Giáo dục

Bài 3 luyện tập trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 luyện tập trang 79 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần soạn bài Hồi trống cổ thành của La Quán Trung chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiTính cách của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?

Trả lời bài 3 luyện tập trang 79 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 3 luyện tập trang 79 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Sự khác biệt giữa tính cách Trương Phi và Quan Công :

– Quan Công trung nghĩa, khiêm nhường, vẫn nhũn nhặn xưng huynh đệ, cố gắng giải thích.

– Trương Phi nóng nảy vẫn thận trọng cũng khác hẳn sự giản đơn trong suy nghĩ hàng ngày.

Tham khảo thêm: Phân tích bài Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung

Cách trả lời 2:

Trương Phi Quan Công
Tính cách – Nóng nảy, cương trực
– Nông nổi, mù quáng
– Giàu tình cảm, biết nhận lỗi khi biết mọi sự chỉ là hiểu lầm
– Trung nghĩa, khiêm nhường
– Tỉnh táo, sáng suốt, biết nhận định tình huống, thời thế
– Bình tĩnh, chứng minh trong sạch bằng hành động
Nghệ thuật miêu tả

– Tạo hai cách miêu tả ngược nhau:
+ Một Trương Phi nóng nảy, cương trực, đàng hoàng.
+ Trương Phi hồn hậu, giàu tình cảm khi nhận ra sự thật.
→ Hai mặt mâu thuẫn ấy của tính cách làm cho câu chuyện có kịch tính nhưng rất hợp lí và sinh động.

– Phương pháp miêu tả thái cực: các nét tính cách đều được đẩy đến mức tuyệt đối, cực đoan → Trương Phi nóng nảy hết mức, nhưng cũng rất giàu tình cảm.
– Miêu tả gián tiếp qua hồi trống.

– Tác giả đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.
– Nhân vật được miêu tả qua ngoại hình, thái độ, ngôn ngữ, hành động. Đặc biệt là qua hành động.
– Được miêu tả theo bút pháp cổ điển, với cách miêu tả thái cực. Vân Trường được miêu tả đến mức điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.

Cách trả lời 3:

Trương Phi là dũng tướng, tính ngay thẳng, cương trực, đơn giản, nóng nảy nhưng trung thành, thận trọng, tinh tế và hết lòng phục thiện.

Quan Công có tính cách trung nghĩa, khiêm nhường. Trước thái độ của Trương Phi, Quan Vũ vẫn nhũn nhặn, xưng hô “anh em”, “huynh đệ” cố gắng giải thích, Quan Vũ chấp nhận thử thách và đã chứng minh bằng tài trí và sự dũng mãnh. Việc lấy đầu Sái Dương chưa dứt được một hồi trống đã cho thấy cái tài của viên tướng tài ba đứng đầu “Ngũ hổ tướng quân” đất Thục, đồng thời cởi bỏ mọi nghi ngờ của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Vũ.

Với 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 3 luyện tập trang 79 SGK ngữ văn 10 tập 2 được biên soạn chi tiết trên đây, hi vọng sẽ giúp các em hiểu, chuẩn bị bài và soạn bài Hồi trống cổ thành tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 3 luyện tập trang 79 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Hồi trống cổ thành ngữ văn 10.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button