Giáo dục

Bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 157 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.

Đề bàiTình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố E-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện như thế nào trong bài 1 và 2?

Trả lời bài 1 trang 157 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

Bạn đang xem: Bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Bài một: là nỗi nhớ về Ê-đô (Ê-đô là Tô-ki-ô ngày nay). Đã mười mùa sương xa quê, tức là mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở E-đô. Có một lần trở về quê cha đất tổ ông không thể nào quên được Ê-đô. Mười mùa sương gợi lòng lạnh giá của kẻ xa quê. Vậy mà về quê lại nhớ E-đô. Tình yêu quê hương đất nước đã hòa làm một.

– Bài hai: Ki-ô-tô là nơi Ba-sô sống thời trẻ (1666 – 1672). Sau đó ông chuyển đến Ê-đô. Hai mươi năm sau trở lại Ki-ô-tô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ông đã làm bài thơ này. Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên, loài chim báo mùa hè, tiếng khắc khoải gọi lại kỉ niệm một thời tuổi trẻ. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm. Thơ Ba-sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn. Câu thơ cũng bồng bềnh trong khẳng định thầm lặng của nỗi nhớ, sự hoài cảm.

Tham khảo: Phân tích bài Thơ hai-cư của Ba-sô

Cách trả lời 2

– Bài 1:

Đất khách mười mùa sương

về thăm quê ngoảnh lại

Ê – đô là cố hương

Ba – sô sinh trưởng ở Mi-ê. Ông lên Ê-đô sống và ở đó được mười năm mới về thăm lại quê hương. Ở Ê-đô, ông rất nhớ quê, nhưng về quê rồi Ba-sô lại nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ ngắn mà thể hiện cái tình gắn bó sâu nặng mảnh đất nơi mình ở. Có lẽ sau này khi viết hai câu thơ nổi tiếng:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã được gợi ý từ ý thơ của Ba – sô chăng?

– Bài 2:

Trước khi Ê-đô trở thành kinh đô của Nhật Bản (Tokyo) ngày nay, thì kinh đô của Nhật là thành phố Ki-ô-tô. Ba-sô sống ở thành phố Ki-ô-tô thời trẻ (từ năm 22 tuổi đến năm 28 tuổi). Sau đó thì ông chuyển lên sống ở Ê-đô. Cuối đời, ông có dịp trở lại Ki-ô-tô, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà viết nên bài thơ này:

Chim đỗ quyên hót

ở Kinh đô

mà nhớ Kinh đô

Ở Nhật Bản, chim đỗ quyên là chim hô-tô-tô-ghi-su thường kêu vào đầu hè, nó không hót khi trời đẹp, mà hót khi trời sẩm tối, vào đêm trăng, sau khi trời mưa, tiếng kêu rất tha thiết. Vì thế nó thường được dùng để chỉ sự thương tiếc thời gian, đặc biệt là thể hiện nỗi buồn và sự vô thường.

– Bài thơ của Ba-sô độc đáo ở chỗ phát hiện ra sự trùng hợp ngẫu nhiên của hai từ “Kinh đô”. Ba-sô trở về kinh đô sau hai mươi năm, nghe tiếng đỗ quyên mà nhớ kinh đô năm nào. Đó là cả một nỗi niềm hoài cổ, sự tiếc nhớ ấy không chỉ là hoài cổ về quá khứ xa xưa mà còn là sự nhớ tiếc bao kỉ niệm, nhớ tiếc về thời trai trẻ. Thời gian trôi đi, đời người không vĩnh viễn – điều đó thường gợi nhiều nỗi suy tư trong lòng của con người, nhất là những người xa xứ.

Cách trả lời 3

– Bài 1: Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông dời lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm lại quê. Ở Ê-đô, ông rất nhớ quê nhưng khi về quê rồi thì ông lại nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ thể hiện tình yêu, sự gắn bó sâu nặng với mảnh đất nơi mình sống.

– Bài 2: Tiếng chim đỗ quyên được tác giả nghe được khi quay trở lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm xa cách. Tiếng chim gợi nhớ đến một Ki-ô-tô của quá khứ nay đã xa. Sự tiếc đó có được là nhờ tiếng chim buồn thê thiết kia đồng vọng hay là tiếng lòng của tác giả.

Cách trả lời 4

* Bài thơ 1: Nỗi nhớ về Ê-đô (Ê-đô là To-ky-o ngày nay):

– Mười mùa sương xa quê, mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở Ê- đô

– Mười mùa sương gợi sự thương nhớ của người xa quê

– Tình yêu quê hương đất nước hòa quyện với nhau

* Bài thơ 2:

– Kyoto nơi Ba-sô sống thời trẻ (1666 – 1672), ông chuyển đến Ê-đô

– Hai mươi năm sau trở lại Kyoto nghe tiếng chim đỗ quyên hót cho Ba-sô cảm hứng sáng tác bài thơ

– Bài thơ gợi sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên, chim báo mùa, gợi lên kỉ niệm tuổi trẻ

– Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về thời xa xăm

→ Thơ của Ba-sô mang lại những ấn tượng đầy lãng mạn, gợi lên nỗi nhớ, hoài cảm

Xem thêm

Bài 2 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Tình cảm đối với mẹ và em bé bỏ rơi thể hiện như thế nào trong ba bài 3, 4?
Bài 3 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?

Bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô ngữ văn 10.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button