Giáo dụcLớp 11

Dàn ý phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên trong Đây mùa thu tới

Dàn ý Phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên thể hiện trong bài Đây mùa thu tới
1. Mở bài
– Dẫn dắt vấn đề
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Xuân Diệu về thiên nhiên trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu qua bài thơ Đây mùa thu tới.
2. Thân bài
* Cảm nhận tinh tế của tác giả thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ “Đây mùa thu tới” 
– Bước đi một đi không trở lại của thời gian, mùa thu như hiện hữu ngay trước mắt người đọc với sự chuyển động hữu hình
– Tâm hồn của nhà thơ nắm lấy từng khoảnh khắc để rồi hồn thơ bắt gặp hồn thu…
* Bức tranh giao mùa qua cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu
– Hình ảnh mở đầu: “Rặng liễu… ngàn hàng”: 
+ Cảm quan nghệ thuật mới mẻ của nhà thơ, lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên
+ Nỗi buồn của thi nhân thấm vào cảnh vật 
– Hồn thu hiện lên với những nét hao gầy và rơi rụng qua hình ảnh “Với lá mơ phai… vàng” => Gợi sự tàn phai trong vẻ đẹp rực rỡ
+ “Áo mơ phai”: Là hình ảnh cho thấy sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sắc màu
=> Bước đi vô hình và nhẹ nhàng của thời gian cũng như sự đổi thay linh diệu của đất trời khi thu sang hiển hiện qua từng sắc lá, dáng cây
– Xuân Diệu mở rộng biên độ của tâm hồn và vận dụng mọi giác quan để nắm bắt lấy những ý niệm vô hình, biến chúng thành hữu hình: “Những luồng… mỏng manh”
+ Bắt trọn từng khoảnh khắc để bắt lấy sự đổi khác và cái cựa mình của thiên nhiên
+ Sử dụng phụ âm “r” trong “run rẩy rung rinh” => tạo giá trị thẩm mĩ và chứa những ý niệm về sự tinh tế
+ “Đã nghe… trong gió”: Động từ “luồn” kết hợp với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng tài tình để cụ thể hóa cái rét. 
– Tô điểm cho mùa thu một nỗi buồn từ bên trong:
+ Hình ảnh đầy thi vị: “nàng trăng ngẩn ngơ”, “uất hận chia tay”, “thiếu nữ buồn không nói”
+ Mùa thu với hai nét vẽ: Thu trên bầu trời như “nàng trăng tự ngẩn ngơ”, thu dưới mặt đất như “người thiếu nữ buồn không nói”
=> Phong vị buồn man mác và mang đậm màu sắc chia li, tiễn biệt.
3. Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– Nêu cảm nghĩ của bản thân về những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên trong Đây mùa thu tới. 

Xem bài mẫu: Phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên trong Đây mùa thu tới.

Đây mùa thu tới là bài thơ của tác giả Xuân Diệu được biên soạn trong tuần học 21 của chương trình Ngữ Văn lớp 11. Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu tuyệt bút của Xuân Điệu. Bao nhiêu nét thu là bấy nhiêu nét vẽ tài hoa. Dáng thu, sắc thu, tình thu đều đẹp mà buồn, bao nên cái hồn thu mênh mang, xao xuyến. Cùng với Dàn ý phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên trong Đây mùa thu tới. Chúng tôi còn cung cấp cho các em học sinh một số bài tham khảo như: Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới, Soạn bài Đây mùa thu tới, Phân tích khổ bốn trong bài Đây mùa thu tới, Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới;…

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên trong Đây mùa thu tới

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button