Giáo dụcLớp 8

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ (15 Mẫu)

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ bao gồm dàn ý chi tiết cùng 15 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thành tốt bài tập viết đoạn văn trình bày luận điểm của mình.

Đề bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ”

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: "Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ"
Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ”

Nội dung chính

Học vẹt là gì?

Học vẹt là cách học thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Học vẹt còn mang cách nói ẩn dụ là chỉ những con vẹt chuyên bắt chước tiếng người, lặp đi lặp lại một câu nói nhưng không hiểu nội dung.

Cách học này tuy nhìn qua sẽ thấy kết quả rất trôi chảy, người học sẽ thuộc tất cả nội dung. Tuy nhiên về lâu thì kiến thức đó sẽ được não bộ đào thải do không nắm chắc được kiến thức.

Dàn ý viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ

Mở đoạn: giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

Thân đoạn:

– Giải thích: “Học vẹt là cách học hời hợt, học thuộc lòng, không hiểu bản chất của kiến thức mà mình đang nghiên cứu.

– Phân tích những mặt hại, những tác động xấu của phương pháp học vẹt đối với hiệu quả học tập cũng như quá trình phát triển con người của các bạn ọc sinh.

Kết đoạn: khái quát lại tác hại, hậu quả của phương pháp học này.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 1

Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Trước hết ta cần hiểu học vẹt là học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ, nói mà không hiểu mình đang nói cái gì (như con vẹt bắt chước nói tiếng người). Nếu chúng ta học mà không hiểu thì sẽ chóng quên và khó có thể vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế. Hơn nữa, học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực. Ngược lại, học vẹt còn làm cùn mòn đi năng lực tư duy, suy nghĩ. Bởi vậy, không thể theo cách học vẹt. Học bao giờ cũng trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 2

Học vẹt hay còn gọi là học tủ là cách học sinh lựa chọn những phần, bài học mà học sinh đó cho là có khả năng cao xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.Ngoài việc giúp cho học sinh qua cái bài kiểm tra, bài thi, dù là học vẹt hay học tủ thì cả hai cách học này đều mang lại nhiều tác hại trực tiếp tới học sinh. Học tủ chỉ mang tính chất xác suất, may rủi nên trong nhiều trường hợp, khi không gặp đúng bài mình đã học, học sinh đó sẽ không có khả năng, không đủ kiến thức làm bài. Từ đó, học sinh dễ nảy sinh các vấn đề khác như quay cóp, gian lận trong thi cử. Học vẹt là một sự chống đối của học sinh, mang nhiều sự nguy hiểm khi mà bên ngoài thì học sinh đó có vẻ là một người chăm chỉ nhưng bản chất bên trong thì trống rỗng, dẫn tới kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không .Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ của học sinh.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 3

Học vẹt là hình thức học để cố thuộc bài chứ không hiểu bản chất của vấn đề. Học vẹt sẽ không giúp bạn hiểu bài mà chỉ thao thao bất tuyệt những lời vô nghĩa. Bởi không hiểu thì không thể ghi nhớ lâu và không thể biến chúng thành những điều có ích trong cuộc sống. Học vẹt, lâu dần trí não bạn sẽ lười suy nghĩ mà chỉ ghi nhớ như một phản xạ. Hậu quả của cách học này là chúng ta sẽ không phát triển được năng lực suy nghĩ.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 4

Học vẹt không phát triển năng lực suy nghĩ, chính xác là vậy. Học là để cho bản thân tiếp thu được kiến thức, học không chỉ thuộc là xong hay cả học là để đối phó mà học là phải hiểu và làm được những gì từ kiến thức mình có được. Học vẹt chính là một hành động phá hủy những công sức mà bản thân đã và đang cố gắng tạo nên. Những ai có ý nghĩa học vẹt, học là để đối phó thì bản thân của những người đó sẽ không thể nào phát triển năng lực suy nghĩ. Học vẹt chỉ là bản thân sẽ học một cách nhất thời và những cái mà ta học được sẽ bị lãng quên vào một thời gian nào đó. Chúng ta cần phải tự học, tìm hiểu và thực hiện được, nhớ mãi mãi chứ không phải học một lúc rồi quên. Nói tóm lại học vẹt không phát triển năng lực suy nghĩ.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 5

