Giáo dục

Bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 162 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) của Vương Xương Linh với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.

Đề bài: Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?

Trả lời bài 3 trang 162 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

Bạn đang xem: Bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Mặc dù toàn bài không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy chiến tranh đang dần “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó hủy hoại tuổi trẻ, tuổi xuân của biết bao người, nó phá tan hạnh phúc của mọi gia đình, làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin vào cuộc sống của biết bao người. Chính bởi những lí do trên dù không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng bài thơ vẫn sục sôi niềm oán thán, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Tham khảo: Phân tích bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê

Cách trả lời 2

Với chỉ 28 chữ, Khuê oán xứng đáng được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Đọc Khuê oán ta không thấy nói đến chiến tranh nhưng ta lại cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh, chiến tranh đang ăn mòn cuộc sống của con người. Nó không những chôn vùi tuổi trẻ của những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ… đang mong ngóng nơi quê hương xứ sở. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm mất đi niềm lạc quan yêu đời và sự tin yêu phơi phới vào cuộc sống. Với những điều như thế thì dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh

Cách trả lời 3

Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường vì thông qua bài thơ ta có thể nhận thấy và hiểu một cách sâu sắc rằng:

– Bài thơ không trực tiếp nói đến nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh. Đọc bài thơ, ta cảm nhận sâu sắc về những điều mà chiến tranh mang lại cho cuộc sống bấy giờ.

– Chiến tranh đang”ăn mòn” cuộc sống con người, đẩy con người đi đến hồ nghi, thất vọng và tuyệt vọng.

– Chiến tranh không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở.

– Và chiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,…

→ Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.

Cách trả lời 4

Bài Khuê oán tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường qua nỗi đau, sự xót xa của người chinh phụ trước tình cảnh u ám, buồn bã trước mắt:

– Chiến tranh phi nghĩa tạo ra sự chia ly, chôn vùi hạnh phúc, tuổi trẻ của con người

– Chiến tranh làm mất đi sự lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống

→ Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa

Xem thêm

Bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Nhận xét về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ…

Bài 2 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?

Các em vừa tham khảo một số cách trình bày câu trả lời bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn 10 tập 1 do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 3 trang 162 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê ngữ văn 10.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button