Giáo dục

4 Đề đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi có đáp án chi tiết

Việt Nam quê hương ta đọc hiểu

4 Đề đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 4 bộ đề Việt Nam đất nước ta ơi đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

Đề đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi có đáp án chi tiết
Đề đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi – Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả đập dờn

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi có đáp án chi tiết

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một ảo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Xác định thể thơ được tác giá sử dụng trong đoạn văn trên.

Lời giải:

Thể thơ được tác giá sử dụng trong đoạn văn trên: lục bát

Câu 2. Trong bốn dòng đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh nào để tái hiện khung cảnh đất nước Việt Nam? Em có đồng tình với sự lựa chọn này của tác giả không? Vì sao?

Lời giải:

Trong bốn dòng đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh để tái hiện khung cảnh đất nước VN: cánh đồng lúa mênh mông, cánh cò trắng bay lả bay la, đỉnh Trường Sơn bao phủ bởi mây.

Em hoàn toàn đồng ý với sự lựa chọn của tác giả vì đây đều là những hình ảnh đại diện, tiêu biểu, đặc trưng của đất nước VN. Đất nước đi lên từ nước nông nghiệp, luôn mang một vẻ đẹp bình yên, trù phú, ấm no, đáng tự hào và yêu dấu từ bao đời.

Câu 3. Đoạn thơ đã thể hiện những tình cảm gì của tác giá với quê hương, đất nước?

Lời giải:

Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu đối với đất nước, quê hương của tác giả. Đó là tình yêu đối với cảnh đẹp, con người và truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của thế hệ cha anh đi trước. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện được sự tự hào đối với những phẩm chất quý báu, tốt đẹp của nhân dân: dũng cảm, thủy chung, trung hậu, đảm đang, son sắt, cần cù lam lũ, gan dạ trong chiến đấu mà hiền lành trong đời thường.

Câu 4. Đọc đoạn thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của quê hương dân, đất nuớc?

Lời giải:

Đọc đoạn thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp của quê hương đất nước đó là vẻ đẹp bình dị, ấm no, trù phú của đất nước. Đồng thời, em còn thấy được những vẻ đẹp về phẩm chất của những con người trung hậu, đảm đang, son sắt thủy chung, cần cù lam lũ, gan dạ trong chiến đấu mà hiền lành trong đời thường.

Câu 5. Dựa vào nội dung của bốn dòng thơ được in hoa trong dòng thơ ở phần đọc hiểu, hãy viểt một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình hày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Mẫu số 1:

Từ bao đời này, vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam vẫn được thể hiện bằng những phẩm chất quý báu, đáng tự hào. Thật vậy, từ thời buổi sơ khai dựng nước và giữ nước, phẩm chất quý báu của dân tộc Việt Nam đó chính là tình yêu nước, tinh thần dũng cảm quyết bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao nhiêu vị anh hùng dân tộc như: Ngô Quyền, Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,….. rồi trải qua biết bao thăng trầm đau thương của hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những đau thương của chiến tranh để lại trên mảnh đất Việt Nam này mãi mãi đối với những anh hùng dân tộc đã về với đất mẹ và với cả những người ở lại. Thế nhưng, tinh thần dũng cảm, anh dũng của những chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc cùng với sự trung hậu, đảm đang của biết bao thế hệ người ở hậu phương chính là phẩm chất tuyệt đẹp của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, khi được sống trong hòa bình, vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện bằng sự đoàn kết, gắn bó, nhân nghĩa cùng nhau đối mặt với những gian khó, thử thách chung. Mỗi người dân đều có tinh thần làm việc thi đua hết sức mình, vì đất nước và tổ quốc đang phát triển. Đứng trước dịch bệnh toàn cầu, nhân dân đoàn kết một lòng để không ai bị bỏ lại phía sau. Tóm lại, nhân dân Việt Nam luôn có được tinh thần dân tộc tuyệt đẹp dù ở thời đại nào.

