng Lithromantic là thường bị thu hút bởi những nhân vật hư cấu. Thực tế, họ thường phải lòng những người hoàn hảo. Tuy nhiên, trong thế giới thực rất khó để tìm được người hoàn hảo tuyệt đối. Hơn nữa, vì sợ phải thất vọng nên nhiều người lựa chọn dành tình cảm cho các nhân vật hư cấu.

Một lý do khác khiến người mắc hội chứng Lithromantic dành tình cảm cho các nhân vật hư cấu là vì họ biết rằng tình cảm của mình sẽ không bao giờ được đáp lại. Như vậy, họ có thể thoải mái dành tình cảm cho đối phương mà không lo ngại về việc đối phương có tình cảm ngược lại.

Người thuộc hội chứng Lithromantic có thể bị thu hút quá mức bởi các nhân vật hư cấu. Họ dành nhiều thời gian để mơ tưởng về nhân vật này, thậm chí có thể vẽ tranh với nội dung là bản thân và nhân vật hư cấu đang ở bên cạnh nhau. Tuy nhiên, họ cũng có thể thay đổi đối tượng rất nhanh chóng.

Mất cảm xúc khi đối phương đáp lại tình cảm của bản thân

Đặc điểm nổi bật nhất của người mắc hội chứng Lithromantic là mất hoàn toàn cảm xúc khi đối tượng đáp lại tình cảm và mong muốn cả hai bước vào một mối quan hệ thực sự. Thậm chí, một số người có cảm giác ghét bỏ khi đối phương dành tình cảm cho bản thân.

Một số chuyên gia cho rằng, đằng sau phản ứng này là vô số những nguyên nhân sâu xa. Trong đó, nhiều chuyên gia ủng hộ việc những người mắc hội chứng Lithromantic sợ những ảo tưởng của bản thân bị tan vỡ nên đã chọn cách chối từ thay vì bước vào mối quan hệ chính thức.

Không thích cảm giác lãng mạn

Những người thuộc hội chứng Lithromantic không thích cảm giác lãng mạn. Vì vậy, một số người có thể cảm thấy khó chịu khi chứng kiến những hành động thân mật của các cặp đôi (ngay cả với những hành vi có chừng mực).

Cảm giác này được xác định có liên quan đến nhận thức về tình yêu ở thời thơ ấu. Đa số những người bị hội chứng Lithromantic đều sống trong gia đình ít thể hiện tình cảm. Vì không chứng kiến các hành động lãng mạn của bố mẹ nên khi lớn lên, một số người có thể cảm thấy không thoải mái và thậm chí là khó chịu trước những hành động lãng mạn.

Tuy nhiên, cũng có những người mất đi cảm giác lãng mạn sau khi trải qua những tổn thương sâu sắc trong tình yêu. Sau những đau khổ và tuyệt vọng, họ muốn dành tình cảm đơn thuần mà không có nhu cầu được đáp lại.

Dấu hiệu nhận biết Lithromantic
Dấu hiệu nhận biết Lithromantic

Không thích các va chạm vật lý

Các va chạm vật lý như nắm tay, ôm, hôn hay quan hệ tình dục sẽ xảy ra khi cả hai dành cho nhau tình cảm đặc biệt. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng Lithromantic thường không thích những hành động này.

Những va chạm vật lý sẽ khiến cho người mắc hội chứng Lithromantic cảm thấy không thoải mái, hụt hẫng và đôi khi có cảm giác ghê sợ. Các chuyên gia cho rằng, bản thân những người mắc hội chứng này có nỗi sợ vô hình về việc những hành động thân mật sẽ làm mất đi sự đẹp đẽ vốn có của tình yêu.

Nhiều người sau khi trải qua thất bại trong tình yêu (bị lạm dụng, bạo hành,…) trở nên sợ hãi với những hành vi đụng chạm. Họ mong muốn có được tình cảm trong sáng và thuần khiết thay vì những va chạm thân thể.

