Giáo dụcLớp 10

Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi hay nhất (6 Mẫu)

Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi bao gồm dàn ý chi tiết cùng 6 bài văn mẫu hay nhất do thầy cô tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc sẽ giúp các em có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình.

Đề bài: Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế ngợi khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi hay nhất (6 Mẫu)

Trì thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui có một lòng trung liễn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

(Thuật hứng bài 24 – Nguyễn Trãi)

Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi
Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi

Dàn ý Phân tích bài Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Nhắc đến một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất lại mang trong mình tâm hồn văn thơ độc đáo không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi
  • Bài thơ “Thuật hứng” thể hiện cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng của vùng quê nơi ông sống

2. Thân bài

– Hai câu thơ đầu: Bỏ lại công danh trở về với cuộc sống thanh nhàn

  • Công danh: Ai cũng theo đuổi, đạt được và thấy được sự đối nghịch trong đó lại muốn rời bỏ
  • Đối với Nguyễn Trãi: Bỏ công danh ở phía sau, trở về quê nhà, lấy thiên nhiên làm bạn, hòa mình vào thiên nhiên với những thú vui

– Hai câu thơ tiếp theo: Những thú vui chốn quê nhà

  • Cuộc sống giản dị, khác so với những gì mà Nguyễn Trãi đã có, đã cống hiến, làm những công việc của những người nông dân như vớt bèo, phát cỏ.
  • Ăn những món ăn giản dị, không có sơn hào hải vị: Rau muống, ương sen

– Bốn câu thơ cuối: Lối sống thanh bạch, nỗi lo cho đất nước

  • Lối sống yên bình, làm bạn với gió, trăng
  • Nỗi lo cho đất nước: Lo cho vận mệnh đất nước khi tồn tại bè lũ quan tham, no cho dân, hướng về đất nước
  • Sự hối tiếc nhẹ khi không cống hiến toàn bộ tài năng của mình cho đất nước

3. Kết bài

– Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, giọng điệu tâm tình cởi mở

– Bài thơ thể hiện tâm tư tình cảm của Nguyễn Trãi dành dân, cho nước, yêu thiên nhiên cuộc sống

Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi – Mẫu 1

Nhắc đến một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất lại mang trong mình tâm hồn văn thơ độc đáo không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi, một con người dùng tất cả tài năng của mình cống hiến cho đất nước, sau khi giành được độc lập ông trở về làm một vị quan chính trực, công tư phân minh nhưng sự thẳng thắn, liêm khiết của ông không thể tồn tại cùng bè lũ quan tham, sau bao lần bị hãm hại ông trở về với cuộc sống an nhàn của quê nhà, cũng từ đây mà bài thơ “Thuật hứng” ra đời, bài thơ thể hiện cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng của vùng quê nơi ông sống.

Từ những cảm nhận về cuộc sống bình dị, hòa mình vào thiên nhiên thật gần gũi, vạn vật đều như tràn trề sức sống qua ngòi bút của ông đã đưa người đọc thấy được sự đối lập trong cuộc sống thoải mái, an nhiên nơi vùng quê giản dị với cuộc sống tranh chấp đố kị khi làm quan.

Công danh đã được hợp về nhàn

Lành dữ âu chi thế nghị khen

Công danh là hai từ mà bất kì ai sống trong xã hội thời bấy giờ đều muốn có được, dùng cả cuộc đời mình để chạy theo công danh, tu luyện phẩm chất theo khuân mẫu, đầu tư phần lớn thời gian cho sách vở chỉ mong một ngày nào đó có thể dùng tài năng của mình cống hiến cho đất nước, nhưng đối với những con người liêm khiết, chính trực tại thời điểm đó khi đã đạt được công danh lại thấy được sự mục nát của xã hội, những góc khuất của xã hội mà không phải ai cũng nhìn ra, rồi từ đó mà muốn rũ bỏ tất cả để trở về với sự bình yên của quê nhà, đối với Nguyễn Trãi ông cảm thấy thanh thảnh khi đã để lại được những công danh đó ở phía sau để trở về với sự nhàn hạ, cuộc sống thoải mái vô âu vô lo. Lấy thiên nhiên làm động lực, làm thú vui trong cuộc sống không ồn ào, không ghen ghét đố kị, không có chỗ cho những kẻ ham của cải vật chất, chỉ những người tránh được cám dỗ mà đồng tiền trong triều đình đem lại mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp mà thiên nhiên chốn quê nhà đem lại. Hòa mình với thiên nhiên ông có những thú vui hết sức giản dị cho riêng mình

Ao cạn vớt bèo cấy rau muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen

Tài năng là vậy, cống hiến là vậy nhưng khi trở về với cuộc sống ở ẩn người đọc thấy được một Nguyễn Trãi hoàn toàn khác, giản dị vô cùng, sống làm bạn với thiên nhiên, vớt bèo phát cỏ những hành động chỉ thấy được ở những vùng nông thôn nghèo, chỉ thấy đối với những người nông dân chân lấm tay bùn. Nhưng đối với ông đó là sở thích, là cuộc sống của ông chẳng có những món ăn sơn hào hải vị, những món ăn đắt tiền hiếm có mà chỉ có rau muốn, ương sen mộc mạc giản dị, như những nho sĩ ở ẩn khác với ông đó làm niềm vui làm cho cuộc sống ông mãn nguyện, sống có ý nghĩa. Không chỉ dừng ở đó ông còn làm bạn với vạn vật, lấy tất cả những hình ảnh đẹp đẽ mà thiên nhiên ban tặng làm cảm hứng

