Giáo dục

Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020 – 2021

THPT Ngô Thì Nhậm xin giới thiệu tới các em học sinh bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020 – 2021, gồm 5 đề thi, có đáp án và bảng ma trận kèm theo. Giúp các em ôn thi học kỳ 2 đạt kết quả cao.

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2 cũng giúp thầy cô tham khảo, ra đề thi học kì 2 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, thầy cô và các em có thể tham khảo thêm bộ đề thi môn Ngữ văn, Toán. Mời thầy cô và các em tải file về tham khảo nhé!

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020 – 2021 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7

Tên chủ đề Mức độ nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020 – 2021

1. Lớp Bò sát

– Cấu tạo ngoài, tuần hoàn, sinh sản của thằn lằn

– Đặc điểm đời sống của Bò sát

-Sinh sản của thằn lằn

– Môi trường tồn tại. Nguyên nhân diệt vong của khủng long

Số câu 5

Số điểm :2

2

1,5

2

0,5

5

2,0

2.Lớp Chim

Đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu

– So sánh hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của lớp chim với lớp bò sát, thú.

Số câu 2

Số điểm: 6,0

1

3,0

1

3,0

2

6,0

3.Lớp Thú

Vai trò của thú, biện pháp bảo vệ thú (PISA)

Số câu 1

Số điểm:2,0

1

2,0

1

2,0

T.Số câu 8

T.điểm:10

4

4,5

2

3,5

2

2,0

8

10

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7

I. Trắc nghiệm. (2đ)

Câu 1. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng

1. Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài? (Chọn 2 đáp án) (0,5đ)

a. Có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt.

b. Chưa hình thành nên cơ quan thính giác.

c. Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, mắt có mí cử động, có màng nhĩ trong hốc tai.

d. Chi khỏe, năm ngón chân không có móng vuốt

2. Tim của thằn lằn có cấu tạo như thế nào ?

a. Tim 2 ngăn: Một tâm nhĩ và một tâm thất.

b. Tim ba ngăn: Hai tâm nhĩ và một tâm thất.

c. Tim có 3 ngăn: hai tâm nhĩ, một tâm thất có vách hụt.

d. Cả a, b và c đúng.

3. Tại sao khủng long bị diệt vong.

a. Do có sự xuất hiện của chim và thú là thú ăn thịt.

b. Khí hậu trở nên lạnh đột ngột cùng với các thiên tai như núi lửa phun, khói bụi che phủ bầu trời, thực vật phát triển kém.

c. Khủng long cỡ lớn thiếu thức ăn, thiếu chỗ trành rét bị tiêu diệt hàng loạt.

d. Cả a, b và c đúng.

Câu 2 : (1điểm): Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: (ban ngày ; biến nhiệt ; khô ráo ; phổi)

Thằn lằn bóng đuôi dài , ưa sống ở nhưng nơi (1)……………………….

và thích phơi nắng , có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất .Chúng bắt mồi về (2)… …….…………., chủ yếu là sâu bọ. Chúng thở bằng (3)…………… Thằn lằn bóng đuôi dài là động vật (4)…………………………

II. Tự luận.(8đ)

Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay? (3,0 điểm).

Câu 2. Em hãy so sánh hệ tuần hoàn của lớp chim với lớp bò sát ? (3 ,0 điểm).

Câu 3. Vai trò của thú

Thú có vai trò rất quan trọng. Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý, nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị, vật liệu thí nghiệm. Một số loài gia súc là nguồn thực phẩm, còn một số loài có vai trò sức kéo quan trọng…. Vì những giá trị kinh tế quan trọng, nên thú đã bị săn bắt, buôn bán. Số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp để bảo vệ chúng.

Dựa vào đoạn thông tin trên và hiểu biết của bản thân , em hãy đưa ra các biện pháp để bảo vệ lớp thú? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ động vật ở địa phương ? (2 điểm).

