Giáo dụcLớp 9Vật lí 9

Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 35

Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 35

Các tác dụng của dòng điện xoay chiều

Giống như dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều cũng có các tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ. Một điểm khác với dòng điện một chiều là đối với dòng điện xoay chiều, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 35 Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 35

Đo cường độ và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều

Để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều người ta dùng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là AC hay (∼)

Đặc điểm:

– Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.

– Khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều, giá trị đo chỉ giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

Cách giải thích các tác dụng của dòng điện xoay chiều

– Khi dòng điện xoay chiều đi qua vật dẫn làm cho vật dẫn đó nóng lên, ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt.

– Khi dòng điện xoay chiều đi qua bóng đèn làm cho bóng đèn sáng lên, ta nói dòng điện có tác dụng phát sáng.

– Khi dòng điện xoay chiều có tác dụng lên nam châm làm cho nam châm quay, ta nói dòng điện có tác dụng từ.

Cách nhận biết các dụng cụ đo dòng điện xoay chiều

– Trên ampe kế có ghi chữ A hay mA, kí hiệu AC hay ∼

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 35

– Trên vôn kế có ghi chữ V, kí hiệu AC hay ∼

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 35

Chú ý: Trên ampe kế và vôn kế đo dòng điện một chiều luôn có kí hiệu ở các núm “+” và “ – ”.

Cách đo cường độ dòng điện xoay chiều bằng ampe kế

– Lựa chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của dòng điện cần đo.

– Hiệu chỉnh ampe kế trước khi đo.

– Mắc ampe kế nối tiếp vào đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của ampe kế).

– Số chỉ trên ampe kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị cường độ dòng điện trong mạch.

Cách đo hiệu điện thế xoay chiều bằng vôn kế

– Lựa chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của hiệu điện thế cần đo.

– Hiệu chỉnh vôn kế trước khi đo.

– Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của vôn kế).

– Số chỉ trên vôn kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 35

Bài C1 (trang 95 SGK Vật Lý 9)

Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm ở hình 35.1 SGK và cho biết hiện tượng nào chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ.

Bài C1 (trang 95 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

+ Cắm phích cắm của bóng đèn vào ổ điện thì đèn dây tóc nóng sáng thể hiện tác dụng nhiệt và quang của dòng điện.

+ Bút thử điện khi cắm vào ổ điện làm sáng đèn thể hiện tác dụng quang của dòng điện

+ Nam châm điện hút được đinh sắt thể hiện tác dụng từ của dòng điện.

Bài C2 (trang 95 SGK Vật Lý 9)

Làm thí nghiệm như ở hình 35.2 SGK. Hiện tượng gì xảy ra khi ta đổi chiều dòng điện?Làm lại thí nghiệm nhưng thay nguồn điện một chiều bằng nguồn điện xoay chiều 6V. Hiện tượng xảy ra với thanh nam châm có gì khác so với trường hợp dùng nguồn điện một chiều? Giải thích vì sao?

Bài C2 (trang 95 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Trường hợp sử dụng dòng điện không đổi, nếu lúc đầu cực N của thanh nam châm bị hút thì khi đổi chiều nó sẽ bị đẩy và ngược lại.

Khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực N của nam châm lần lượt bị hút, đẩy tuyftheo chiều dòng điện vào thời điểm đó. Nhưng do quán tính nên thanh nam châm nằm dưới có thể dao động (rung). Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều nên đầu dưới của nam châm điện luân phiên đổi từ cực.

Bài C3 (trang 96 SGK Vật Lý 9)

Một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Lần lượt mắc vào mạch điện một chiều rồi mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V. Trường hợp nào đèn sáng hơn? Vì sao?

Lời giải:

Sáng như nhau. Vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng giá trị.

Bài C4 (trang 97 SGK Vật Lý 9)

Đặt 1 nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước 1 cuộn dây dẫn kín B như hình 35.6 SGK. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây dẫn B xó xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Tại sao?

Bài C4 (trang 97 SGK Vật Lý 9)Lời giải:

Có. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm điện tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 35 có đáp án

Bài 1: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?

A. Máy thu thanh dùng pin

B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V

C. Tủ lạnh

D. Ấm đun nước

Lời giải

Máy thu thanh dùng pin không sử dụng dòng điện xoay chiều vì pin là nguồn điện một chiều

Đáp án: A

Bài 2: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

A. Đèn điện

B. Máy sấy tóc

C. Tủ lạnh

D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.

Lời giải

Đèn điện có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều.

Đáp án: A

Bài 3: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều ?

A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy.

B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều toả ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn

C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn

D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường .

Lời giải

A – sai vì: Không thể trực tiếp nạp điện cho ắcquy bằng dòng điện xoay chiều được mà phải dùng chỉnh lưu.

B, C, D – đúng

Đáp án: A

Bài 4: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều :

A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều

B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều

C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều

D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.

Lời giải

A, B, C – sai

D – đúng vì dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi

Đáp án: D

Bài 5: Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là không đúng?

A. Có những thời điểm, hiệu điện thế lớn hơn 220V

B. Có những thời điểm, hiệu điện thế nhỏ hơn 220V

C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn  hoặc nhỏ hơn  hoặc bằng giá trị này.

D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.