Kho thu phong nguyệt chở đầy qua nóc

Thuyền trở yên hà nặng vậy then

Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mài chăng khuyết, nhuộm trăng đen

Những câu thơ thể hiện lối sống chốn yên bình lấy gió lấy trăng làm bạn làm thú vui trong cuộc sống nhưng đối với ông vốn vì dân vì nước nên trong lòng luôn mang một nỗi lo, nỗi lo dành cho tương lai của xã hội khi tồn tại một bè lũ quan tham, nỗi lo dành cho những người nông dân lam lũ vất vả chịu đầy bất công, rồi tâm hồn ông thư giãn vậy nhưng tinh thần trung quân ái quốc trong ông không bao giờ tắt và cuối cùng ông vẫn có một chút hối tiếc khi không thể đem hết toàn bộ tài năng của mình để phần nào giúp đất nước vững mạnh hơn.

Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, giọng điệu tâm tình cởi mở đã thể hiện một cách chân thực nhất những tâm tư tình cảm của một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống không vướng tiền tài vật chất, vì nước vì dân, sống cuộc sống không hổ thẹn với lương tâm, không hối hận với những gì mình đã làm, chỉ có chút nuối tiếc khi về già.

Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi – Mẫu 2

Nguyễn Trãi là nhà chính trị lỗi lạc, vị anh hùng dân tộc, đồng thời cũng là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa của thế giới. Ông mất đi để lại cho đời nhiều tập thơ có giá trị tiêu biểu nhất, tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập”. Bài thơ Thuật hứng 24 là một bài thơ Nôm hay diễn tả tâm trạng của Nguyễn Trãi lúc ra về an nhiên thanh thản, tự do trong lạc thú ẩn dật, nhưng bao giờ cũng trung hiếu vẹn toàn:

Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Thuật hứng 24 là bài thơ nhẹ nhàng kết hợp với sự sáng tạo của thơ Nôm, nó đã đi vào lòng người thật sâu lắng.

Mở đầu bài thơ là tâm trạng lúc ra về hay nói khác là Nguyễn Trặi trình bày rõ quan niệm về hai chữ công danh của mình:

Công danh đã được hợp về nhàn

Lành dữ âu chi thế nghị khen

Nhà thơ muốn phân bua với đời: đã có công danh tức là có quan tước và danh vọng rồi – như người đời quan niệm, thì lui về sống nhàn ẩn dật là thỏa đáng. Con đường ra về là tất yếu, là tự nhiên rất phù hợp với lẽ “hành tàng xuất xử”. Lúc này đâu cần gì đến dư luận khen cho nữa hoặc sự đời có lành dữ ra sao cũng không làm bận lòng. Nghe qua thì ảm hưởng tới thơ thể hiện sự chủ động khẳng khái, ngạo thế cười đời. Thế nhưng giọng điệu của lời thơ. ta vẫn cảm nhận được nỗi băn khoăn giữa “xuất, xử”, ưu ái một niềm. Điều này cho la hiểu rằng đối với Nguyễn Trãi thì về “nhàn” chi là chuyện cực chẳng đã mà thôi.

Vì khi đã cởi áo mũ cân đai về với cuộc sống quê, nhà thơ cũng chuẩn bị cho mình một thế giới ẩn dật:

Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen

Cũng như bao nhiêu người ờ ẩn khác, giờ đây quan đại thần Nguyễn Trãi hiện ra dưới mắt ta là một lão nông sớm chiều vác cuốc ra vườn “cấy muống, ương sen” – Hai việc làm trên khiến ta nghĩ đến một công việc lao động nhẹ nhàng, một thứ lao động nghệ thuật làm cho người khỏe khoắn, thanh thản và nhất là làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa hơn. ở đây sản vật “rau muống, cọng sen ” là những rau cỏ thường ngày của quê hương đất nước Việt Nam nghe thật là thân quen gần gũi được đưa vào thi ca kết hợp với hình ảnh “đìa, ao” càng gợi tả phong vị quê hương dân dã mang tính dân tộc đậm nét. Từng là quan đại thẩn vậy mà khi về sống ở ẩn Nguyễn Trãi vẫn bình dị mộc mạc không khác gì những người nông dân thuần túy. Ông đã hòa nhập một cách nhanh chóng với đời thường. Rõ ràng ông đã sống an nhàn, thanh thản vui thú với cảnh quê vườn không vướng bận việc đời.