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7

I. Trắc nghiệm(2 điểm).

Câu1. (1 điểm) Mỗi ý đúng chấm 0,25đ

1- a,c ;

2 – c ;

3 – d

Câu 2. (1 điểm) Mỗi ý đúng chấm 0,25đ

1 – khô ráo 2 – Ban ngày 3 – Phổi 4 – Biến nhiệt

II. Tự luận (8 điểm).

Câu 1. (3,0 điểm)

Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay :

– Thân hình thoi, chi trước biến thành cánh, chi sau: 3 ngón trước 1 ngón sau có vuốt. (1đ)

– Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng, lông tơ xốp, có các sợi lông mảnh làm thành chùm. (1đ)

– Mỏ sừng bao bọc lấy hàm, hàm không có răng. Cổ dài khớp đầu với thân.(1đ)

Câu 2. (3,0 điểm).

Lớp
Hệ cơ quan

Lớp chim

Lớp bò sát

Hệ tuần hoàn

– Tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).

– 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể giàu ôxi (máu đỏ tươi)

+ Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), xuất hiện vách hụt.

+ 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu ít bị pha hơn.

Câu 3. (2 điểm).

– Biện pháp bảo vệ : (1,0đ)

+ Bảo vệ động vật hoang dã.

+ Xây dựng khu bảo tồn động vật.

+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.

– Liên hệ : HS liên hệ được những gì làm được ở địa phương (1,0đ)

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020 – 2021 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
ChươngVI Động vật có xương sống(10 tiết)

Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận

Câu 1,2.

Nhận biết được bộ lưỡng cư không đuôi và các loài thú biết bay.

Câu 7,8

Phân biệt được răng của bộ gặm nhấn với răng bộ ăn thịt.

Phân biệt được sự khác nhau giữa bay vỗ cánh và bay lượn.

Câu 13

Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài thỏ thích nghi với điều kiện sống.

Câu 12

Giải thích được tại sao thú mỏ vịt lại thuộc lớp thú.

Câu 16

Giải thích được tại sao cá voi xanh gọi là cá nhưng lại xếp vào lớp thú.

7 câu

42,5%

= 4,25đ

2 câu

11,8%

= 0,5đ

2 câu

11,8%

= 0,5đ

1 câu

47,1%

= 2.0đ

1 câu

5,9%

= 0,25đ

1 câu

23,4%

= 1,0đ

Chương VII

Sự tiến hóa của động vật

(2 tiết)

Câu 3,4 Nhận thấy được thụ tinh trong có tỉ lệ trứng được thụ tinh cao. Biết được chim cổ có đặc điểm giống bò sát.

Câu 9

Hiểu được các hình thức sinh sản động vật.

Câu 10

Giải thích được mối quan hệ họ hàng của cá voi với các loài động vật.

Câu 14

Giải thích được sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? Cho ví dụ?

5 câu

30% =

3 đ

2 câu

16,7%

= 0,5đ

1 câu

8,3%

= 0,25đ

1 câu

8,3%

= 0,25đ

1 câu

66,7%

= 2.0đ

Chương XIII

Động vật và đời sống con người

(2tiết)

Câu 5 Biết được các loài động vật thiên địch.

Câu 15

Đưa ra được các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 11

Hiểu được biện pháp gây vô sinh diệt động vật gây hại.

Câu 6

Giải thích được ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng cao.

4 câu

27,5%

= 2,75đ

1 câu

9,1%

= 0,25đ

1 câu

72,7%

= 2,0đ

1 câu

9,1%

= 0,25đ

1 câu

9,1%

= 0,25đ

Tổng số:

100%=

16 câu

10 điểm

5 câu

12,5%

= 1,25đ

1 câu

15%

= 2,0 đ

4 câu

10%

= 1 đ

1 câu

20%

= 2.0 đ

2 câu

5%

= 0,5 đ

1 câu

15%

= 1,0đ

1 câu

2,5%

= 0,25đ

1 câu

20%

= 2.0đ

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7

I.TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái a, b, c, d mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Bộ lưỡng cư không đuôi có đặc điểm cơ bản là:

a) thân dài, có đuôi.

b) thân ngắn, không đuôi.

c) thân ngắn, có đuôi.

d) thân dài, giống giun.

Câu 2: Nhóm thú biết bay là:

a) dơi, gà, chim.

b) sóc, cáo, chồn.

c) dơi, sóc bay, chồn bay.

d) chim, thỏ, dơi.

Câu 3: Thụ tinh trong có ưu điểm hơn thụ tinh ngoài vì:

a) tỉ lệ trứng được thụ tinh cao.

b) tỉ lệ sống sót cao.

c) tỉ lệ tăng trưởng nhanh.

d) tỉ lệ sống cao hơn bố mẹ.