Học vẹt là cách học thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm. Học vẹt không phát triển năng lực suy nghĩ. Khi chúng ta học vẹt thì chỉ nhớ được trong thời gian ngắn và sẽ rất nhanh quên bởi vì sao ư, bởi vì học vẹt sẽ chỉ là cách đối phó với giáo viên và học vẹt còn làm cho chúng ta không phát triển được năng lực suy nghĩ. Chúng ta có thể lấy trong cuộc sống như, khi chúng ta thi của chúng ta không hề nhớ được bài đều là do học vẹt. Chính vì thế, học sinh ngày nay cần bỏ việc học vẹt và học sinh cần tự phát triển năng lực suy nghĩ để tránh việc học vẹt.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 6

Bản chất của việc học là tiếp thu tri thức, học để hiểu biết, học để làm người. Thế nhưng học vẹt lại là hình thức học đối phó, học thuộc lòng, lặp đi lặp lại kiến thức một cách máy móc. Những người học vẹt không học vì kiến thức mà chỉ học vì điểm số, vì các bài kiểm tra. Hậu quả là khi đã học vét, ta sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, có khi kiến thức sai chính ta cũng không nhận ra được. Lâu dẫn con người sẽ bị trì trệ, bộ não không chịu hoạt động, suy nghĩ khiến ta trở nên lười biếng, chây lì, chậm chạp. Có thể nói, học vẹt không thể phát triển được năng lực suy nghĩ của con người.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 7

Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Thật vậy, hiện nay, trong học sinh nổi cộm lên vấn đề học chay, học hình thức, học tủ và học vẹt vô cùng nặng nề. Trên thực tế, học vẹt không chỉ có hại cho chính bản thân người học mà còn gây tổn hại đến chất lượng dạy và học của trường học nói chung. Học vẹt là học nhưng không hiểu gì, không có khả năng ứng dụng vào cuộc sống thường ngày mà chỉ biết nhắc lại máy móc, rập khuôn như một con vẹt mà thôi. Thử tưởng tượng mà xem, với khối lượng kiến thức bài vở nhiều như ở trường, nếu như học sinh chỉ dừng ở mức tiếp nhận lời thầy cô nói và rồi nhắc lại y như con vẹt thì những kiến thức ấy có ý nghĩa gì hay không? Chưa kể đến việc làm được bài tập hay thi cử không ứng dụng được mà những kiến thức ấy rồi cũng xếp xó, chẳng dùng được vào cuộc sống bình thường. Lâu dần, học vẹt sẽ làm thui chột đi khả năng vận động não bộ và tư duy của con người, não chúng ta sẽ toàn chứa đựng những kiến thức đó rồi sẽ lại nhanh chóng quên đi. Những kiến thức không được vận dụng sẽ mãi mãi ứ đọng trong não bộ mà chẳng có tác dụng gì. Việc này làm cho việc tiếp thu kiến thức mới cũng khó hơn, gây ra tình trạng mãi luẩn quẩn với kiến thức cũ. Tóm lại, học vẹt là phương pháp học không nên có ở mọi học sinh.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 8

Muốn tiếp thu tốt các bài học, mỗi học sinh, ngoài việc chú tâm nghe các thầy, các cô giảng dạy còn phải tự mình suy nghĩ, tìm hiểu, tìm tòi nghiên cứu về các khía cạnh trong bài học. Chỉ có như thế chúng ta mới thực sự làm chủ được kiến thức, biến các kiến thức trong sách vở, trong bài học thành cái vốn trí tuệ của chính mình. Bởi lẽ đó, học vẹt, một lối học máy móc, thụ động, thiếu phát huy phần năng động chủ quan, là lối học không phát huy được năng lực suy nghĩ.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 9

Hiện nay trong nhà trường có rất nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của học sinh, trong đó học vẹt là hiện tượng cần được đề cập. Học vẹt là cách học hời hợt, thuộc lòng, không hiểu bản chất kiến ​​thức đang học. Học vẹt là một phương pháp học tiêu cực xấu mà mỗi chúng ta phải loại bỏ trong quá trình rèn luyện của mình. Cách học này dẫn đến hậu quả chính là chúng ta không hiểu, không nắm được bản chất của bài học, kiến ​​thức trôi qua sẽ để lại những lỗ hổng khiến chúng ta khiếm khuyết. Theo thời gian, điều này dẫn đến thói quen học tập kém, tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường học tập. Mỗi học sinh cần có ý thức tự giác học tập, tự mình tìm tòi tri thức, không lười biếng, thụ động. Nguồn tri thức là vô hạn nhưng cách thức tiếp thu và tích lũy là do ý chí chủ quan của con người. Hãy học tập và trở thành một công dân tốt, mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội và làm cho cuộc sống của chính bạn tươi đẹp hơn.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 10

Hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng học vẹt. Học vẹt là cách học hời hợt, học thuộc lòng, không hiểu bản chất của kiến thức mà mình đang nghiên cứu. Học vẹt là những cách học chưa tốt, gây tiêu cực mà mỗi chúng ta cần loại trừ trong quá trình rèn luyện của mình. Cách học này dẫn đến hệ quả chính là việc chúng ta không hiểu, không nắm được bản chất của bài học, kiến thức khi trôi qua sẽ để lại lỗ hổng khiến ta khiếm khuyết. Lâu dần dẫn đến thói xấu trong học tập, tạo tác động tiêu cực đến môi trường học tập. Mỗi bạn học sinh cần phải có ý thức tự giác học tập, nghiên cứu kiến thức cho riêng mình, không lười biếng hay bị động. Nguồn kiến thức là vô hạn nhưng tiếp thu và tích lũy như thế nào lại là do ý chí chủ quan của con người. Hãy học tập và trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội và làm cho cuộc sống của chính mình tươi đẹp hơn.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 11

Học vẹt là một cách học thụ động, là căn bệnh khá phổ biến của nhiều học sinh ngày nay. Khi học vẹt, đầu óc ta chỉ biết đọc bằng mắt và phát lại những gì vừa mới đọc được bằng miệng, mà không hề tư duy, không hề hiểu được nội dung bài học. Kết quả là ta sẽ mất nhiều thời gian để thuộc bài, đồng thời bài học sẽ rất mau quên. Vậy, vừa để tiết kiệm thời gian,vừa giúp bài học được nhớ lâu, bạn chọn cách học vẹt hay học hiểu? Hãy động não để bộ óc còn có cơ hội phát triển nhé

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 12

Học tập là một quá trình tiếp thu kiến thức, đào sâu tìm tòi để hiểu đúng và hiểu chắc về các vấn đề mình tiếp thu được trong quá trình học, từ đó sử dụng các kiến thức để vận dụng vào thực tiễn. Chính vì vậy có thể nói học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Chúng ta có thể hiểu học vẹt là việc học thuộc câu chữ nhưng lại không hiểu rõ về bản chất của vấn đề, không biết áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn mà chỉ biết suy nghĩ theo lối mòn dập khuôn. Thử tưởng tượng mà xem, với khối lượng kiến thức bài vở nhiều như ở trường, nếu như học sinh chỉ dừng ở mức tiếp nhận lời thầy cô nói và rồi nhắc lại y như con vẹt thì những kiến thức ấy có ý nghĩa gì hay không? Chưa kể đến việc làm được bài tập hay thi cử không ứng dụng được mà những kiến thức ấy rồi cũng xếp xó, chẳng dùng được vào cuộc sống bình thường. Lâu dần, học vẹt sẽ làm thui chột đi khả năng vận động não bộ và tư duy của con người, não chúng ta sẽ toàn chứa đựng những kiến thức đó rồi sẽ lại nhanh chóng quên đi. Những kiến thức không được vận dụng sẽ mãi mãi ứ đọng trong não bộ mà chẳng có tác dụng gì. Việc này làm cho việc tiếp thu kiến thức mới cũng khó hơn, gây ra tình trạng mãi luẩn quẩn với kiến thức cũ. Tóm lại, học vẹt là phương pháp học không nên có ở mọi học sinh.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 13

Học là một quá trình lĩnh hội kiến ​​thức, đi sâu nghiên cứu để hiểu đúng, vững những vấn đề mình đã tiếp thu trong quá trình học tập, từ đó vận dụng kiến ​​thức để vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy, có thể nói học vẹt không phát triển khả năng tư duy. Chúng ta có thể hiểu học vẹt là học thuộc lòng từ, nhưng chúng ta chưa hiểu bản chất của vấn đề, chưa biết vận dụng những kiến ​​thức tiếp thu được vào thực tế mà chỉ biết suy nghĩ rập khuôn. Thử tưởng tượng, với lượng kiến ​​thức nhiều như ở trường học, nếu học sinh chỉ dừng lại ở việc tiếp thu những gì thầy giảng rồi lặp đi lặp lại như một con vẹt, thì kiến ​​thức đó sẽ ra sao? Chưa kể không làm được bài tập, thi đỗ mà kiến ​​thức này cũng bỏ đi, không dùng được trong cuộc sống bình thường. Lâu dần, việc học vẹt sẽ làm giảm khả năng vận động và suy nghĩ của não bộ về mọi người, não bộ của chúng ta sẽ nắm giữ tất cả những kiến ​​thức này và lại nhanh chóng quên đi. Kiến thức không được áp dụng sẽ mãi đọng trong não mà không có tác dụng gì. Điều này khiến việc tiếp thu kiến ​​thức mới trở nên khó khăn hơn, gây ra vòng luẩn quẩn với kiến ​​thức cũ. Tóm lại, học vẹt là phương pháp học không nên có ở mọi học sinh.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 14

