Giáo dục

Trắc nghiệm bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

Câu 1. Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành?

A. Quê hương của ông ở tỉnh Quảng Nam.

B. Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp

C. Ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo quân đội nhân dân.

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

D. Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam và Tây Nguyên.

Câu 2. Các nhân vật trong truyên “ Rừng xà nu” được xây dựng trên cơ sở nào?

A. Các nguyên mẫu nhà văn từng gặp trong một ngôi làng ở Tây Nguyên.

B. Do nhà văn hư cấu tưởng tượng ra.

C. Do nhà văn được nghe kễ lại khi còn ở ngoài miền Bắc.

D. Từ những nguyên mẫu nhà văn từng gặp gỡ trong nhiều làng ở Tây Nguyên.

Câu 3. Giải thích nào sau đây là đúng nhất về các tên gọi Nguyễn Trung Thành và Nguyên Ngọc?

A. Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên NgọC.

B. Nguyên Ngọc là bút danh nhà văn Nguyễn Trung Thành.

C. Đây là hai  bút danh của cùng một nhà văn.

D.Đây là hai bút danh của hai nhà văn..

Câu 4. Dòng nào sau đây nói đúng về hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “ Rừng xà nu”.

A. Năm 1962 – khi nhà văn trở lại miền Nam công táC.

B. Năm 1965 – khi đế quốc Mĩ ồ ạt vào miền Nam.

C. Năm 1969 – khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, cả nước biến đau thương thành sức mạnh

D. Năm 1972 – khi đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc

Câu 5. Lí do chủ yếu nào khiến cho nhà văn đặt tiêu đề cho truyện là Rừng xà nu?

A. Hình ảnh xà nu đã tạo ra không gian riêng cho câu truyện và mang ý nghĩa biễu tượng cho con người Tây Nguyên

B. Vì mở đầu và kết thúc truyện đều có hình ảnh rừng xà nu.

C. Vì xà nu là thứ không gian chủ yếu trong truyện.

D. Vì xà nu có sự gắn bó mật thiết với con người.

Câu 6. Nhân vật nào trong tác phẩm ừng xà nu thể h iện tính sử thi đậm nét nhất?

A. Mai.

B. Cụ Mết.

C. Heng.

D. Tnú.

Câu 7. Chi tiết nào sau đây không nói lên số phận chịu nhiều đau thương của Tnú – nhân vật chính trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành?

A. Đập đầu vào đá khi không thuộc được chữ.

B. Cha mẹ chết sớm.

C. Vợ con đều chết.

D. Nhiều vết thương trên thân thể.

Câu 8. Cốt truyện “ Rừng xà nu” là:

A. Chuyện về cuộc đời Tnú.

B. Chuyện về cuộc đời Tnú và Mai.

C. Chuyện về cụ Mết và cuộc nổi dậy đấu tranh vũ trang của làng Xô Man.

D. Chuyện về cuộc đời Tnú và chuyện về lành Xô Man khởi nghĩa.

Câu 9. Thể hiện hình ảnh rừng xà nu, nhà văn chú ý tô đậm nhất đặc điểm nào?

A. Sự đau thương.

B. Sự bất khuất, sức sống mãnh liệt.

C. Gắn bó với con người.

D. Ham thích ánh sáng tự do.

Câu 10. Dòng nào dưới đây chưa nói đúng về giọng kể trong “ Rừng xà nu”?

A. Là giọng kể  của tác giả – đúng ngoài câu chuyện.

B. Là giọng kể  của tác giả – nhập vào hồi tưởng của Tnú.

C. Là giọng kể  của Dít.

D. Là giọng kể  của cụ Mết.

Câu 11. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được sáng tác:

A. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp

B. Năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam

C. Năm 1955 khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam

D. Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Câu 12. Dân làng Xô Man trong truyện “ Rừng xà nu” là thuộc dân tộc nào?

A. Ê Đê

B. Gia Rai

C. M Nông

D. Strá

Câu 13. Cốt truyện của “Rừng xà nu” kể về:

A. Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.