Nếu cuộc sống vật chất đơn sơ đạm bạc thì cuộc sống tâm hồn của Nguyễn Trãi còn tuyệt vời hơn:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vạy then

Đến đây ta có thể hình dung cái thế giới lung linh, huyền ảo của nhà thơ. Bằng biện pháp tu từ cường điệu, đối nhau rất chỉnh, hai câu thơ miêu tả trọn vẹn cái say sưa đến lặng người của nhà thơ khi sống hòa nhập với thiên nhiên. Gần như ông đã ôm trọn cả không gian cảnh vật vào hồn. Trăng gió, mây được chứa đầy kho, chừ đầy thuyền. Tài sản của Nguyễn Trãi khi vé ở ẩn còn từng ấy thứ. Đối với ông thiên nhiên quả là báu vật, là nguồn của kho vô tận mà chỉ có ở những người như ông – yêu thiên nhiên hết mực mới cảm nhận được cái tuyệt mĩ. hoàn hảo của nó. Ông đã tận hưởng, thưởng thức cái đẹp, cái nên thơ của thiên nhiên một cách say đắm, cuồng, nhiệt. Không cần phải võng lọng, cân đai, vàng bạc, châu báu, vị quan đại thần Nguyễn Trãi giờ đây vẫn sống vui tươi, hạnh phúc và tràn đầy lạc quan giữa thôn dã – Thật đáng quí-biết bao !

Phải có tâm hồn nghệ sĩ, tâm hồn thi nhân nên Nguyễn Trãi mới miêu tả cái đẹp của thiên nhiên bằng những nét bút cực kì hào hoa mĩ lệ đến thế. Mà phải chăng thiên nhiên cảnh vật ớ nơi đây đã giúp cho nhà thơ tìm được những giây phút thư thả cho tâm hồn trong những ngày ấn dật, giữa một cảnh đời đầy chông gai, sóng gió, hiểm nguy mà ông đã từng nếm trải.

Tuy cuộc sống quê kiểng có cuốn hút, có làm say đắm lòng người nhưng lúc nào Nguyễn Trãi cũng luôn dành chỗ cho trái tim mình một niềm trung hiếu đối với vua với nước:

Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Hai câu kết khép lại những suy tư cảm xúc về lạc thú thanh nhàn và nhìn lại định hưởng cho cả một đời người, ở đây, tự đáy lòng nhà thơ, vượt lên trên cái thú “phong nguyệt, yên hủ” vẫn tâm niệm “một lòng trung lẫn hiếu”. Phải nói rằng ờ Nguyễn Trãi hẩu như suốt dời bị giằng xé giữa một bên là niềm ưu ái sâu nặng với nghĩa quân thần canh cánh, một bên là núi mây vẫy gọi, dể rồi cuối cùng vẫn còn lại nguyên sơ và thánh thiện một tấm lòng “mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”. Niềm trung hiếu này thể hiện một quan niệm sống của một con người có nhân cách vĩ đại, tiết tháo cao cả: trung hiếu với vua, với nước, với dân. Tâm hồn của Nguyễn Trãi thật trong sáng và đáng trân trọng ngàn đời. Cuộc đời Nguyễn Trãi được minh chứng bởi vụ án oan khốc nhất lịch sứ. Tru di tam tộc, để rồi sau đó vua Lê Thánh Tông đã giải oan và ban tặng “ức Trai tám thượng quang khuê táo” đó sao ! Hai câu cuối cùa bài đã giúp ta hiểu rõ tâm trạng của quan đại thần Nguyền Trãi lúc ra về, khi cởi áo mũ cân đai gửi lại triều đình – quả là một chuyện “cực chẳng đã” mà thôi.

Bài thơ Thuật hứng 24 thể hiện sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Trãi. Bài thất ngôn bát cú lại có ba câu lục ngôn – phá cách thơ Đường làm lời thơ gần gũi với thơ dân tộc, hình ảnh thơ giản dị. trong sáng; những sản vật của đồng quê được đưa vào thơ ca một cách rất tự nhiên. Nguyễn Trãi đã làm cho thơ Nôm của chúng ta tiến lên một bực. Đọc bài thơ ta có thể hình dung được quang cảnh của đồng quê, cuộc sống thanh bần của vị triều quan và cả tấm lòng trung hiếu dáng phục !

Bài thơ khép lại nhưng dư âm của những câu thơ ấy vẫn còn âm vang mãi tồn tai: độc đáo, nhẹ nhàng, tự nhiên, gần gũi, ta như cảm nhận được một tình cảm ấm áp toát lên từ lòng yêu nước thương dân, từ cuộc sống thanh đạm và đáng quí của Nguyễn Trãi. Với nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong sáng tạo thơ Nôm, bài Thuật hứng 24 sống mãi với thời gian.

Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi – Mẫu 3

Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi là một nhà văn nhà thơ lớn, song ông cũng là một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất. Trong cuộc khởi nghĩa của nghãi quân Lam Sơn, nhờ những mưu tài kế lược của ông mà nghĩa quân dưới chướng của vua Lê Lợi đã giành những chiến thắng hiển hách trước quân Minh. Sau khi đất nước giành độc lập, ông lại trở thành một vị quan liêm khiết, có lối sống thanh bạch. Nhưng cũng vì sự liêm khiết, thẳng thắn đó mà Nguyễn Trãi thường xuyên bị bọn nịnh thần ghen ghét, đố kị và tìm cách hãm hại, sau khi trải qua bao biến cố của cuộc đời. Nguyễn Trãi đã quyết định từ bỏ chốn quan trường mà lui về ở ẩn. Và khi ở ẩn ở núi Côn Sơn, Chí Linh ông đã có những sáng tác hay, có giá trị, một trong số đó có thể kể đến là bài thơ “Thuật hứng”.