Phải khẳng định rằng học vẹt không phát triển khả năng tư duy. Trước hết cần hiểu “học Rotary” đơn giản là nói như vẹt, nói mà không hiểu mình đang nói gì. Nhiều người chỉ cố học thuộc lòng mà không chú ý phân tích, khái quát. Kết quả là khi làm bài kiểm tra, anh ấy có thể nói đúng ý của giáo viên, đạt điểm rất cao, nhưng thực ra anh ấy không hiểu bản chất của vấn đề. Học thuộc lòng khiến não trở nên lười biếng. Do không vận dụng tư duy phân tích, giải thích… nên những kỹ năng này của người học vẹt không được rèn luyện thường xuyên. Vì vậy, khi tiếp xúc với thực tế, cần tích cực sử dụng các kỹ năng này, các em gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, học vẹt chỉ giúp người học nhớ được một số kiến ​​thức trong thời gian ngắn chứ không thể giúp người học nhớ được nhiều kiến ​​thức sâu rộng để tham gia thi kiến ​​thức hoặc vận dụng trong học tập. Thực chất của việc học là để thu nhận tri thức, học để hiểu và học để làm người. Nhưng học vẹt là hình thức học đối phó, học vẹt và lặp lại kiến ​​thức một cách máy móc. Học vẹt không học vì kiến ​​thức, chỉ vì điểm số và bài kiểm tra. Chính vì vậy khi đã học rồi chúng ta sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, đôi khi chính chúng ta cũng không nhận ra kiến ​​thức dở. Lâu ngày, con người sẽ trì trệ, não bộ không hoạt động, suy nghĩ khiến chúng ta trở nên uể oải, uể oải, chậm chạp. Có thể nói, học vẹt không thể phát triển khả năng tư duy của con người.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ – Mẫu 15

Học vẹt là một phép ẩn dụ, so sánh cách học của học sinh với cách học của một con vẹt. Học sinh chỉ bắt chước cho giống, lặp lại trôi chảy nhưng không hiểu gì. Học vẹt là cách học thụ động và tiêu cực. Người học chỉ nhớ được cái bóng của kiến ​​thức chứ không hiểu được nội dung, ý nghĩa của nó. Tuy nhớ nhưng chưa lĩnh hội hết kiến ​​thức. Từ đó không có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học vẹt của học sinh trước hết xuất phát từ nhận thức của học sinh. Nhiều học sinh thiếu ý thức tự giác trong học tập. Trên lớp nó không chú ý đến bài học, về nhà nó không chịu học bài và làm bài tập nhưng vẫn muốn đạt điểm cao. Học sinh không xây dựng kế hoạch học tập phù hợp. Thái độ cẩu thả trong học tập, học tập thụ động, chủ yếu để đối phó với thầy cô và gia đình, học cho cao, ham bằng cấp, chưa thực sự hiểu ý nghĩa của việc học, hoàn toàn không có động cơ và mục đích học tập thực sự. Vì vậy, lối học tủ, học vẹt dễ dàng lấn át lối học tập. Do chương trình giáo dục của nhà trường còn thiên về lý thuyết nên thiếu các thiết bị, bài học thực hành để rèn luyện kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống. Có quá nhiều kiến ​​thức đề kiểm tra, đòi hỏi vận dụng, huy động cao nhưng thực tế dạy học không đáp ứng được điều này. Mặt khác, nhiều thầy cô, cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, vô hình trung tạo áp lực cho các em nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì mình. Mỗi học sinh nên tránh xa lối học vẹt. Việc học là cả đời nên chúng ta không nên ỷ lại. Giáo dục đạt được bởi sự siêng năng. Vì vậy, hãy chăm chỉ học tập mỗi ngày, đừng học tủ, đừng học thuộc lòng, hãy tự học để tự lo cho bản thân. Cách học này chỉ mang lại cho con người sự thất bại và đau khổ.

*****

Trên đây là 15 bài mẫu Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ lớp 8 hay nhất do thầy cô trường cấp 3 Lê Hồng Phong biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

Bài viết được biên soạn bởi thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm trong chuyên mục Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button