Văn mẫu 11

Tuyển tập các đề văn về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tổng hợp các đề văn về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cùng các câu hỏi cho bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được tổng hợp đầy đủ, chi tiết cho các em học sinh lớp 11, 12 ôn luyện về tác phẩm này

    Tổng hợp các đề văn về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cùng các câu hỏi cho bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

của Nguyễn Đình Chiểu. Thêm vào đó là việc giúp các em học sinh như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 11 và đề thi môn Văn THPT.

I. Câu hỏi cho bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Ngoài những câu hỏi bài bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua phần soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu trong SGK Ngữ văn lớp 11, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp dưới đây nhằm phục vụ cho các em làm các đề văn về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được đầy đủ và đạt điểm cao trong các bài thi, kiểm tra quan trọng.

Câu 1: Tác giả bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” là ai?

A. Phan Thanh Giản      B. Nguyễn Khuyến     C. Nguyễn Đình Chiểu    D. Nguyễn Tri Phương

Câu 2: Bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Cuối năm 1861 B. Cuối năm 1862 C. Cuối năm 1863 D. Cuối năm 1864

Câu 3:

Thành Gia Định thất thủ vào ngày, tháng, năm nào sau đây?

A. Ngày 17/2/1859      B. Ngày 17/2/1860      C. Ngày 17/2/1861      D. Ngày 17/2/1862

Câu 4: Bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Nguyễn Đình Chiểu viết tế những nghĩa quân hy sinh trong cuộc tập kích đồn Chí Hoà.

B. Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn này theo đề nghị của tuần phủ Đỗ Quang, để tế những nghĩa quân hy sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở cần Giuộc đêm 06-2-1861.

C. Nguyễn Đình Chiểu viết bài vãn này để tế những nghĩa quân của Trương Định đã hy sinh ở Gò Công.

D. Nguyễn Đình Chiếu viết bài văn này nhân mùa Vu lan 1861, để tế những oan hồn nghĩa sĩ hy sinh vì đất nước trong công cuộc chống Pháp ở Nam Kỳ.

Câu 5: Những nhận định và cảm nhận nào sau đây không đúng với tinh thần bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.

B. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.

C. Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc.

D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

Câu 6: Bố cục bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” được chia thành mấy phần?

A. Một phần: ai vãn

B. Hai phần: lung khởi và kết

C. Ba phần: lung khởi, thích thực, kết

D. Bốn phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.

Câu 7: Nhận định về giọng điệu, âm hưởng từng đoạn của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, nào sau đây là không hợp lí?

A. Đoạn 1: trang trọng.

B. Đoạn 2: từ trầm lắng khi hồi tưởng, chuyển sang hào hùng, sảng khoái khi kể lại chiến công.

C. Đoạn 3: trầm buồn, sâu lắng, có những câu thể hiện sự xót xa, đau đớn, nhưng không bi luỵ.

D. Đoạn 4: thành kính, trang nghiêm

E. Tất cả đều là nhận định hợp lí.

Câu 8: Dòng nào sau đây nói về thể loại văn tế?

A. Một thể văn đặc biệt có quy mô nhỏ, mỗi đơn vị tác phẩm gồm hai vế đối xứng nhau về từ loại, âm thanh và ý nghĩa, dùng để biểu lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ trước con người, sự việc hoặc một hoàn cảnh nào đó mà tác giả quan tâm.

B. Một thể văn thư hành chính, để nhà vua hoặc thủ lĩnh ban bố cho thần dân, nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự việc.

C. Một loại văn gắn với phong tục tang lễ chủ yếu nhằm bày tỏ sự thương tiếc của tác giả và những người thân với người đã mất.

D. Là thể loại văn học lịch sử thời trung đại, (rất phổ biến ở các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,…) thường khắc trên bia đặt ở đền miếu, lăng mộ, đình thần, chùa chiền, để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng, hoặc các sự kiện lịch sử quan trọng.

Câu 9: Một bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản nào sau đây?

A. Phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần ca ngợi, phẩm bình.

B. Nêu nguyên nhân cái chết và suy nghĩ của người còn sống đối với người đã chết.

C. Kể về cuộc đời, tính cách, phẩm hạnh của người quá cố và bộc lộ tình cảm, thái độ của người sống trong giờ phút vĩnh biệt.

D. Luận về lẽ sống chết và ca ngợi công đức của người quá cố.

Câu 10: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần (lung khởi, thích thực, ai vãn, kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần “lung khởi”?

A. Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế.

B. Luận chung về lẽ sống chết.

C. Kể công đức của người quá cố.

D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố.

Câu 11: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần lần lượt là (lưng khởi, thích thực, ai vãn, kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần “thích thực”?

A. Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế.

B. Luận chung về lẽ sống chết.

C. Kể công đức của người quá cố.

D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố.

Câu 12: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần lần lượt là (lưng khởi, thích thực, ai vãn, kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần “ai vãn”?

A. Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế.

B. Luận chung về lẽ sống chết.

C. Kể công đức của người quá cố.

D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố.

Câu 13: Bố cục của bài văn tế thường có bốn phần lần lượt là (lưng khởi, thích thực, ai vãn, kết). Nội dung nào sau đây thuộc về phần “kết”?

A. Bày tỏ lòng thương nhớ và lời cầu nguyện của người đứng tế.

B. Luận chung về lẽ sống chết.

C. Kể công đức của người quá cố.

D. Nỗi niềm thương tiếc đối với người quá cố.

Câu 14: Âm hưởng chung của những bài văn tế thường là:

A. Bi thương

B. Thương xót

C. Bi luỵ

D. Bi tráng

Câu 15: Đoạn văn nào sau đây biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhân dân đời đời ngưỡng mộ, Tổ quốc đời đời ghi công”?

A. “Nhớ linh xưa; cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

B. “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sấm dao tu, nón gõ”.

C. “Ôi! Một trận khói tan; ngàn năm tiết rỡ. (…) Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu đề thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.

D. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”

Câu 16: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xuất thân vốn là?

A. Xuất thân là những quan lại, quý tộc yêu nước.

B. Là những nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực.

C. Xuất thân là quân cơ, quân vệ của triều đình.

D. Vốn là những nông dân: “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

Câu 17: Phần kết của bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” gồm mấy câu cuối?

A. 2 câu cuối

B. 3 câu cuối

C. 4 câu cuối

D. 5 câu cuối.

Câu 18: Những điểm nào sau đây biểu hiện giá trị nghệ thuật của bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”?

A. Độc đáo trong cách xây dựng hình tượng nhân vật.

B. Ngôn ngữ sinh động, trong sáng và bình dị.

C. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính trữ tình và hiện thực

D. Tất cả các ý trên.

  • Xem lại hướng dẫn soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết và Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để tổng hợp những thông tin cơ bản về nội dung bài văn tế phục vụ việc trả lời câu hỏi

Đáp án 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
C A A B C D E C C B C D A A C D A D

II. Các đề văn về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Các đề văn về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.

Đề 1: Bình giảng bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Đề 2: Cảm nhận bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Đề 3: Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đề 4: Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đề 5: Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đề 6: Phân tích bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đề 7: Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Với các đề văn về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cùng các câu hỏi cho bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ở trên, THPT Ngô Thì Nhậm đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button