B. Cuộc đời của Tnú.

C. Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.

D. Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.

Câu 14. Truyện Rừng xà nu sáng tác năm nào?

A. 1960

B. 1965

C. 1970

D. 1972

Câu 15. Chi tiết nào trong Rừng xà nu chứng tỏ được lòng gan dạ tuyệt vời của Tnú?

A. Tnú cầm một hòn đá tự đập vào đầu vì không học được chữ, máu chảy ròng ròng.

B. Tnú nuốt lá thư của anh Quyết khi bị giặc phục kích.

C. Tnú nhớ đến day dứt suốt ba năm trời âm thanh của tiếng chày.

D. Tnú không hề kêu van cho dù mười đầu ngón tay bị đốt.

Câu 16. Khi bị đốt mười đầu ngón tay bằng dầu xà nu, Tnú:

A. Vẫn bình thản

B. Chỉ thấy căm thù chứ không thấy đau đớn

C. Thấy cháy ở lồng ngực, cháy cả ruột và anh không chịu đựng nổi

D. Đau đớn, cháy cả gan ruột nhưng không kêu van

Câu 17. Hình ảnh, chi tiết nào sau đây được dùng để miêu tả khung cảnh nổi dậy của dân làng Xôman:

A. Tiếng chân rầm rập, tiếng thét “giết, chém”

B. Đống lửa xà nu giữa nhà vẫn đỏ, lửa cháy khắp rừng

C. Tiếng chiêng nổi lên

D. Tất cả các hình ảnh, chi tiết trên

Câu 18. Cảm hứng chủ yếu của “Rừng xà nu” là:

A. Sử thi

B. Lãng mạn

C. Bi hùng

D. Bi phẫn

Câu 19. Câu nói “Đảng còn thì núi nước này còn” là của ai?

A. Anh Quyết (người cán bộ)

B. Tnú

C. Cụ Mết

D. Dít

Câu 20. Theo diễn biến và lô gíc của câu chuyện cho phép người đọc dễ có liên tưởng nào sau đây

A. Sau chuyến về phép này Tnú ra đi chiến đấu sẽ hi sinh.

B. Rồi đây Tnú sẽ có mối tình thứ hai đó là với Dít.

C. Dít rồi đây cũng sẽ xung phong vào lực lượng quân giải phóng.

D. Dít rồi đây cũng sẽ ngã xuống như Mai…

Câu 21. Dòng nào chưa đúng nói về đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn miêu tả “ Rừng xà nu” ở đầu và cuối tác phẩm?

A. Nghệ thuật nói giảm.

B. Nghệ thuật ẫn dụ, nhân hóa

C. Kết cấu đầu cuối tương ứng.

D.Ngôn ngữ hình ảnh đậm tính sử thi hoành tráng.

Câu 22. Hình ảnh cụ Mết trong quan hệ với buôn làng là:

A. Người già nhất làng.

B. Được mọi người yêu thương.

C. Nhớ được nhiều chuyện của buôn làng.

D. Tượng trưng cho lịch sử, truyền thống, là linh hồn, chỗ dựa tinh thần của buôn làng.

Câu 23. Hình ảnh “rừng xà nu” trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?

A. Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng.

B. Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên.

C. Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh.

D. Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man.

Câu 24. Dòng nào sau đây không nêu đúng đặc điểm nổi bật về cảm hứng – bút pháp trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành?

A. Cảm hứng sử thi

B. Cảm hứng sử thi – lãng mạn

C. Cảm hứng lãng mạn

D. Cảm hứng thế sự

Câu 25. Nhà văn viết truyện Rừng xà nu với mục đích gì?

A. Đưa người đọc phiêu diêu đến vùng đất lạ với những con người đau thương mà kiên cường.

B. Để góp thêm những dẫn chứng về tội ác của kẻ thù và khả năngbất diệt của con người Tây Nguyên.

C. Nhằm the hiện những vẻ đẹp riêng không thể lẫn của mảnh đất và con người Tây Nguyên với những vùng đất khác.

D. Nhằm cắt nghĩa, lí giải bằng hình tượng nghệ thuật: con đường mà dân tộc ta đã đi và phải đi trong hoàn cảnh kẻ thù đã dùng bạo lực hòng huỷ hoại, tiêu diệt sự sống cua chúng ta.

