Giáo dục

Các đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn

Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng là tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, những đổi thay trong tư tưởng và tâm lý của con người Việt Nam giai đoạn xã hội chuyển mình. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo một số đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn

Đề số 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời từ câu 1 đến câu 4 :

“Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một?

Bạn đang xem: Các đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn

Tết gia đình.

Tết dân tộc.

Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.”

( Trích Mùa lá rụng trong vườn-Ma Văn Kháng)

Câu 1:Đoạn văn trên khẳng định điều gì?

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 3

: Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ điều gì?

Câu 4: Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên.

Đáp án đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn số 1

Câu 1: Đoạn văn trên khẳng định: Tết cổ truyền của dân tộc bao đời nay vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống và giàu bản sắc

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là: điệp ( lặp) cấu trúc câu .

– Tác dụng: nhấn mạnh những nét đẹp truyền thống, những bản sắc của Tết cổ truyền dân tộc qua bao đời nay vẫn không thay đổi

Câu 3: Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ một năm cũ vừa qua đi và một năm mới đang sắp đến với bao gian nan,vất vả mà mỗi người đã và sẽ trải qua

Câu 4: Đặt tiêu đề cho đoạn văn: Tết cổ truyền của dân tộc; Tết cổ truyền và bản sắc dân tộc; Tết cổ truyền – hồn Việt xưa và nay…

Đề số 2

Cho đoạn văn sau:

“Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… – món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…”

(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

Câu 1. Hãy xác định nội dung chính của đoạn trích trên? Nếu đặt cho đoạn văn một nhan đề, anh/ chị sẽ đặt là gì?

Câu 2. Cụm từ in đậm là thành phần gì trong câu? .

Câu 3. Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn văn?

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng

Đáp án đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn số 2

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là: miêu tả mâm cỗ Tết thịnh soạn do bàn tay tài hoa, chu đáo của Lí làm ra để thết đãi cả gia đình

– Đặt tiêu đề cho đoạn trích: mâm cỗ Tết.

Câu 2: Cụm từ in đậm là thành phần phụ chú trong câu văn.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên là: biện pháp nghệ thuật liệt kê:“…gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò…”

– Tác dụng: biện pháp liệt kê giúp cho nhà văn miêu tả sinh động mâm cỗ Tết vốn tràn trề, ngồn ngộn những của ngon vật lạ…

————-

Trên đây là một số đề đọc hiểu Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!


Cùng tham khảo các đề đọc hiểu bài Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button