Giáo dụcLớp 8

Viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn bằng Pascal

Viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn với bán kính r nhập từ bàn phím bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. Bài học hôm nay, THPT Ngô Thì Nhậm sẽ hướng dẫn các em cách viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn bằng Pascal với bán kính cho trước.

Xem thêm:

Công thức tính chu vi diện tích hình tròn

Để viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, các em nên nhớ 2 công thức tính chu vi và diện tích của hình tròn:

● Chu vi: CV = 2πR

● Diện tích: S = πR2

với R là bán kính đường tròn

Công thức tính diện tích hình tròn
Công thức tính diện tích hình tròn

 

Công thức tính chu vi hình tròn
Công thức tính chu vi hình tròn

Viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn bằng Pascal

Yêu cầu: Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính cho trước.

  • Input: Nhập bán kính đường tròn từ bàn phím
  • Output: In ra màn hình diện tính đường tròn

Giải thuật:

Bước 1. Nhập thông tin;

  • Bước 1.1. Nhập bán kính;

Bước 2. Xử lý:

  • Bước 2.1. Chu vi = 2 * Pi * R;
  • Bước 2.2. Diện tích = Pi * R * R;

Bước 3. Xuất dữ liệu ra màn hình chu vi và diện tích.

Viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn bằng Pascal:

program cv_dt_hinh_tron;
uses crt;
const
	PI = 3.14;
var bankinh, chuvi, dientich: real;
begin
	write('Nhap ban kinh hinh tron: ');
	readln(bankinh);
	chuvi := 2 * PI * bankinh;
	dientich := PI * bankinh * bankinh;
	writeln('Chu vi hinh tron: ', chuvi:1:1);
	writeln('Dien tich hinh tron: ', dientich:1:1);
	readln;
end.

Giải thích code:

program cv_dt_hinh_tron; – Khai báo tên chương trình cv_dt_hinh_tron

uses crt; – Khai báo các hàm thư viện

const PI = 3.14; – Khai báo biến hằng PI = 3.14. Mục đích nếu PI sử dụng nhiều trong code thì ta chỉ cần thay đổi giá trị tại khai báo không cần thay đổi tất cả các giá trị của PI bên trong code

var bankinh, chuvi, dientich: real; – Khai báo các biến cần sử dụng trong chương trình bankinh(bán kính), chuvi( chu vi), dientich( diện tích) với kiểu real( số thực)

write(‘Nhap ban kinh hinh tron: ‘); – In ra màn hình dòng Nhap ban kinh hinh tron:

readln(bankinh); – Nhập từ bàn phím để gán giá trị cho biến bankinh

chuvi := 2 * PI * bankinh; – Gán giá trị cho biến chuvi bằng công thức tính chu vi cv = 2πR

dientich := PI * bankinh * bankinh; – Gán giá trị cho biến dientich bằng công thức tính diện tích S=πR2

writeln(‘Chu vi hinh tron: ‘, chuvi:1:1); – In ra màn hình dòng chữ Chu vi hinh tron: và in giá trị của biến chuvi ra màn hình

writeln(‘Dien tich hinh tron: ‘, dientich:1:1); – In ra màn hình dòng chữ Dien tich hinh tron: và in giá trị của biến dientich ra màn hình

readln; – Dừng màn hình khi chạy chương trình cho bạn xem.

Kết quả chương trình chạy:

Viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn bằng Pascal
Viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn bằng Pascal

Một chương trình Pascal đầy đủ phải có dạng như sau:
Program ten_chuong_trinh; (* Dòng tiêu đề*)
(* Phần khai báo *)
Uses ...;  (* Khai báo các hàm Unit*)
Label...;  (* Khai báo nhãn *)
Type...;   (* Khai báo các kiểu dữ liệu mới*)
Const...;  (* Khai bao hang...*)
Var ...;   (* Khai báo biến, mảng, bản ghi,...)
Procedure ...; (* Khai báo thủ tục...)
Function ...; (* Khai báo hàm...)
(* Thân chương trình *)
Begin (* Bắt đầu chương trình *)
     (* Các lệnh của chương trình *)
End. (* Kết thúc chương trình*)

Chú ý:

  • Lời chú thích được đặt trong cặp dấu { } hoặc (* *)
  • Phần thân chương trình là bắt buộc
  • Các phần khác khai báo khi cần thiết

Một số kiểu dữ liệu trong Pascal các em cần nắm

Một kiểu dữ liệu là một tập hợp các giá trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận được và một tập hợp các phép toán có thể áp dụng trên các giá trị đó. Có hai loại kiểu là kiểu chuẩn ( Thực, nguyên, ký tự, chuỗi, logic) và kiểu do người dùng định nghĩa.

1. Kiểu số nguyên

Tên Kiểu
Khoảng cách
Bộ Nhớ (Byte)
Shortint -128..127 1
Integer -32768..32767 2
Longint -2147483648..2147483647 4
Byte 0..255 1
Word 0..65535 2

2. Kiểu số thực

Tên Kiểu
Khoảng cách
Bộ Nhớ (Byte)
Real 2.9e-39..1.7e38 (11-12 chữ số) 6
Single 1.5e-45..3.4e38 (7 -8 chữ số) 4
Double 5.0e-324..1.7e308 (15-16 chữ số) 8
Extended 3.4e-4932..1.1e4932 (19-20 chữ số) 10
Comp -9.2e18..9.2e18 (19-20 chữ số) 8

3. Kiểu ký tự

Tên Kiểu
Khoảng cách
Bộ Nhớ (Byte)
Char Kí tự bất kì 1

4. Chuỗi

Tên Kiểu
Khoảng cách
Bộ Nhớ (Byte)
String Xâu (chuỗi) kí tự 1..256

5. Kiểu logic

Tên Kiểu
Khoảng cách
Bộ Nhớ (Byte)
Boolean True, False 1

6. Kiểu do người dùng định nghĩa

Cú pháp
Ví dụ
TYPE <ten_kieu> = <cac_thanh_phan_cua_kieu>; TYPE Hoaqua=(tao,mit,dua,oi); che=(buoi,thapcam); …

**********************

Trên đây là nội dung bài học hướng dẫn các em cách viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn bằng Pascal với bán kính r nhập từ bàn phím. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt ngôn ngữ lập trình này.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: Viết chương trình tính chu vi diện tích hình tròn bằng Pascal

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button