Chỉ có nhu cầu tình cảm, không có nhu cầu tình dục

Người thuộc xu hướng cảm xúc Lithromantic chỉ có nhu cầu dành tình cảm và sự yêu mến cho đối phương. Họ hoàn toàn không có nhu cầu tình dục đối với người khác – kể cả là người mà mình dành tình cảm. Có thể thấy, tâm lý này khác hẳn với tâm lý chung của mọi người.

Khi có tình yêu mãnh liệt với một người nào đó, cả hai sẽ có những hành động thân mật một cách rất tự nhiên. Một số người có thể không sẵn sàng cho những hành động thân mật này vì bị ràng buộc phải quan điểm của xã hội. Tuy nhiên, điều này không giống với hội chứng Lithromantic.

Người mắc hội chứng Lithromantic hoàn toàn không có nhu cầu tình dục, không phải do cảm giác lo sợ vì quan hệ tình dục trước hôn nhân hay vì những lý do khác. Thậm chí, một số người cảm thấy sợ hãi khi đối phương có những hành động gần gũi.

Không thoải mái với các mối quan hệ ràng buộc

Người mắc hội chứng Lithromantic không thoải mái khi nói về các mối quan hệ ràng buộc như hẹn hò, hôn nhân,… Họ chỉ cảm thấy thoải mái khi bản thân dành tình cảm cho đối phương một cách thầm lặng và kín đáo.

Một số người cho biết, họ cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi nói về những mối quan hệ ràng buộc. Sự ràng buộc ở trong tình yêu khiến họ cảm thấy nặng nề, u uất và không còn là chính mình. Thậm chí, nhiều người có xu hướng né tránh các cuộc trò chuyện có nội dung liên quan đến vấn đề này.

Thực tế, người mắc hội chứng sợ kết hôn cũng có nỗi sợ về các mối quan hệ ràng buộc. Tuy nhiên, bản thân họ vẫn muốn được yêu và được đáp lại. Trong khi đó, những người mắc hội chứng Lithromantic hoàn toàn không có những nhu cầu này.

Khó chịu khi nói về người mà mình thích

Khi phải lòng một ai đó, chúng ta thường sẽ chia sẻ với bạn bè hoặc những người thân thiết. Việc chia sẻ điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, đồng thời biết cách làm chủ cảm xúc và tìm giải pháp để mối quan hệ tiến triển tốt.

Trái ngược lại với tâm lý chung, người mắc hội chứng Lithromantic thường không thoải mái, thậm chí rất khó chịu khi những người khác đề cập đến người mà họ thích. Sự ghen ghét có thể nảy sinh nếu đối phương thể hiện rằng cũng có tình cảm với người đó.

Nói chung, người mắc hội chứng Lithromantic chỉ muốn giữ riêng người đó cho bản thân. Âm thầm dành tình cảm và nghĩ về họ rất nhiều nhưng không muốn bất cứ ai biết đến điều này. Sau một thời gian, họ có thể hết tình cảm và thay đổi đối tượng.

Mất dần cảm xúc theo thời gian

Người thuộc hội chứng Lithromantic thường bị mất cảm xúc dần theo thời gian. Đa số những người này thường phải đối mặt với một số sự kiện sang chấn như bị bỏ rơi, lừa dối, bị từ chối tình cảm, bị phản bội,…

Ngay khi những điều này xảy ra, họ sẽ lập tức khép mình và khóa chặt những cảm xúc ở bên trong. Thông thường, cảm xúc này sẽ xảy ra trong một thời gian và sẽ dần vơi đi khi nỗi đau nguôi ngoai. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng Lithromantic sẽ mất dần cảm xúc cho đến khi không còn nhu cầu yêu và được yêu.

Thực tế, những người có xu hướng tình cảm kiểu Lithromantic sẽ giảm dần cảm xúc sau khi dành tình cảm thầm kín cho người khác. Vì tình cảm không được nuôi dưỡng và không có sự tương tác nên dần dần, bản thân họ sẽ mất đi hứng thú.