Ta có thể thấy, từ khi về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống vô cùng bình dị, gần gũi với thiên nhiên, vạn vật. Cũng ở đây ông cảm nhận được nhịp sống bình lặng, cảnh sắc tươi đẹp của cảnh vật dân dã, ông được trải nghiệm cuộc sống giản dị mà thanh khiết, không vướng bụi trần như bao nhà nho sĩ ở ẩn khác. Ngay phần mở đầu của bài thơ, Nguyễn Trãi đã thể hiện được tâm hồn thanh thản khi đã bỏ lại được sau lưng cái bụi hồng trần, cái cuộc sống xô bồ chốn quan trường và cái hư danh của chức tước.

“Công danh đã được hợp về nhàn

Lành dữ âu chi thế nghị khen”

Công danh là cái đích cũng là niềm mơ ước mà bao nhiêu nhà Nho xưa hướng đến, học tu luyện phẩm chất, chăm chỉ học hành cũng chỉ mong ngày nào đó có được một chút công danh, được cống hiến sức lực, tài năng của mình cho đất nước. Nói về vấn đề công danh, nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng đã từng khẳng định: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Ở đây, Nguyễn Trãi lại thể hiện được sự nhẹ nhõm, thanh nhàn khi trút bỏ được gánh nặng của công danh. “Hợp” ở đây là nên, tức công danh nên gác lại ở đó mà lui về ở nhàn, tức là sống cuộc sống của dân dã, lấy thiên thiên là thú vui của cuộc sống.

Trong cuộc sống thanh nhàn, không có cái ồn ào, bát nháo lại đầy ghen tị của lũ tiểu nhân chốn quan trường nữa, Nguyễn Trãi cũng không cần phải quan tâm đến những lời khen chê, nịnh nọt hay dùng những lời độc địa để hãm hại nữa “Lành dữ âu chi thế nghị khen”. Bao giờ cũng vậy, làm chức quan trong triều đình cũng gặp rất nhiều cám dỗ, nếu xuôi theo bọn nịnh thần thì sẽ có cuộc sống phú quý, nhưng lại vô tình đánh mất đi phẩm chất của mình. Còn nếu sống đúng với con người mình, lối sống trong sạch, liêm khiết thì lại chống đối lại với cả một tập đoàn gian thần, và khi đã không cùng phe với chúng thì chúng sẽ tìm đủ mọi cách để vu oan, hãm hại. Và Nguyễn Trãi lại là một vị quan liêm chính, có lối sống trong sạch quyết không chịu cúi đầu trước cái xấu xa, cũng vì vậy mà ông là đối tượng mà bọn gian thần này muốn hãm hại, diệt trừ.

Nay, ông đã trút bỏ được hết thứ hư danh ấy để về với cuộc sống bình dị, ông sống cuộc sống như của một ẩn sĩ thực sự, vui với những thú vui giản dị:

“Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen”

Là một vị quan tài giỏi nhưng khi đã về ở ẩn thì cuộc sống của Nguyễn Trãi cũng giản dị, mộc mạc như bao người Nho sĩ khác, sống bầu bạn với thiên nhiên, làm những công việc dung dị, “vớt bèo” để cấy muống, đó là những loài thực vật trong tự nhiên nhưng trong cuộc sống ở ẩn đấy thì nó lại là những nguồn thức ăn, nguồn thực phẩm mà nhà thơ sử dụng nó hàng ngày. Cuộc sống nơi hoang dã không có những sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, “ương sen”, nhưng cũng chỉ cần như vậy thôi, cuộc sống cũng đã vô cùng ý nghĩa, mãn nguyện. Bởi cái nhà thơ có được là sự thanh thản trong tâm hồn, được sống ở một môi trường trong sạch, không vướng bụi trần.

“Kho thu phong nguyệt chở đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vậy then”

Những câu thơ này thể hiện được lối sống thanh bạch của nhà thơ Nguyễn Trãi khi lấy “phong”, “nguyệt” tức gió trăng là người bầu bạn, cảm nhận nhịp sống nơi dân dã, tâm hồn thanh bạch của con người vĩ đại này dường như đã được tỏa rạng. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng với tấm lòng của Nho sĩ yêu nước, luôn hướng về dân về nước thì ông vẫn mang nặng nỗi lòng về vận sự của đất nướ “Bụi có một lòng trung lẫn hiếu” lòng trung hiếu của ông không bao giờ vơi cạn, và ông cũng cảm thấy có chút hối tiếc khi không thể đem sức tài mọn của mình ra để cống hiến “Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.