Mẫu số 2:

Dân tộc ta luôn luôn hiện lên với vẻ đẹp anh hùng, vẻ đẹp của những phẩm chất đáng quý, vẻ đẹp của những điều bình dị. Trên dải đất hình chữ S, đất nghèo cằn cỗi, sống trong cuộc sống khó khăn vất vả. Và với hơn hàng ngàn năm lịch sử chúng ta luôn phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm, luôn phải chìm trong các trận chiến đẫm máu. Nghe thôi đã thấy xót xa lạ thường! Nhưng với ý chí, với lòng tự tôn dân tộc, chúng ta đã đứng lên khởi nghĩa, đứng lên giành lại độc lập cho dân tộc. Những vị anh hùng đời đời chúng ta nhớ ơn như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền,…họ đã đứng lên không tiếc hi sinh để giành lại độc lập cho dân tộc, bảo vệ cuộc sống cho nhân dân. Với phẩm chất của người Việt thì khi họ thật dũng cảm không hề sợ sệt trước kẻ thù nhưng khi đất nước sạch bóng quân thù thì họ lại trở về với ruộng đồng, họ lại về với bản chất hiền lành chất phác của mỗi người.

Đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi – Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả đập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một ảo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Lời giải:

Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là phương thức biểu cảm.

Câu 2. Câu thơ “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” sử dụng biện pháp tu từ gì?

Lời giải:

Câu thơ “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” sử dụng biện pháp tu từ: hoán dụ (áo nâu: nông dân nghèo)

Câu 3. Theo em những phẩm chất nào của người dân Việt Nam được tác giả Nguyễn Đình Thi nhắc đến trong đoạn thơ?

Lời giải:

Những phẩm chất đẹp của người Việt Nam được nhắc đến trong đoạn thơ là:

  • Cần cù, chịu thương chịu khó “Mặt người vất vả in sâu /Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
  • Anh hùng, dũng cảm “Đất nghèo nuôi những anh hùng /Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”
  • Thủy chung, nghĩa tình “ Mắt đen cô gái long lanh / Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.”

Câu 4. Trong đoạn thơ, “quê hương Việt Nam” được miêu tả những chi tiết, những hình ảnh nào? Cảm nhận của em về những hình ảnh đó. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.

Lời giải:

Quê hương Việt Nam được miêu tả với những hình ảnh sau:

  • Biển lúa mênh mông
  • Đỉnh Trường Sơn mây mờ che sớm chiều
  • Những người con gái, con trai áo nâu một đời vất vả
  • Những anh hùng đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại hiền lành, chất phác
  • Những người con gái đẹp, có đôi mắt long lanh, yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung

– Những hình ảnh đó là kết tinh của những gì đẹp nhất của thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam. Qua đó, ta thấy một Việt Nam tươi đẹp, yên bình, trù phú; một Việt Nam cần cù, anh dũng, nghĩa tình thủy chung. Cảm hứng ca ngợi, tự hào tràn ngập đoạn thơ.

Đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi – Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả đập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một ảo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Lời giải:

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2: Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích trên

Lời giải:

Học sinh có thể chỉ ra một trong số những biện pháp nghệ thuật sau:

  • Biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên
  • Biện pháp nói quá: Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Câu 3: Đoạn trích trên được viết bởi những phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt đó có biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là biểu cảm và miêu tả.

Biểu hiện của phương thức biếu cảm là bộc lộ cảm xúc tự hào, tâm thế hào sảng của tác giả về hình tượng đất nước.

Miêu tả khi tác giả nói về những vẻ đẹp của đất nước về cảnh vật, thiên nhiên và con người: Đó là cảnh vật Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều, là những tấm gương anh hùng Đấi nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, là những người lao động làm nghề thù công Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem.

Câu 4: Chỉ ra những hình ảnh thể hiện cảnh sắc quê hương trong các dòng thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đầu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả dập dờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Lời giải:

Những hình ảnh thể hiện cảnh sắc quê hương trong các dòng thơ trên là:

– Hình ảnh biển lúa mênh mông – một vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Việt Nam.

– Hình ảnh cánh cò trắng phấp phới tung bay qua những cánh đồng lúa.

– Hình ảnh đỉnh núi Trường Sơn xung quanh được bao phủ bởi những đám mây mờ ảo.

