Giáo dụcLớp 12

Dàn ý phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Dàn ý: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

1Mở bài

 Giới thiệu tác giả, tác phẩm: – Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937) là nhà văn xứ Huế, có phong cách nghệ thuật độc đáo với sở trường là tùy bút, bút kí. – Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” rút từ tập bút kí cùng tên thể hiện cái “tôi” uyên bác trữ tình và vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế.

2. Thân bài

-Nhan đề bài kí: + Nhan đề độc đáo, mới lạ bằng cách sử dụng câu hỏi tu từ. + Nhấn mạnh vẻ đẹp trữ tình của sông Hương – dòng sông lịch sử, cho thấy khát vọng về cái đẹp và xây dựng cái đẹp của con người xứ Huế.

a)  Hình ảnh sông Hương – Dưới góc độ địa lí: + Sông Hương ở thượng nguồn:

  •  Nhìn từ thượng nguồn, sông Hương có mối quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn.
  • Sông Hương rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn.
  • Sông Hương mang dáng vẻ trữ tình hiện đại.
  • Sông Hương hiện ra như một cô gái Di-gan phóng khoáng, man dại.

Nghệ thuật: Động từ, tính từ gây ấn tượng mạnh, so sánh, nhân hóa táo bạo. + Sông Hương trước khi vào kinh thành Huế:

  • Trở thành người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô.
  • Toàn bộ thủy trình của dòng sông như một cuộc kiếm tìm có ý thức.
  • Sông Hương là người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoang dại.

-> Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như một nàng thiếu nữ được đánh thức bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân để chuyển dòng liên tục.

  • Nghệ thuật: Biện pháp kể, tả kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa làm nổi bật sông Hương ở sự phối cảnh kì thú vừa hài hòa nên thơ, trữ tình.

+ Sông Hương chảy vào thành phố Huế:

  • Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.
  • Dòng sông kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, tự uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang đến Cồn Hến, dòng sông mềm mại hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
  • Sông Hương duy nhất thuộc về một thành phố, là niềm tự hào của xứ Huế.
  • Nhìn bằng con mắt hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo nên những nét cổ kính của cố đô.
  • Qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương như một điệu “slow” dành riêng cho xứ Huế.

-> Sông Hương được cảm nhận ở nhiều phương diện khác nhau, sông Hương được nhìn nhận, đối sánh trong các ngành nghệ thuật, vẻ đẹp ấy được hội tụ dưới cái nhìn tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. – Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc: + Sông Hương mang vẻ đẹp hùng ca, ghi dấu những vinh quang từ thuở còn là một dòng sông biên thùy, xa xôi. + Sông Hương trở thành chứng nhân lịch sử.

–         Sông Hương qua góc nhìn văn hóa và thơ ca: + Sông Hương từ góc độ văn hóa:

  • Trong cách nhìn với âm nhạc: Gắn sông Hương với một nền âm nhạc cổ điển Huế.

+ Từ góc nhìn văn hóa: Người nghệ sĩ đã tưởng tượng về đại thi hào Nguyễn Du và về Kiều. + Sông Hương từ góc độ thơ ca:

  • Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó.
  • Sông Hương oan hoài trong nỗi sầu vạn cổ trong thơ Bà huyện Thanh Quan, sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu.

-> Nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo tạo nên một dấu ấn riêng về phong cách nghệ thuật giàu chất thơ.

b) Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường –   Cái “tôi” tài hoa, uyên bác. –  Cái “tôi” nặng lòng với quê hương xứ sở. –  Cái “tôi” đa phong cách, mang dấu ấn riêng biệt, giàu chất thơ.

c) Nghệ thuật

–  Văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa, lắng vào chiều sâu nội tâm. –  So sánh, nhân hóa táo bạo. – Được vận dụng nhiều kiến thức về địa lí, văn hóa, lịch sử  do vậy sông Hương được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau. – Ngôn từ chọn lọc, uyên bác.

d) Đánh giá

– Thể hiện tấm lòng yêu thiết tha sông Hương, cố đô Huế của nhà văn. – Qua tác phẩm, cho thấy vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí của tác giả. – Khẳng định được thành công của tác giả ở thể bút kí, thể hiện cái “tôi” riêng biệt, trữ tình. – Để lại bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước cho mỗi chúng ta.

3.   Kết bài

Nêu cảm nghĩ cá nhân: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể nghiệm mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình.

>> Xem bài mẫu: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button