Lớp 9Văn mẫu 9

Cảm nhận hai khổ thơ cuối bài thơ Sang thu

[Văn mẫu 9] Cảm nghĩ của em về 2 khổ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để thấy được sự thay đổi của tạo vật, cùng tâm hồn giao cảm với thiên nhiên của tác giả, ẩn trong đó là chất chưa đầy sự suy nghiệm về con người và cuộc sống

Cảm nhận hai khổ cuối bài Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh để thấy được sự thay đổi của tạo vật, cùng tâm hồn giao cảm với thiên nhiên của tác giả, ẩn trong đó là chất chưa đầy sự suy nghiệm về con người và cuộc sống

———–

Bài văn cảm nhận hai khổ thơ cuối bài thơ Sang thu hay nhất

Khoảnh khắc giao mùa chắc là khoảnh khắc đẹp đã nhất của tự nhiên, nó gieo vào trong lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu. Bài thơ thể hiện rõ nét nhất chính là bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh. Bài thơ đã thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước những biến đổi của thiên nhiên ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.

Từ sự cảm nhận ở khổ một vô hình, qua khổ hai là một sự cảm nhận hữu hình. Bức tranh thu được miêu tả ở tầm xa hơn, cao hơn, từ mặt đất hướng lên bầu trời:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Cụm từ “dềnh dàng” là thống thả, từ từ, như đang lắng lại, trầm xuống. Đối lập với cảnh ấy là những đàn chim bắt đầu “vội vã” nhưng chỉ là cái “vội vã” mới chớm, mới bắt đầu: Những đàn chim đua nhau chạy đi tìm nơi trú ẩn ở phương Nam để tránh rét của mùa thu sắp tới. Không như dòng sông chảy chậm rãi kia. Từ ngữ đối lập “dềnh dàng” với “thong thả” cho ta hiểu được tất cả hiện thực của mùa thu.

Cảm giác mùa lại được nhà thơ Hữu Thỉnh diễn tả đầy thú vị:

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Dù đã sang mùa thu nhưng đám mây kia vẫn mang một sự luyến tiếc. Nghệ thuật nhân hoá, thể hiện sự níu kéo, cho thời gian hãy trôi chậm lại, khoan hãy bước sang mùa thu. Hình ảnh này có tính tạo hình trong không gian nhưng có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Mây là thực, ranh giới múa chỉ là ảo, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và độc đáo của thi nhân.

Đến khổ cuối ta chợt nhận ra vẻ đẹp của bài thơ chính là vẻ đẹp của sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên để lắng nghe và dự cảm:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Sang thu rồi, những tia nắng cuối hạ vẫn còn nồng, vẫn còn sáng nhưng đã phai nhạt dần, trong những ngày giao mùa này, trời cũng đã bớt đi nhiều cơn mưa ào ạt. “Nắng mưa”, hai hình ảnh đầy tương phản, tia nắng kia đang là hiện tại nhưng mưa lại là quá khứ. Chính hai hình ảnh đầy tương phản này, đã một lần nữa thấy được sự ngập ngừng đầy chủ động của vạn vật trước thời gian.

Lúc sang thu, tiếng sấm đã không làm cho những hàng cây kia bất ngờ, hay giật mình. “Hàng cây đứng tuổi”, gợi cho ta về hình tượng con người đã trải qua bao sóng gió, đã là một con người từng trải, “sấm” chính là những tác nhân ngoại cảnh bất ngờ:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Khi một người từng trải bao nhiêu khó nhọc của cuộc sống, sẽ không lấy động bởi những tác động ngoại cảnh đầy bất ngờ. Hữu Thỉnh có lần tâm sự với những hình ảnh có giá trị tả thực về phong cảnh, thiên nhiên: “khi con người ta đã từng trải thì sẽ vững vàng hơn, trước những tác động của ngoại cảnh, bất ngờ”.

“Sang thu” không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương, mà còn làm sâu sắc thêm tình cảm quê hương trong trái tim của mọi người. Bài thơ chính là một bức tranh quê bình dị để mọi người có thể nhìn thấy hình ảnh quê hương, hình ảnh tâm hồn mình. Miêu tả mùa thu bằng bước chuyển của vạn vật. Hữu Thỉnh đã tạo nên một cách nhìn riêng, một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng, thoát khỏi những ước lệ, khẳng định vị trí của mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button