Câu 5: Nội dung những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam?

Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

Lời giải:

Học sinh trình bày theo ý hiểu của mình, có lý giải hợp lý.

Gợi ý:

– Con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.

– Con người Việt Nam giàu lòng kiên trì, tinh thần kiên cường chống giặc ngoại xâm.

– Khi chiến tranh kết thúc, con người Việt Nam lại trở về với vẻ đẹp của sự nhân hậu, hiền lành chịu thương chịu khó.

Câu 6: Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước và con người Việt Nam trong đoạn trích?

Lời giải:

Học sinh tự đưa ra nhận xét của bản thân mình, có lý giải hợp lý.

Gợi ý:

– Trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương mình.

– Thể hiện sự tự hào đối với đất nước và con người Việt Nam.

Câu 7: Phân tích nội dung chính của đoạn trích trên, có học sinh viết: “Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người anh hùng trong gian khó vẫn luôn kiên cường, nhẫn nại, làm nên vẻ đẹp của đất nước muôn đời. Hãy chỉ ra lỗi sai trong diễn đạt của lời phân tích đó.”

Lời giải:

Lời phân tích Nhân vật trữ tình trong bài thơ là những người anh hùng trong gian khó vẫn luôn kiên cường, nhẫn nại, làm nên vẻ đẹp của đất nước muôn đời sai ở chỗ đã hiểu sai về bản chất của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình không phải là nhân vật được miêu tả trong tác phẩm mà là nhân vật bộc lộ những cảm xúc, tình cảm trong tác phẩm.Ở đoạn trích trên, nhân vật trữ tình là một người yêu nước, tự hào với vẻ đẹp của đất nước.

Đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi – Đề số 4 trắc nghiệm

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả đập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một ảo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ lục bát.

B. Thể thơ sáu chữ.

C. Thể thơ tám chữ.

D. Thể thơ tự do.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

A. Tự sự.

C. Biểu cảm.

B. Miêu tả.

D. Nghị luận.

Câu 3. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

A. Tình cảm gia đình.

B. Tình yêu quê hương đất nước.

C. Truyền thống văn hóa dân tộc.

D. Đấu tranh xây dựng đất nước.

Câu 4. Từ nào sau đây không cùng loại với các từ còn lại?

A. Đất nước.

B. Quê hương.

C. Thương đau.

D. Gái trai.

Câu 5. Chỉ ra các tiếng mang vần trong 4 câu thơ đầu.

Lời giải:

Các chữ mang vần – ơi – trời. – hơn – rờn – sơn.

Câu 6. Tìm và chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên

Lời giải:

* Nhân hóa: Việt Nam đất nước ta ơi.

* So sánh: Sùng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

* Hoán dụ: Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.

Câu 7.  Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam trong đoạn thơ trên (viết khoảng 5 dòng).

Lời giải:

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam trong đoạn thơ. Đó là

– Vẻ đẹp bình dị, ẩm no, trù phú của đất nước.

– Vẻ đẹp về phẩm chất của những con người trung hậu, đảm đang. son sắt thủy chung, cần cù lam lũ, gan dạ trong chiến đấu mà hiền hành trong đời thường.

Câu 8. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

(Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta)

Lời giải:

Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

– Trong bốn dòng đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh để tái hiện khung cảnh đất nước Việt Nam: cánh đồng lúa mênh mông, cánh cò trắng bay lả bay la, đỉnh Trường Sơn bao phủ bởi mây.

– Đây đều là những hình ảnh đại diện, tiêu biểu, đặc trưng của đất nước Việt Nam. Đất nước đi lên từ nước nông nghiệp, luôn mang một vẻ đẹp bình yên, trù phú, ấm no, đáng tự hào và yêu dấu từ bao đời.

– Về nghệ thuật:

+ Biện pháp tu từ nhân hóa: Việt Nam đất nước ta ơi.

+ Biện pháp tu từ so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

+ Tác dụng: Khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen; Làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng.

=> Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu.

**********

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Việt Nam đất nước ta ơi có đáp án chi tiết . Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button