Giáo dụcLớp 11

5 Đề đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết

Giục Giã đọc hiểu

5 Đề đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết được trường THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với bộ đề Giục Giã đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi nhé.

6 Đề đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết
6 Đề đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) – Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

Em, em ơi, tình non đã già rồi;

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

Bạn đang xem: 5 Đề đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt;

Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn…

(Giục giã, Xuân Diệu)

Câu 1. Nêu chủ đề của đoạn trích.

Lời giải:

Chủ đề của đoạn trích: Lời giục giã sống vội vàng, gấp gáp của thi sĩ Xuân Diệu.

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của điệp khúc Mau với chứ.

Lời giải:

Hiệu quả nghệ thuật: Khiến cho lời thơ mang hơi thở gấp gáp, vội vàng như lời giục giã, khẩn cầu tha thiết.

Câu 4. Viết từ 5 – 7 dòng nêu cảm nhận của anh/ chị về một hồn thơ không bao giờ khép kín mà luôn rộng mở với thiên nhiên, với sự sống và con người của Xuân Diệu.

Lời giải:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.

* Có thể, viết theo gợi ý sau:

Những dòng thơ của Xuân Diệu mang đến cho người đọc cảm nhận về một tâm hồn khao khát mãnh liệt được giao hòa, giao cảm với con người và cuộc sống, một tình yêu tuổi trẻ đến cuồng nhiệt, đến tôn thờ, đến hốt hoảng, âu lo. Bỏi Xuân Diệu nhận ra rằng, cuộc đời này đẹp vồ cùng và rất đáng sống; mọi sự kì diệu của cuộc sống đều tập trung vào mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu; Xuân Diệu cũng chỉ ra rằng đời người là hữu hạn, thời gian để chúng ta hưởng thụ cuộc sống không nhiều. Cho nên, con người phải sống gấp lên, phải biết tranh thủ từng khoảnh khắc để sống hết mình, yêu hết mình và dâng hiến tình yêu của mình cho tất thảy.

Đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) – Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

Em, em ơi, tình non đã già rồi;

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt;

Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn…

(Giục giã, Xuân Diệu)

Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Lời giải:

– Thể thơ: 8 chữ (hoặc tự do)

– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm

Câu 2. Tìm những từ ngữ thể hiện sự giục giã của nhân vật “anh”. Lời giục giã nào được nhắc lại nhiều lần? Xác định biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng qua hình thức lặp lại đó.

Lời giải:

– Những từ ngữ thể hiện sự giục giã của nhân vật “anh”: Mau với chứ, vội vàng lên, gấp đi em…

– Lời giục giã được nhắc lại nhiều lần: Mau với chứ

– Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ

– Tác dụng của phép điệp: tăng hiệu quả nghệ thuật cho sự biểu đạt; làm cho lời thơ mang giọng điệu giục giã, vội vàng, khẩn thiết; tăng hiệu quả tác động đến tâm trí người đọc, người nghe.

Câu 3. Theo anh/chị, điều mà nhân vật “anh” trong bài thơ sợ nhất là gì? Thực chất, nỗi sợ đó bắt nguồn từ đâu?

Lời giải:

– Điều mà nhân vật “anh” trong bài thơ sợ nhất là “ngày mai” (trong câu: Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai).

– Thực chất, nỗi sợ đó bắt nguồn từ nỗi ám ảnh thường trực trong tâm trí Xuân Diệu, làm nên thế giới nghệ thuật của thơ ông: nỗi ám ảnh thời gian. Xuân Diệu luôn bị ám ảnh bởi trôi chảy không ngừng của thời gian, sự ngắn ngủi, hữu hạn của đợi người…

Câu 4. Câu thơ: Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt có nét tương đồng với câu thơ nào trong bài thơ “Vội vàng” đã học?

Lời giải:

Câu thơ: Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt có nét tương đồng với những câu thơ trong bài thơ “Vội vàng”:

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Câu 5. Điểm tương đồng về quan niệm sống của tác giả thể hiện trong hai bài thơ “Giục giã” và “Vội vàng” là gì? Em có đồng tình với quan niệm sống của tác giả Xuân Diệu hay không? Vì sao?

Lời giải:

– Điểm tương đồng về quan niệm sống của tác giả thể hiện trong hai bài thơ “Giục giã” và “Vội vàng” là:

Sống mãnh liệt, sống hết mình trong từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những tháng năm tuổi trẻ để tận hưởng niềm vui mà cuộc đời ban tặng…

– Tôi đồng tình với quan niệm sống của tác giả Xuân Diệu. Vì:

+ Sống mãnh liệt, hết mình bản thân mới tạo ra giá trị cuộc sống: từ niềm vui của những thành công ta có được, từ những cống hiến cho xã hội, từ sự yêu mến, tin tưởng của mọi người;

+ Sống mãnh liệt, sống hết mình ta mới có thể cảm nhận được sự tươi đẹp mà cuộc sống ban tặng cho con người;

+ Sống mãnh liệt, sống hết mình mới không lãng phí thời gian; không để cuộc đời trôi đi vô ích…

Câu 6. Từ nội dung bài thơ trên, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày quan điểm của bản thân về sự cần thiết phải biết trân trọng cuộc sống.