Những ảnh hưởng của Lithromantic
Những ảnh hưởng của Lithromantic

Những ảnh hưởng của Lithromantic

Hội chứng Lithromantic là một xu hướng cảm xúc đặc biệt đó là chỉ muốn dành tình cảm đơn phương cho đối phương mà không có nhu cầu đáp lại. Do vậy, những người người mắc hội chứng này sẽ có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Cụ thể như sau:

  • Rất dễ bị hiểu lầm là trap boy hoặc trap girl, hiểu lầm là người đi lừa dối tình cảm.
  • Khiến họ khó có thể kết hôn, thường độc thân trong một thời gian dài.
  • Với tâm lý bài xích sự lãng mạn, sự động chạm khiến họ sống khép kín, lãng phí thời gian, khó hòa nhập với người xung quanh.
  • Có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý khác như: Trầm cảm, rối loạn lo âu, nhân cách…

Phương pháp điều trị Lithromantic

Hội chứng Lithromantic ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, nổi bật trong đó là mặt tình cảm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị:

  • Khi nghi ngờ bản thân có một trong những dấu hiệu trên thì nên đi gặp bác sĩ tâm lý để tư vấn.
  • Tuy hội chứng này không được xếp vào nhóm bệnh tâm thần phân liệt nhưng trị liệu tâm lý sẽ giúp người mắc hội chứng này chữa lành những tổn thương bên trong. Để từ đó có thể thoải mái trong mối quan hệ chính thức.
  • Nên có một lối sống tích cực, khoa học, lành mạnh, đảm bảo ăn uống, giấc ngủ đầy đủ, tập luyện hằng ngày.
  • Đọc sách, ngồi thiền là một phương pháp để chữa lành những tổn thương bên trong.
  • Hạn chế tiếp xúc những thông tin, nội dung về những chuyện tình buồn.
  • Nên chia sẻ những suy nghĩ lo lắng, thay đổi của bản thân với người bạn tin tưởng, hay với chính người mà bạn có tình cảm.

Như vậy, hội chứng Lithromantic là một loại tình cảm rất đặc biệt, dành tình cảm cho đối phương nhưng không mong muốn đối phương đáp lại. Hy vọng bài viết trên giúp mọi người hiểu rõ được những dấu hiệu, những ảnh hưởng và phương pháp điều trị để từ đó có những hiểu biết thêm về hội chứng này.

Vì sao Lithromantic trở nên phổ biến?

Tháng 4 năm 2016, lượt tìm kiếm cho lithromantic trên Google đột ngột tăng. Cùng khoảng thời gian đó, trang Guu 4 Lady đã có một bài viết về thuật ngữ này, với hơn 4 nghìn lượt chia sẻ.

Fanpage Chuyện và Trích Dẫn cũng có bài đăng về lilthromantic trong thời điểm đấy. Đến giữa năm 2020, lượng search của từ khóa này lại tăng đột biến.

Khi thích một người, các lithromantic thường tự tạo ra những ảo tưởng về đối phương (fantasy love). Vì vậy, khi tình cảm được đáp lại, họ thường “bỏ chạy” bởi vì sợ hãi việc những ảo tưởng đó sẽ mất đi nếu họ bước vào một mối quan hệ thật sự.

Thậm chí có người còn chọn yêu những nhân vật giả tưởng trong phim hoặc truyện vì biết chắc chắn tình cảm đó sẽ không được đáp lại.

Một cách lý giải khác cho việc này là ‘nỗi sợ mối quan hệ’ (fear of relationship commitment). Nỗi sợ này thường là kết quả của những tổn thương hoặc thiếu hụt về mặt cảm xúc khi còn nhỏ. Vì vậy một số người thường cảm thấy an toàn hơn nếu đó chỉ là tình cảm đơn phương và họ không cần phải ràng buộc với ai.

******************** 

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm 

Chuyên mục: Tổng hợp 

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button