Giáo dục

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 7 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 7 giữa kì 2 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập Sử 7.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 7 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học Sử có thể ôn tập tốt cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi giữa HK2 Sử 7 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Lịch sử 7 giữa kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 7

Bài 19

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 7 năm 2021 – 2022

Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nguyễn Trãi.

B. Lê Lợi.

C. Lê Lai.

D. Đinh Liệt.

Câu 2: Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423) diễn ra như thế nào?

A. Gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan và phải ba lần rút lên núi Chí Linh để chống lại sự vây quét của quân giặc.

B. Đánh bại các cuộc vây quét của quân Minh và làm chủ vùng đất từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa.

C. Liên tiếp tiến công quân Minh ở Đông Quan.

D. Nghĩa quân nhanh chóng đầu hàng quân địch để bảo toàn lực lượng.

Câu 3: Nghĩa quân Lam Sơn phải rút lên núi Chí Linh bao nhiêu lần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?

A. Nguyễn Trãi.

B. Lê Lợi.

C. Lê Lai.

D. Nguyễn Chích.

Câu 5: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?

A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.

B. Thành lập chính quyền mới.

C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.

D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.

Câu 6: Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?

A. Tháng 8 năm 1425.

B. Tháng 9 năm 1426.

C. Tháng 10 năm 1426.

D. Tháng 11 năm 1426.

Câu 7: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là

A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 8: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?

A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.

B. Bỏ vũ khí ra hàng.

C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.

D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.

B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.

C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.

D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.

B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.

C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.

D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.

Bài 20

Câu 1: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thái Tông

C. Lê Nhân Tông

D. Lê Thánh Tông

Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Thái Tông

C. Lê Thánh Tông

D. Lê Nhân Tông

Câu 3: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?

A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.

B. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.

D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.

Câu 4: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

A. Phường hội

B. Quan xưởng

C. Làng nghề

D. Cục bách tác

Câu 5: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á?

A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.

B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á.

C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á.

D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á.

Câu 6: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là

A. Phật giáo

B. Đạo giáo

C. Nho giáo

D. Thiên chúa giáo

Câu 7: Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì?

A. Nhân dân ta có lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh.

C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.

D. Chữ Nôm dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà.

Câu 8: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kì thi nào?

A. Thi Hội

B. Thi Hương

C. Thi Đình

D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn.

Câu 9: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?

A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.

B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.

C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.

D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.

Câu 10: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới?

A. Nguyễn Trãi

B. Lê Thánh Tông

C. Ngô Sĩ Liên

D. Lương Thế Vinh

Câu 11: Tầng lớp nào là tầng lớp phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng?

A. Thương nhân, thợ thủ công

B. Các tầng lớp trên

C. Nông dân

D. Nô tì

Câu 12: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

A. Văn Đồ

B. Các nơi trên

C. Thăng Long

D. Vạn Kiếp

Chọn đáp án: C

Câu 13: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại đâu?

A. Linh Sơn (Thanh Hóa)

B. Lam Kinh (Thanh Hóa)

C. Núi Chí Linh (Thanh Hóa)

D. Lam Sơn (Thanh Hóa)

Câu 14: Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là gì?

A. Bản thảo cương mục

B. Bản thảo thực vật toát yếu

C. Phủ Biên tạp lục

D. Hải Thượng y tông tâm lĩnh

Câu 15: Để nhanh chóng hồi phục công nghiệp, Lê Thái Tổ đã cho bao nhiêu lính về quê làm nông nghiệp sau khi chiến tranh

A. 30 vạn lính về quê làm nông nghiệp

B. 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp

C. 52 vạn lính về quê làm nông nghiệp

D. 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp

II/ Tự luận thi giữa kì 2 môn Lịch sử 7

Câu 1/ Trình bày sự thành lập nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly? Ý nghĩa, tác động và hạn chế của cải cách đó ?

Câu 2/Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn từ 1418 đến 1427. Nêu Câu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

Câu 3/ Triều đại Lê sơ thành lập trong hoàn cảnh nào? Thời gian? Vị vua đầu tiên? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và nhận xét?

Câu 4/ Tình hình giáo dục khoa cử và luật pháp nước ta thời Lê Sơ có gì khác thời Lý- Trần? Thời kỳ phát triển thịnh trị nhất của triều đại Lê Sơ do vị vua nào trị vì?

Câu 5/Kể tên các danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thế kỷ XV? Em thích nhất vị danh nhân nào? Vì sao?

Câu 6/ Nét nổi bật về tình hình giáo dục, khoa cử và luật pháp nước ta thời Lê Sơ? Ai là vị vua trị vì thịnh trị nhất triều đại Lê Sơ?

Câu 7/Tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào? Nhà Lê sơ có chủ trương gì để bảo vệ lãnh thổ chủ quyền?

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button