Giáo dụcLớp 9

Trọn bộ Công thức Vật lý 9 Tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất

Công thức Vật lý 9 Tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất. Để giải được các bài tập vật lý 9 gồm 4 chương về Điện học, Điện từ học, Quang học và Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; thì việc đầu tiên là các em phải hiểu ghi nhớ được các Công thức Vật lý 9 này.

Bài viết này sẽ tổng hợp các công thức vật lý 9 một cách đầy đủ và chi tiết để các em thuận tiện trong việc tra cứu, vận dụng trong quá trình giải bài tập vật lý 9.

I. Các công thức vật lý 9 chương 1: Điện học

1. Công thức Định luật Ôm:

• Công thức:

Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (Ω)

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3 A

2. Công thức tính Điện trở dây dẫn:

• Công thức:

– Đơn vị: Ω. 1MΩ = 103 kΩ = 106 Ω

•  Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

Công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

•  Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

3. Công thức tính Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:

• Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm:

I = I1 = I2 =…= In

• Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:

U = U1 + U2 +…+ Un

4. Công thức tính Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

• Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ:

I = I1 + I2 +…+ In

• Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ:

U = U1 = U2 =…= Un

5. Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn

• Công thức: 

Trong đó:

l – Chiều dài dây (m)

S: Tiết diện của dây (m²)

ρ: Điện trở suất (Ωm)

R: Điện trở (Ω)

6. Công thức tính Công suất điện:

• Công thức: 

Trong đó:

P – Công suất (W)

U – Hiệu điện thế (V)

I – Cường độ dòng điện (A)

Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U²/R hoặc tính công suất bằng P = A/t

7. Công thức tính Công của dòng điện:

• Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

A – Công của lực điện (J)

P – Công suất điện (W)

t – Thời gian (s)

U – Hiệu điện thế (V)

I – Cường độ dòng điện (A)

8. Công thức tính Hiệu suất sử dụng điện:

• Công thức:

Trong đó:

A1 – Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.

A – Điện năng tiêu thụ.

9. Công thức tính Định luật Jun – Lenxơ:

• Công thức: Q = I².R.t

Trong đó:

Q – Nhiệt lượng tỏa ra (J)

I – Cường độ dòng điện (A)

R – Điện trở ( Ω )

t – Thời gian (s)

• Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24I².R.t

• Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức: Q=U.I.t hoặc Q = I².R.t

10. Công thức tính nhiệt lượng

Công thức: Q = m.C.Δt

Trong đó:

m – Khối lượng (kg)

C – Nhiệt dung riêng (J/kg.K)

Δt – Độ chênh lệch nhiệt độ

II. Các công thức Vật lý 9 Chương 2: Điện từ

1. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:

• Công thức:

Trong đó:

P – Công suất (W)

U – Hiệu điện thế (V)

R – Điện trở (Ω)

III. Các công thức Vật lý 9 Chương 3: Quang học

1. Công thức của thấu kính hội tụ:

• Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh:

• Quan hệ giữa d, d’ và f:

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f – Tiêu cự của thấu kính

h – Chiều cao của vật

h’ – Chiều cao của ảnh

2. Công thức của thấu kính phân kỳ:

• Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh:

• Quan hệ giữa d, d’ và f:

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f – Tiêu cự của thấu kính

h – Chiều cao của vật

h’- Chiều cao của ảnh

3. Sự tạo ảnh trên phim (trong máy ảnh):

• Công thức: h/h’= d/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến vật kính

d’ – Khoảng cách từ phim đến vật kính.

h – Chiều cao của vật.

h’ – Chiều cao của ảnh trên phim.

IV. Các công thức Vật lý 9 Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

• Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

→ Như vậy, việc vận dụng định luật bảo toàn năng lượng tùy vào mỗi bài toán mà các em cần nhớ các công thức về động năng, thế năng, nhiệt năng,…

Hy vọng, với bài viết tổng hợp đầy đủ các công thức vật lý 9 chi tiết ở trên giúp các em dễ dàng tra cứu và sử dụng trong quá trình giải các bài tập vật lý 9. Việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn khi các em hiểu và vận dụng làm nhiều bài tập, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button