Như vậy, bài thơ “Thuật hứng” đã cho ta thấy hình ảnh thật đẹp của một ẩn sĩ khi quyết định từ bỏ chốn quan trường mà về bầu bạn với thiên nhiên nơi dân dã, đó là một ẩn sĩ có lối sống thanh bạch, liêm khiết. Tuy đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông vẫn không thôi trăn trở về dân, về nước. Đây chính lầ biểu hiện nhân nghĩa của một bậc nhân tài.

Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi – Mẫu 4

Nguyễn Trãi là một nhà chính trị lỗi lạc, ông còn là nhà văn, nhà thơ kiệt xuất. Ông đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng nhân nghĩa nỗi niềm bâng khuâng, trăn trở về thế thái nhân tình. Không thể không kể đến bài thơ “Thuật hứng” trích “Quốc âm thi tập”.

Nguyễn Trãi quả thật là bậc anh hùng tái thế, văn võ song toàn. Có lẽ bởi vậy mà ngay từ câu thơ đầu, ông đã ngầm khẳng định điều đó “công danh đã được”.

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ ân chi thế nghị khen

Nhưng trớ trêu thay người hiền tài luôn bị những kẻ tiểu nhân dòm ngó, hãm hại. Ông bị bọn gian thần bày mưu tính kế chèn ép mà người liêm khiết như ông thà chết chứ không chịu khuất phục. Vậy nên ông gạt bỏ công danh để “hợp về nhàn”. Đó phải chăng là quyết định đúng đắn! Câu nói của ông thể hiện rõ thái độ dửng dưng, không quan tâm chuyện thị phi “lành dữ” hay lời khen chê, ông đã sống thật tâm, hết lòng thì đến nay chút lời ra tiếng vào với ông đã chẳng còn quan trọng. Đến đây ta có thể khẳng định chắc chắn đó là quyết định đúng đắn, là khí chất của kẻ sĩ khi đã buông bỏ vòng xoay danh lợi.

Rời xa trốn hư vinh, ông khoan thai, ung dung trước cuộc sống tự o, tự tại:

Ao cạn vớt bèo cấy muống.

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Hai câu thơ trên với giọng thơ đủng đỉnh và thể thơ lục ngôn, ta thấy được nhịp sống của ông khi “về nhàn” thật thanh bình, êm dịu. Phép đói “Ao cạn” với “đìa thanh”, “vớt bèo cấy muống” với “phát cỏ ương sen” được vận dụng khéo léo khắc họa được cuộc sống thanh tao, cần mẫn quá đỗi tự hào. Tuy trước làm quan nhưng khi về già không có sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, có “sen”. Ông vẫn giữ mãi cái thanh liêm thưở nào.

Hai câu thơ tiếp theo càng lột tả rõ nét vẻ đẹp con người của Nguyễn Trãi với ngôn từ cổ điển, đậm đà thi vị:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Trở về chốn quê yên bình, ông lấy “phong”, lấy “nguyệt” làm bạn, lấy “yên”, lấy “hà” làm thú vui. Hỏi thử trên thế gian, mấy ai biết tận hưởng cuộc sống một cách thanh cao, đẹp đẽ như Nguyễn Trãi? Ông không chỉ cảm nhận cuộc sống bằng mắt thường, ông hòa mình vào chúng để tận hưởng, để thấy mùa thu như một nhà kho chứa đầy ắp gió trăng. Con thuyền của bậc thi nhân vốn chỉ trở khói ráng nay cũng phải lằn mình lại những chiếc thang thuyền. Có thể thấy tâm hồn thanh tao vẫn còn đó nhưng nay nó còn được hấp thụ thêm nét phóng khoáng, tự do của Ức Trai chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ.

Tuy đã về với đồng, với cỏ thế nhưng tấm lòng trung với nước, hiếu với dân của ông vẫn luôn hiện hữu và được thổ lộ ở hai câu kết:

Bui có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Theo tiếng cổ, “bui” có nghĩa là “chỉ”. Nguyễn Trãi bộc lộ lòng trung hiếu, một lòng của mình đối với giang sơn và với bậc cha mẹ của mình. Tấm lòng son đó mãi trường tồn, thủy chung để dù có mài đi cũng không khuyết, có nhuộm màu cũng chẳng đen, chẳng hề vẩn đục. Câu thơ cuối sử dụng hai vế đối như một lời thề chắc nịc của chính ông với đất nước, với vua và đấng sinh thành.

Bài thơ “Thuật hứng” với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, nhưng không kém phần thanh cao. Nó là lời bày tỏ tình cảm cao đẹp của ông với cuộc đời nhàn hạ, thanh bạc mà không một lần quên nghĩ về nghĩa tử với nước với dân, nghĩ về tấm lòng trung hiếu. Quả thật, Nguyễn Trãi hoàn toàn xứng đáng với lời ngợi ca của vua Lê Thánh Tông đã dành cho ông: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.

Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi – Mẫu 5

Tác gia Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa lớn, là anh dân tộc đã cống hiến hết mình cho đất nước ta. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều di sản có giá trị đặc biệt là trong nền văn học. Tác gia Nguyễn Trãi cũng góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà qua nhiều tác phẩm nổi bật trong đó có bài thơ Thuật hứng đã thể hiện lối sống thanh nhàn của chính mình. Chúng ta thường mong muốn bản thân mình có một cuộc sống thanh nhàn nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ ý nghĩa của lối sống này chưa? Lối sống thanh nhàn ở đây có nghĩa là lối sống giản dị mà thanh cao, coi thường mọi thị phi ngoài thiên hạ, hướng con người ta hòa hợp vào thiên nhiên. Tác gia Nguyễn Trãi cũng là một trong những người có lối sống ấy. Cũng nhờ đó mà ông đã sáng tác ra bài thơ Thuật hứng để thể hiện cho người thấy lối sống thanh nhà của ông như thế nào.

Công danh đã được hợp về nhàn

Lành dữ âu chi thế nghị khen

Đối với mọi người thì chuyện công danh sự nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. Ở thời ấy những nhà Nho mang trong mình tình yêu quê hương đất nước đều chăm chỉ học hành để cống hiến cho đất nước để đạt được công danh nhất định. Nhưng với Nguyễn Trãi lại khác, khi công danh của ông đang ở trên đỉnh cao thì ông lại muốn trút bỏ gánh nặng công danh để có một cuộc sống thanh nhàn. Việc tranh giành vinh hoa phú quý chỉ khiến ông cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Nhiều người vì hai chữ “công danh” mà đã phải bán mạng để đổi lấy sự vinh hoa phú quý cũng như những lời xu nịnh của bọn nịnh thần. Cũng bởi những lời nịnh hót ấy mà cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ như chìm trong vũng bùn lầy, khổ không sao tả được. Để bản thân không xa đọa như bọn tiểu nhân chốn quan trường thì Nguyễn Trãi đã trở về quê nhà sau khi đã cống hiến tài năng của mình cho đất nước.

Ở nơi quê nhà thanh bình yên tĩnh ông đã có một cuộc sống như mơ ước, một cuộc sống thanh bình giản dị.

Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen

Về quê thì ông đã làm những công việc bình dị như “vớt bèo”, “cấy muống”, “ương sen”. Khi nhìn vào những công việc này chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc không có vị quan nào mà lại làm những việc này cả. Nhưng lại có một Nguyễn Trãi mong muốn được hòa mình vào thiên nhiên và trở thành một não nông dân chính hiệu. Chỉ cần làm những công việc đơn giản như vậy thôi cũng đủ khiến nhà thơ thanh thản và mãn nguyện với cuộc sống không dính chút bụi trần.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Ở nơi không có người bầu bạn thì Nguyễn Trãi đã thả hồn vào thiên nhiên để bầu bạn cùng “phong” và “nguyệt”. Thiên nhiên như một người bạn tri kỉ đối với ông mà chỉ có những người yêu thiên nhiên mới cảm nhận được sự hoàn hảo của tình bạn này.

Bui có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Mặc dù đã trở về quê hương để ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn hướng về dân về nước. Khi nhân dân vẫn còn lầm than thì ông không thể nào ngồi yên mà hưởng sự thanh nhàn ấy được. Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Trãi là một người vô cùng có trách nhiệm, luôn cố gắng tìm mọi cách để đất nước luôn được thái bình. Từ đáy lòng ông luôn đau đáu “một lòng trung lẫn hiếu”, thủy chung son sắt với dân với nước. Sự tiếc nuối lớn nhất của ông là khi chưa cống hiến được hết tài năng mà đã về hưởng thụ cuộc sống nhàn nhã.

Từ những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng của tác giả Nguyễn Trãi đã giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp thực sự của cuộc sống thanh nhàn là như thế nào. Sống thanh nhàn nhưng ông vẫn không quên được tình yêu quê hương đất nước. Qua bài thơ Thuật Hứng 24 này mà chúng ta cần học hỏi nhiều hơn về vị quan Nguyễn Trãi liêm khiết, chính trực. Chúng ta cần phải ý được được bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước để nước ta luôn được hòa bình và nhân dân có một cuộc sống tốt hơn.

Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi – Mẫu 6

Cuộc đời tác giả dường như tải ta, tâm trạng của người viết cũng được phơi bày một cách trung thực nhất không giấu giếm, không lừa dối. Bởi lẽ thơ ca có thể tác động đến trái tim người đọc khi nó đi xa từ chính trái tim của người viết. Phải tin mới có thể đi đến trái tim. Nếu như những gì anh biết không phải là tình cảm nồng hậu chân thành thì làm sao có thể cung tên ở người đọc vô vàn xúc cảm. Như đọc những vần thơ của Nguyễn Trãi, ta cảm nhận được rất rõ nét trái tim đang tung lên bởi cái đẹp trước thiên nhiên, từ đó bộc lộ được tấm lòng trung dân ái quốc của chính tác giả.