Lời giải

A, B, C – đúng

D – sai vì: 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn  hoặc nhỏ hơn  hoặc bằng giá trị này.

Đáp án: D

Bài 6: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng . Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

A. Tác dụng cơ

B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng quang

D. Tác dụng từ.

Lời giải

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng

=>Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện

Đáp án: D

Bài 7: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V-15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức :

A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V

B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V.

C. Hiệu điện thế một chiều 9V

D. Hiệu điện thế một chiều 6V.

Lời giải

Để đạt độ sáng đúng định mức thì mắc đèn vào đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V

Đáp án: B

Bài 8: Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng từ

C. Tác dụng quang

D. Tác dụng sinh lý

Lời giải

Tác dụng từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện

Đáp án: B

Bài 9: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng

A. Cơ

B. Nhiệt

C. Điện

D. Từ

Lời giải

Lá thép dao động là do tác dụng từ của dòng điện

Đáp án: D

Bài 10: Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều , ta mắc ampe kế :

A. Nối tiếp vào mạch điện

B. Nối tiếp vào mạch sao cho chốt dương của ampe kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện

C. Song song vào mạch điện

D. Song song vào mạch sao cho chốt dương của ampe kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện

Lời giải

Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều , ta mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện

Đáp án: A

Bài 11: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế

A. Nối tiếp vào mạch điện

B. Nối tiếp vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện

C. Song song vào mạch điện

D. Song song vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện

Lời giải

Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế song song vào mạch điện

Đáp án: C

Bài 12: Một bóng đèn có ghi 6V – 3W lần lượt mắc vào mạch điện một chiều, rồi vào mạch điện xoay chiều có hiệu điện thế 6V thì độ sáng của đèn ở :

A. Mạch điện một chiều sáng mạnh hơn mạch điện xoay chiều.

B. Mạch điện một chiều sáng yếu hơn mạch điện xoay chiều.

C. Mạch điện một chiều sáng không đủ công suất 3W.

D. Cả hai mạch điện đều sáng như nhau .

Lời giải

Đèn sáng đều như nhau khi mắc vào mạch điện một chiều cũng như xoay chiều

Đáp án: D

Bài 13: Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện các tác dụng:

A. Quang và hóa

B. Từ và quang

C. Nhiệt và quang

D. Quang và cơ

Lời giải

Cắm phích cắm của bóng đèn vào ổ điện thì đèn dây tóc nóng sáng thể hiện tác dụng nhiệt và tác dụng quang của dòng điện.

Đáp án: C

Bài 4: Trong thí nghiệm như hình sau: Hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?

1

A. Kim nam châm vẫn đứng yên

B. Kim nam châm quay một góc 900

C. Kim nam châm quay ngược lại

D. Kim nam châm bị đẩy ra

Lời giải

Khi đóng khóa K: đầu của nam châm điện gần cực Bắc của kim nam châm trở thành cực Nam (S) => kim nam châm bị hút vào

Đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện, đầu của nam châm điện gần cực Bắc (N) của kim nam châm trở thành cực Bắc (N) => kim nam châm bị đẩy ra.

Đáp án: D

Bài 5: Trong thí nghiệm như hình dưới. Hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?

1

A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước

B. Đinh sắt quay một góc 900

C. Đinh sắt quay ngược lại

D. Đinh sắt bị đẩy ra

Lời giải

Khi đóng khóa K: nam châm điện có từ tính => tác dụng lực từ hút đinh sắt

Đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện => nam châm điện vẫn hút đinh sắt

Đáp án: A

Bài 16: Trong thí nghiệm như hình dưới. Hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?

1

A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước

B. Đinh sắt quay một góc 900

C. Đinh sắt quay ngược lại

D. Đinh sắt bị đẩy ra

Lời giải

Khi đóng khóa K: nam châm điện có từ tính => tác dụng lực từ hút đinh sắt

Đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện => nam châm điện vẫn hút đinh sắt

Đáp án: A

Bài 17: Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện như hình sau:

1

A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt

B. Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra

C. Miếng nam châm không bị ảnh hưởng gì

D. Miếng nam châm liên tục bị nam châm điện hút, đẩy

Lời giải

Khi có dòng điện xoay chiều chạy trong nam châm điện. Mỗi khi dòng điện đổi chiều thì nam châm điện đổi từ cực

Do đó, miếng nam châm liên tục bị nam châm điện hút, đẩy

Đáp án: D

Bài 18: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?

A. Không còn tác dụng từ

B. Lực từ đổi chiều

C. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi

D. Tác dụng từ giảm đi

Lời giải

Lực từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

Đáp án: B

Bài 19: Dòng điện xoay chiều có cường độ và hiệu điện thế luôn thay đổi theo thời gian. Vậy ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều?

A. Giá trị cực đại

B. Giá trị cực tiểu

C. Giá trị trung bình

D. Giá trị hiệu dụng

Lời giải

Ampe kế xoay chiều chỉ giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

Đáp án: D

Bài 20: Tác dụng nào của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều dòng điện?

A. Tác dụng quang

B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng điện

Lời giải

Tác dụng nhiệt của dòng điện không phụ thuộc vào chiều dòng điện.

Đáp án: B

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Vật Lý 9

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button