Giáo dục

Bài 2 trang 168 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 168 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?

Bạn đang xem: Bài 2 trang 168 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Gợi ý trả lời bài 2 trang 168 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Khi giới thiệu một di tích, một thắng cảnh đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau:

+ Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích.

+ Miêu tả vẻ đẹp của di tích.

+ Ý nghĩa, giá trị của di tích.

– Có thể sắp xếp theo trình tự như trên, nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của di tích, có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa – gần, ngoài – trong…

Cách trình bày 2

Nếu phải thuyết minh một di tích, thắng cảnh của đất nước:

– Giới thiệu về di tích, thắng cảnh: tên gọi, giá trị nổi bật…

– Thuyết minh đặc điểm, giá trị của di tích, thắng cảnh: vị trí, quang cảnh, sự tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu…

– Có thể thuyết minh theo trình tự thời gian, không gian, quan hệ logic… phối hợp một cách linh hoạt, tự nhiên trình tự kết cấu.

– Khẳng định, nhấn mạnh đặc điểm giá trị của đối tượng thuyết minh

Cách trình bày 3

Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước, có thể giới thiệu dựa theo gợi ý sau:

– Giới thiệu chung về di tích hoặc thắng cảnh: tên gọi, giá trị nổi bật,…

– Thuyết minh cụ thể về đặc điểm, giá trị các mặt của di tích hoặc thắng cảnh: vị trí, quang cảnh, sự tích, đặc điểm và giá trị tiêu biểu,…

Có thể thuyết minh theo trình tự thời gian, không gian, quan hệ lôgic,… hoặc phối hợp một cách linh hoạt, tự nhiên các trình tự kết cấu.

– Khẳng định, nhấn mạnh về đặc điểm cũng như giá trị của đối tượng đã thuyết minh.

Cách trình bày 4

Khi giới thiệu một di tích, một thắng cảnh đất nước, có thể dựa trên các nội dung sau:

+ Địa điểm, nguồn gốc lịch sử của di tích.

+ Miêu tả vẻ đẹp của di tích.

+ Ý nghĩa, giá trị của di tích.

Khi miêu tả vẻ đẹp của di tích, có thể sắp xếp theo trình tự không gian: xa – gần, ngoài – trong… để bài văn thêm sinh động hơn.

Tham khảo thêm: Thuyết minh về phố cổ Hội An

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 168  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài 2 trang 168 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button