Trước hết, nhà thơ đã bày tỏ suy nghĩ của mình về cái lợi công danh mà mọi người hằng ao ước có được nó:

“Công danh đã được hợp về nhàn

Lành dữ âu chi thế nghị khen”​

Công danh là cái đích cũng là niềm mơ ước mà bao nhiêu nhà Nho xưa hướng đến, tu luyện phẩm chất, chăm chỉ học hành để cống hiến tài năng và sức lực cho đất nước, nhân dân, và cũng là để nhận được sự đánh giá và công nhận của bề trên. Thời nào cũng vậy, việc nam nhi tử hán đặt công danh lên làm gánh nặng là lẽ thường tình, kẻ không có công danh sự nghiệp, không làm trọn bổn phận của một đấng nam nhi với đất nước, cũng chẳng đáng nhắc đến làm gì. Nói về vấn đề công danh, nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng đã từng khẳng định: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”. Thế nhưng, Nguyễn Trãi lại thể hiện được sự nhẹ nhõm, thanh nhàn khi trút bỏ được gánh nặng của công danh. Bỏ qua tất cả cái ồn ào, đầy ghen tị của lũ tiểu nhân trong chốn quan trường, Nguyễn Trãi tìm về một cuộc sống thanh nhàn, yên bình trong chính cái tâm của mình, rút khỏi những cuộc đấu đá quyền lực, tranh giành vinh hoa hèn mọn, đáng khinh bỉ bằng những hành động ghê tởm “Lành dữ âu chi thế nghị khen”. Bao giờ cũng vậy, làm chức quan trong triều đình cũng gặp rất nhiều cám dỗ, nếu xuôi theo bọn nịnh thần thì sẽ có vinh hoa phú quý, nhưng lại vô tình đánh mất đi chính mình. Còn nếu sống đúng với chính mình, trong sạch, liêm khiết như áo trắng chẳng vết nhơ thì lại được cho rằng chống đối với cả một tập đoàn gian thần phía sau vỏ bọc tưởng chừng đẹp đẽ, thánh thần của áo quan. Chúng luôn sống trong sự tung hô của những kẻ hầu mọn thân cận, cậy quyền cậy thế làm càn, nhấn cuộc sống nhân dân xuống bùn lầy nhơ nhớn, ngông cuồng tạo nên những nỗi đau bất hạnh cho chúng sinh. Nguyễn Trãi là một vị quan liêm chính, có lối sống trong sạch quyết không chịu đầu hàng cái xấu xa, luôn hết mình cống hiến và phò tá vua trị vì đất nước, vì vậy ông là đối tượng mà bọn gian thần này muốn hãm hại, diệt trừ.

Giờ đây, ông đã trút bỏ được hết thứ hư danh ấy để về với cuộc sống bình dị, ông sống cuộc sống như của một ẩn sĩ thực sự, vui với những thú vui giản dị:

“Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen”​

Là một vị quan tài giỏi nhưng khi đã về ở ẩn thì cuộc sống của Nguyễn Trãi cũng giản dị, mộc mạc như bao người Nho sĩ khác, sống bầu bạn với thiên nhiên, làm những công việc dung dị, “vớt bèo” để cấy muống, đó là những loài thực vật trong tự nhiên nhưng trong cuộc sống ở ẩn đấy thì nó lại là những nguồn thức ăn, nguồn thực phẩm mà nhà thơ sử dụng nó hàng ngày. Cuộc sống nơi hoang dã không có những sơn hào hải vị mà chỉ có “muống”, “ương sen”, nhưng cũng chỉ cần như vậy thôi, cuộc sống cũng đã vô cùng ý nghĩa, mãn nguyện. Bởi cái nhà thơ có được là sự thanh thản trong tâm hồn, được sống ở một môi trường trong sạch, không vướng bụi trần. Đó chính là tinh thần nhập thế rất tích cực của các bậc đại ẩn. Thật khó có thể tìm thấy dấu vết của lối sống quan trường cao sang trong những câu thơ như vậy. Tuy nhiên, liệu ông trở về quê trồng rau muống, ương sen như một lão nông tri điền đã đúng với tinh thần của bài thơ này? Phải đặt hai câu thơ đó vào trong toàn bài thơ. Nguyễn Trãi chỉ nói “hợp về nhàn”, chứ tuyệt nhiên không nói đến việc ông về quê hay về đâu. Cái sự công danh đã được rồi, nên về nhàn là cái nhàn tư tưởng, cái nhàn đầu óc. Hai câu này như là một tuyên bố cách ứng xử của nhà Nho, nhằm mục tiêu “chỉ có lòng trung hiếu mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”. Đó là phương châm ứng xử, trong mọi trường hợp cũng mềm dẻo, linh hoạt để giữ lại cái căn cốt, ở đây là trung và hiếu. Ao cạn thì không thất vọng mà bỏ, vẫn có thể thành ruộng trồng rau muống. Đầm trong, không còn nuôi tôm cá được nữa thì trồng sen. Đó là hai câu như là tục ngữ kinh nghiệm sống, dù hoàn cảnh nào thì người nông dân vẫn tìm ra cách để làm cho ao đầm có ích, “giữ mầm sống” trường tồn. Cái mầm sống muống và sen ấy, với Nguyễn Trãi muốn nói đến, chính là lòng trung hiếu. Hai câu thơ này đặt trong toàn bài, truyền thông điệp tư tưởng, chứ không phải dụng công tả cái hình tướng một cách thô mộc.