Câu 26. Dòng nào không nói lên thành công cùa Rừng xà nu ?

Tác phẩm có khuynh hướng vươn lên những khái quát có ý nghĩa lớn lao về vấn đề trọng đại của dân tộc.

A.Thế hiện được vẻ đẹp rất riêng không thế nào trộn lẫn của Tây Nguyên, con người với lí tưởng và hành động anh hùng chống lại kẻ thù tàn bạo.

C. Là một bài tuỳ bút nổi tiếng mà chính tác giảđã gọi là bản Hịch của thời chống Mỹ.

D. Hồn phách, thần thái của Tây Nguyên là một trong những yếu tố cơ bản làm nên phong cách đặc sắc của tác giả.

Câu 27. Nhận đình nào chưa chính xác về các nhân vật, thế hệ nhân vật trong truyện?

A. Cụ Mết là hình ảnh hiện thân cho các thế hệ tiền bối, là gạch nối giữa cách mạng và dân làng.

B. Tnu là hình ảnh người anh hùng Xô Man, kết tinh lịch sử đau thương mà hào hùng của cộng đồng.

C. Dít, Mai là hình ảnh hiện thân cho lớp thanh niên trưởng thành nhanh chóng để tiếp nối xứng đáng các thế hệ đi trước.

D. Bé Heng là hình ảnh hiện thân cho sự nối tiếp giữa hiện tại và tương lai

Câu 28. Cánh rừng xà nu trong tác phẩm biểu tượng cho những gì ?

Vẻ đẹp, sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên.

Sức sống mãnh liệt của một vùng đất xa xôi kiên cường.

C. Thời kì lịch sử đau thương mà anh dũng.

D. Cho nỗi đau, vẻ đẹp, sức sống bất diệt của con người, vùng đấtt Tây Nguyên.

Câu 29. Câu văn “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đá có bốn, năm cây con mọc lên…lao thang lên bấu trời”, tác giả nhàm khắng định điều gì ?

A.Cây xà nu là loài cây có sức sinh sôi khoẻ.

B.Đồi xà nu sẽ thành rừng xà nu.

C. Sự sống mạnh hơn cái chết, sự sống luôn bất diệt ngay trong sự huỷ diệt.

D. Đất Tây Nguyên rất phù hợp với sự sinh trưởng cùa cây xà nu.

Câu 30. Chất Tây Nguyên đậm nét trong truyện ngắn Rừng xà nu được toát ra những yếu tố nào?

A. Hình ảnh rừng xà nu và khung cảnh thiên nhiên

B. Tâm lí, tính cách và ngôn ngữ nhân vật

C. Tập quán, thói quen sinh hoạt của người Tây Nguyên

D. Thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã tạo ra trong truyện ngắn.

Câu 31. Những chi tiết nào cho thấy: khắc hoạ hình tượng cày xà nu, tác giả luôn thiết tha hướng vê sự sống ?

A.Trong rừng ít có loại cây sinh sôi, nảy nở khoe như vậy.

B.Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bòn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn. hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.

C. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng măt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng.

D. Tất cá các ý trên.

Câu 32. Câu văn “Ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng” có ý nghĩa gì ?

A. Rừng xà nu như người bạn lớn thuỷ chung với dân làng Xô Man.

B. Cây xà nu gắn bó với con người; mang ý nghĩa ẩn dụ về con người đang chiến đâu để bảo vệ quê hương.

C. Cây xà nu rất to, rất khoẻ.

D. Cây xà nu có măt ở Tây Nguyên ngay những ngày đầu chống Mỹ.

Câu 33. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để xây dựng hình tượng “rừng xà nu“ ?