Câu 4: Chim cổ có đặc điểm cơ bản nào giống bò sát?

a) Da có vẩy.

b) Có nắp mang.

c) Chân 5 ngón.

d) Hàm có răng.

Câu 5: Các nhóm động vật nào sau đây thuộc thiên địch?

a) Cóc, mèo, cá cờ.

b) Chuột, sâu, rắn.

c) Mèo, muỗi, rắn.

d) Chim sáo, cào cào, sâu.

Câu 6: Ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng cao vì có khí hậu:

a) nóng, lạnh.

b) ẩm, khô.

c) nóng, ẩm .

d) nóng, khô.

Câu 7: Bộ gặm nhấm có răng khác bộ ăn thịt là:

a) thiếu răng hàm.

b) thiếu răng nanh.

c) thiếu răng cửa.

d) thiếu răng trên.

Câu 8: Bay vỗ cánh khác bay lượn là:

a) cánh dang rộng.

b) cánh đập chậm.

c) cánh không đập .

d) cánh đập liên tục.

Câu 9: Động vật có xương sống có hình thức sinh sản nào?

a) Phân đôi.

b) Vô tính.

c) Hữu tính.

d) Mọc chồi.

Câu 10: Cá voi có họ hàng gần với nhóm động vật nào sau đây:

a) thỏ, nai, bò.

b) hươu, nai, cá chép.

c) gà, bò ,dê.

d) cá sấu, cáo, chồn.

Câu 11: Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò người ta dùng biện pháp nào?

a) Dùng ong mắt đỏ.

b) Tuyệt sản ruồi đực.

c) Dùng vi khuẩn Myoma.

d) Dùng bướm đêm.

Câu 12: Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng nhưng lại được xếp vào lớp thú?

a) Nuôi con bằng sữa.

b) Có sữa diều.

c) Chăm sóc con.

d) Có núm vú.

B. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 13 (2.0 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?

Câu 14 (2.0 điểm) Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính? Cho ví dụ?

Câu 15 (2,0 điểm) Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có những biện pháp nào?

Câu 16 (1,0 điểm) Tại sao cá voi xanh là cá nhưng được xếp vào lớp thú?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7

I) TRẮC NGHIỆM(3.0 điểm)

Khoanh đúng 01 ý được 0,25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án đúng b c a d a c b d c a b a
Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

II) TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu Nội dung đáp án Điểm

Câu 13

2.0 điểm

+ Cơ thể có bộ lông dày, xốp để giữ nhiệt và bảo vệ cơ thể.

+ Chi trước có vuốt ngắn, khỏe để đào hang.

+ Chi sau dài khỏe để bật nhảy xa chạy trốn kẻ thù.

+ Mũi có lông xúc giác, rất thính để thăm dò thức ăn và môi trường.

+ Tai có vành tai lớn để định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.

+ Mắt có mi, cử động được để bảo vệ mắt, giữ mắt không bị khô, tránh bụi.

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 14

2.0 điểm

– Sự tiến hóa các hình thức sinh sản:

+ Từ thụ tinh ngoài đến thụ tịnh trong (cá, thỏ)

+ Từ đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng đến đẻ con (ếch, chim bồ câu, thỏ)

+ Phôi phát triển qua biến thái đến phát triển thực tiếp không có nhau thai đến phát triển trực tiếp có nhau thai (ếch, gà, thỏ)

+ Con non không được nuôi dưỡng đến được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ đến được học tập thích nghi với điều kiện sống. (thằn lằn, bồ câu, thú)

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 15

2 điểm

* Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.

+ Cấm săn bắt, buôn bán các loài động vật hoang dã.

+ Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ các loài động vật.

+ Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 16

1 điểm

* Cá voi xanh là cá nhưng được xếp vào lớp thú vì:

+ Có đặc điểm của thú: Có lông mao (tiêu giảm), hô hấp bằng phổi, tim 4 ngăn, chi trước (vây bơi) có xương ống tay, xương cánh tay, các xương ngón tay.

+ Sinh sản trong nước, đẻ con và nuôi con bẵng sữa nên thuộc lớp thú.

0,5 điểm

0,5 điểm

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button