Về ở ẩn nơi quê nhà, tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà thơ càng được thể hiện rõ nét, mang đậm màu sắc ước lệ cổ điển đầy thi vị:

“Kho thu phong nguyệt chở đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vậy then”​

Những câu thơ này thể hiện được lối sống thanh bạch của nhà thơ Nguyễn Trãi khi lấy “phong”, “nguyệt” tức gió trăng là người bầu bạn, cảm nhận nhịp sống nơi dân dã, tâm hồn thanh bạch của con người vĩ đại này dường như đã được tỏa rạng. Đối với ông thiên nhiên quả là báu vật, là nguồn của kho vô tận mà chỉ có ở những người như ông – yêu thiên nhiên hết mực mới cảm nhận được cái tuyệt mĩ. hoàn hảo của nó. “Một câu thơ đẹp, rất ảo, tràn đầy mỹ cảm, hình như chưa thấy ở đâu, chưa thấy ai sáng tạo được như thế. Ức Trai quả thật là vị tiên trong thơ, từ trong thơ mà lừng lững đi ra, rồi cùng với thơ đi vào bất tử”. Hình ảnh ở đây rất ảo diệu. “Kho” là hữu hạn, thu vào gió trăng vô hạn. “Thuyền” là hữu hạn, chở khói sông là vô hạn. Gió trăng dĩ nhiên đầy vượt qua nóc. Còn khói sông tưởng nhẹ mà nặng vạy cả then thuyền. Điều tất nhiên đối với điều huyền ảo. Đây là 2 câu thơ thần tình trong bài thơ này. Con người nhàn vượt lên thực tại, đó là cái chất trong tâm trí, cái kỳ diệu, mầu nhiệm của phẩm chất trung hiếu. Dù cho hoàn cảnh thực tại phải ứng xử như cấy muống, trồng sen, thì tâm hồn và trí tuệ vẫn là cái kho phong nguyệt và thuyền yên hà kia. Tâm hồn trăng gió vẫn phóng khoáng vượt ra ngoài mái kho sống. Trí tuệ khói sông thế mà còn nặng lẽ thuyền đời. Hai câu này bổ sung và nâng đỡ, hiệp cùng hai câu trên, để nói về lòng trung hiếu. Thế mới là “mài chăng khuyết, nhuộm chăng phai”.

Tuy đã lui về ở ẩn nhưng với tấm lòng của Nho sĩ yêu nước, luôn hướng về dân về nước thì ông vẫn mang nặng nỗi lòng về vận sự của đất nước:

Bui có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.​

Nguyễn Trãi được biết đến là người luôn đau đáu trong lòng về vận sự đất nước, về đời sống của nhân dân. Nếu như nhân dân còn khổ cực thì Nguyễn Trãi cũng chẳng thể ngồi yên mà hưởng “nhàn” nơi vùng quê thanh vắng, bầu bạn cùng thiên nhiên. Con người Nguyễn Trãi là thế, luôn mang trong mình trách nhiệm lo cho dân cho nước, răn mình phải tìm mọi cách khiến cho thái bình thịnh trị, vận nước an yên, nhân dân no đủ. Một người “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” thì làm sao có thể thản nhiên hưởng “nhàn” trong khi đất nước đang loạn lạc, công thần sa đọa như thế. Hai câu kết khép lại những suy tư cảm xúc về lạc thú thanh nhàn và nhìn lại định hưởng cho cả một đời người, ở đây, tự đáy lòng nhà thơ, vượt lên trên cái thú “phong nguyệt, yên hủ” vẫn tâm niệm “một lòng trung lẫn hiếu”. Niềm trung hiếu này thể hiện một quan niệm sống của một con người có nhân cách vĩ đại, tiết tháo cao cả: trung hiếu với vua, với nước, với dân. Đó là khao khát sâu kín và cháy bỏng suốt một đời của Nguyễn Trãi. Tấm lòng Nguyễn Trãi lúc nào cũng đau đáu hướng về đất nước, nhân đân. Ông gọi đó là lòng ưu ái, lòng trung hiếu không lúc nào phôi phai được. Quả là một nhà ái quốc vĩ đại.

Nguyễn Đình Thi từng nói rằng: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”. Quả thực, một tác phẩm đích thực luôn đốt lửa trong lòng người đọc bởi giá trị tư tưởng của chúng. “Thuật hứng” bài 24 đã khắc họa một ẩn sĩ giã từ chốn quan trường thị phi về nơi quê nhà sống cuộc sống dân dã, thanh bạch. Tuy lui về ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi không lúc nào không lo tới vận mệnh đất nước, cuộc sống của người dân. Thật khó để tìm thấy một vị quan có suy nghĩ nhân nghĩa như vậy!

*********

Trên đây là 6 bài văn Phân tích bài thơ Thuật hứng 24 của Nguyễn Trãi lớp 10 hay nhất do thầy cô trường Ngô Thì Nhậm biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ là nguồn tài liệu giúp các em rèn luyện kỹ năng viết văn của mình ngày một hoàn thiện hơn.

Đăng bởi các thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm trong chuyên mục Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button