A. Phép tu từ nhân hoá, điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ biểu tượng.

B. Phép tu từ so sánh, điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ biểu tượng.

C. Phép tu từ nhân hoá, liên tưởng, tưởng tượng, điêp ngữ, hình ảnh ẩn dụ biểu tượng.

D. Phép tu từ nhân hoá, điệp ngữ, hình ánh ẩn dụ biểu tượng, tương phản, đối lập.

Câu 34. Nhân vật Tnú có những phẩm chất đáng quý nào ?

A. Gan góc, mạnh mẽ, sớm giác ngộ cách mạng; khả năng dứng dậy từ nỗi đau để hành động; con người chan chứa tình yêu thương.

B.  Con người chan chứa tình yêu thương; khát vọng sống mãnh liệt.

C. Gan góc, mạnh mẽ, sớm giác ngộ cách mạng; lao động giỏi; khả năng đứng dậy từ nỗi đau để hành động.

D. Gan góc, mạnh mẽ, sóm giác ngộ cách mạng; khá năng đứng dậy từ nỗi đau để hành động.

Câu 35. Vẻ đẹp của hình tượng Tnú được tác giả tập trung thế hiện ở hình ảnh nào trong tác phẩm ?

A. Đôi bàn tay cụt mỗi ngón một dốt mà vẫn cẩm vũ khí giết giãc.

B. Đôi bàn tay trở đi, trở lại trong tác phẩm.

C. Tnú lên núi Ngọc Linh mang vể một gùi đá mài.

D. Hai mầt như hai cục lừa khi chứng kiến giặc tra tấn vợ con.

Câu 36. Kể lại bi kịch của Tnú- một con người manh mẽ gan góc không cứu được vợ con, tác giả cho thấy điểu gì?

A. Để người đọc thấy rõ bi kịch đau thương cùa cuộc đời Tnú.

B. Tố cáo tội ác dä man của kẻ thù xâm lược.

C. Sẽ thế nào, nếu mình chưa kịp cẩm giáo, thì kẻ thù đã cầm lấy súng rồi.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 37. Hình tượng nhân vật Tnú có gì mới hơn so với Núp (Đát nước đứng lên – Nguyên Ngọc), A Phủ (Vợchồng A Phủ – Tô Hoài) ?

A. Từ nhỏ, Tnú đã ớ bên cán bộ cách mạng – Quyết, đã có hướng đi, thay anh Quyết lãnh đạo cách mạng ở quê hương.

B. Khi vượt ngục về làng. Tnú đã là chàng trai và hạnh phúc bên Mai. Câu chuyện của Tnú bất đầu từ chuyện của Núp và A Phu khép lại.

C. Tnú không phải tìm đường, không phải tìm hạnh phúc mà là đứng lên bảo vệ nó trước sự huỷ diệt.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 38. Dòng nào chưa chính xác về đặc điểm cây xà nu?

A. Cây thân gỗ, thuộc họ thông, mọc thành rừng ở Tây Nguyên.

B. Cây thân gỗ, có nhựa, mọc nhiều ở miền núi.

C. Cây thân gỗ, cứng và rất nhiều nhựa

D. Cây thân gỗ, mọc nhiều ở Tây Nguyên.

đáp án Trắc nghiệm bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 20 B
Câu 2 D Câu 21 A
Câu 3 C Câu 22 D
Câu 4 B Câu 23 D
Câu 5 A Câu 24 D
Câu 6 B Câu 25 D
Câu 7 C Câu 26 C
Câu 8 D Câu 27 C
Câu 9 B Câu 28 D
Câu 10 C Câu 29 C
Câu 11 B Câu 30 D
Câu 12 B Câu 31 D
Câu 13 D Câu 32 B
Câu 14 B Câu 33 A
Câu 15 D Câu 34 A
Câu 16 D Câu 35 B
Câu 17 D Câu 36 B
Câu 18 A Câu 37 C
Câu 19 C Câu 38 C


Bộ đề trắc nghiệm Rừng xà nu giúp bạn ôn tập các kiến thức về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm Rừng xà nu

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button