Giáo dụcLớp 10

Phân tích bài thơ Khe chim kêu

Đề bài: Phân tích bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy

phan tich bai tho khe chim keu

Phân tích bài thơ Khe chim kêu

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Khe chim kêu

 

1. Dàn ý Phân tích bài thơ Khe chim kêu

1. Mở bài

Bài thơ “Điểu minh giản” (Khe chim kêu) là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của nhà thơ Vương Duy.

2. Thân bài

– Tâm thế: Nhàn nhã, thoải mái không vướng bận ưu tư
– Âm thanh:
+ Tiếng hoa quế rụng
+ Tiếng chim kêu
– Thời gian: Đêm xuân…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Khe chim kêu tại đây

 

2. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Khe chim kêu

Vương Duy là một nhà thơ lớn của văn học đời Đường, ông để lại cho thế hệ sau hàng trăm tác phẩm có giá trị. Bài thơ “Điều minh giản” (Khe chim kêu) là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của ông. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, chỉ vỏn vẹn hai mươi từ nhưng để lại nhiều ý vị thâm trầm mà sâu sắc.

” Nhân nhàn hoa quế lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không”

Hai câu thơ vẽ ra một bức tranh êm dịu, người thi sĩ đang trong tâm thế nhàn nhã, thoải mái không vướng bận ưu tư trong những tháng ngày ẩn dật của mình. Một không gian rất tĩnh lặng hiện ra và tâm hồn nhà thơ cũng tĩnh lặng như vậy. Tiếng cánh hoa quế rụng giữa khoảng không được tác giả cảm nhận thật tinh tế, tiếng rơi khẽ khàng trong đêm thực khó có thể nghe thấy nhưng tâm hồn tĩnh lặng của thi sĩ đã nghe thấy rất rõ, một cảm nhận vô cùng tuyệt diệu mà độc đáo. Dường như ta bắt gặp vẻ đẹp ấy trong hồn thơ của Trần Đăng Khoa:

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

Giữa đêm xuân tĩnh mịch, ánh trăng hiện lên thật huyền ảo, mờ hoặc: “Trăng lên, chim núi giật mình”

Cảnh vật được chiếu sáng tạo nên nét xuân riêng, tĩnh lặng mà êm dịu, ánh trăng sáng trở thành bạn tâm giao, tri kỉ của nhà thơ, rọi xuống thế gian vẻ dịu hiền muôn thuở. Ánh trăng lên khiến cho chim núi giật mình hay chính lòng người cũng chợt giật mình thổn thức.

“Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi”

Tiếng chim kêu tưởng chừng như phá tan đi bầu không khí yên tĩnh của núi mùa xuân nhưng hoá lại càng tô đậm lên vẻ tĩnh lặng ấy. Cảnh vật có âm thanh, có ánh sáng, có con người nhưng vẫn cảm thấy thật yên tĩnh lạ thường. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ.
Bài thơ mang âm hưởng Đường thi tạo nên vẻ đẹp riêng của một bức tranh đêm mùa xuân trên núi tĩnh lặng mà giao hòa.

——————-HẾT——————–

Nhằm giúp các em củng cố kiến thức về bài thơ Khe chim kêu, bên cạnh bài Phân tích bài Khe chim kêu trên đây, chúng tôi còn giới thiệu đến các em rất nhiều tài liệu học tập hữu ích khác như: Sơ đồ tư duy Khe chim kêu, Cảm nghĩ bài thơ Khe chim kêu, Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Khe chim kêu, Soạn bài Khe chim kêu.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button