Lời giải:

Chúng ta đến với thế giới này là một niềm hạnh phúc lớn lao. Nhưng có được niềm hạnh phúc ấy một cách trọn vẹn lại phụ thuộc vào thái độ sống của mỗi người. Có người lãng phí đời mình một cách vô bổ, có người chọn trân trọng từng ngày được sống trên thế gian. Hẳn ai cũng nhận thức được, chỉ có trân trọng cuộc sống, mới mang đến cho chúng ta cuộc đời ý nghĩa. Trân trọng cuộc sống là trân trọng sự sống của bản thân, là biết sống đẹp để mang lại những gì hữu ích cho chính mình, cho người thân và xã hội, là không sống hoài, sống phí.. Trân trọng cuộc sống mỗi ngày là cần thiết bởi cuộc sống là vô thường. Một tai nạn bất ngờ hay một sự vô lí tình cờ nào đó có thể cắt đứt sợi dây gắn kết ta với cuộc đời này, nên nhất thiết phải trân trọng sự sống, để ta không phải hối tiếc điều gì khi rủi ro ập đến. Trân trọng cuộc sống mỗi ngày là cần thiết bởi khi sống với thái độ ấy, ta biết mình cần phải làm gì để mỗi ngày trôi qua là một ngày vui. Nhiều ngày cộng lại là một đời vui. Ai chẳng muốn bản thân sống một cuộc đời tốt đẹp! Trân trọng cuộc sống sẽ mang đến cho ta cuộc đời tốt đẹp mà ta mơ ước. Trân trọng cuộc sống như một liều thuốc tinh thần mang đến năng lượng tích cực, tạo động lực để con người vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, từng bước vươn đến đỉnh cao của thành công. Trân trọng cuộc sống còn giúp ta hoàn thiện bản thân, nhận được sự yêu thương, quý mến của mọi người. Trân trọng cuộc sống giúp lan tỏa những điều tốt đẹp đến những người xung quanh, đến xã hội.. Nick Vujicic – diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân vẫn dũng cảm, mạnh mẽ để sống những ngày trọn vẹn và trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng truyền cảm hứng tới triệu triệu người trên thế giới. Nếu không biết trân trọng cuộc sống thì sự sống ấy chỉ là sự tồn tại đầy bi kịch mà thôi. Mỗi ngày là một món quà mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta, vậy cớ gì, ta không trân trọng điều đó? Hãy trân trọng cuộc sống, hãy biết ơn cuộc đời bởi: “.. mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương”.

Đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) – Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

Em, em ơi, tình non đã già rồi;

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt;

Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn…

(Giục giã, Xuân Diệu)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong đoạn trích.

Lời giải:

Nhân vật trữ tình: “Em”; chủ thể trữ tình trong đoạn trích: “Tôi”.

Câu 3. Hãy khái quát nội dung của đoạn trích.

Lời giải:

Khái quát nội dung của đoạn trích: Đoạn trích là lời giục giã sống vội vàng, sống tận hưởng trọn vẹn từng giây phút khoảnh khắc của cuộc đời.

Câu 4. Phân tích tác dụng của phép điệp ngữ “Mau với chứ”.

Lời giải:

Tác dụng của phép điệp ngữ “Mau với chứ” :

– Nhấn mạnh sự khẩn thiết trong lời giục giã của “tôi”;

– Tạo giọng điệu cuộn trào, hối hả cho lời thơ; tạo nên sức lay động mạnh mẽ đến người đọc.

Câu 5. Em có đồng tình với quan niệm sống “gấp” của Xuân Diệu trong đoạn trích trên không? Vì sao?

Lời giải:

Em có đồng tình với quan niệm sống “gấp” của Xuân Diệu trong đoạn trích trên.

– Trong văn cảnh bài thơ, sống “gấp” ở đây không phải là sống nhanh, sống vội, quay cuồng ganh đua.. mà sống gấp theo quan niệm của Xuân Diệu là sống mãnh liệt, sống ý nghĩa từng giây phút cuộc đời, không lãng phí thời gian, không chùng chình do dự.. Đây là lối sống đẹp, tạo nên giá trị cho bản thân, giúp mỗi người biết trân quý cuộc sống..

Đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) – Đề số 4

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,

Em, em ơi, tình non đã già rồi;

Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.

Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;

Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.

Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!

Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt;

Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn…

(Giục giã, Xuân Diệu)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm

Câu 2. Chỉ ra ít nhất 02 từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

Lời giải:

Những từ thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ: vội vàng, gấp, sợ ngày mai

Câu 3. Anh/chị hiểu như thê nào về nội dung của hai câu thơ sau:

Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai; Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

Lời giải:

Nội dung của hai câu thơ này đó là lời thúc giục vội vàng, gấp gáp của tác giả về cuộc sống, về tình yêu. Lời giục giã ấy của tác giả thể hiện một tinh thần sống tràn trề nhiệt huyết, sống cho khoảnh khắc hiện tại và sống hết mình. Dường như tác giả luôn sợ những điều tốt đẹp sẽ biến mất và đổi thay. Tác giả sợ rằng lòng người sẽ thay đổi theo dòng chảy của năm tháng. Vì thế, tác giả mới giục giã, gấp gáp và vội vàng để có thể sống trọn vẹn từng giây phút tươi đẹp của hiện tại.

Câu 4. Nếu nhận xét của anh/chị về quan điểm sống của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

Lời giải:

Quan điểm sống của nhà thơ Xuân Diệu đó là thái độ sống gấp gáp, nhiệt huyết, tràn trề năng lượng và sức sống cho thời điểm hiện tại. Tác giả luôn sợ rằng những điều tốt đẹp sẽ nhanh chóng qua đi và biến mất, tình yêu không còn, hạnh phúc không còn. Vì thế, tác giả luôn luôn mang trong mình thái độ sống tận hưởng trọn vẹn từng giây từng phút của bản thân. Theo em, đây là một thái độ sống đẹp và nhân văn. Đó chính là thái độ sống hết mình, sống nhiệt huyết cho hiện tại và hết mình trong đời sống.

Đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) – Đề số 5

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Vì chút mây đi, theo làn vút gió.

Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?

Sớm nay sương xê xích cả chân trời,

Giục hồng nhạn thiên đi về cõi Bắc.

Ai nói trước lòng anh không phản trắc;

Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?

– Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,

Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lói;

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm,

Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự.

Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi..

(Giục giã, Xuân Diệu)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

Câu 2. Mượn sự thay đổi của thiên nhiên, vạn vật trong 4 câu đầu, tác giả muốn thể hiện điều gì qua hai câu:

Ai nói trước lòng anh không phản trắc;

Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?

Lời giải:

Tác giả muốn nói rằng: Tình cảm của con người cũng có thể theo thời gian mà dần thay đổi, không ai nói trước được điều gì.

Câu 3. Cho biết cách hiểu của anh/chị về nội dung hai câu thơ:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Lời giải:

Hai câu thơ “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/Còn hơn le lói khắp trăm năm” có nghĩa là dù chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi mà sống nhiệt huyết, sống hết mình vì tình yêu, vì đam mê, vì hoài bão và ước mơ.. thì còn hơn sống cả cuộc đời tăm tối, nhạt nhẽo, tầm thường.

Hai câu thơ thể hiện quan niệm sống tích cực và khát khao hướng đến một cuộc sống thật ý nghĩa của nhà thơ Xuân Diệu.

Câu 4. Hai câu thơ cuối thể hiện quan niệm sống như thế nào của nhà thơ:

Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi..

Lời giải:

Thể hiện quan niệm sống vội vàng (sống mãnh liệt, sống hết mình, sống ý nghĩa từng phút giây) của tác giả. Hai câu thơ giống như một lời thúc giục mỗi người hãy sống khẩn trương, sống nhanh hơn một chút, sống nhiệt huyết và tràn đầy đam mê.. Trước khi những điều tốt đẹp sẽ qua đi và khoảnh khắc hạnh phúc sẽ biến mất vĩnh viễn thì con người ta hãy sống nhanh hơn, sống tràn trề năng lượng và nhiệt huyết với ước mơ, đam mê và hoài bão, lý tưởng sống của chính bản thân mình.

Đó là quan niệm sống tích cực, đúng đắn, có ý nghĩa thúc đẩy con người vượt qua lối sống tầm thường, tẻ nhạt.

Câu 5. Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên có trong 04 dòng thơ đầu của đoạn trích.

Lời giải:

Hình ảnh mây, gió, sương

Câu 6. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ:

Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi..

Lời giải:

Em đồng ý với quan niệm trên. Bởi vì cuộc sống của chúng ta, tuổi trẻ của chúng ta không hề dài nên chúng ta cần gấp gáp, vội vàng như lời giục giã, khẩn cầu tha thiết. Hãy sống hết mình, yêu hết mình và dâng hiến tình yêu của mình cho tất thảy.

*************

Trên đây là 5 Đề đọc hiểu Giục Giã (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết thường gặp trong các bài thi học kì. Các em hãy ôn luyện thật kỹ để trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi sắp tới nhé. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button