Giáo dục

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022 – 2023

Đề thi giữa kì 1 Sinh 9 năm 2022 – 2023 là tài liệu cực kì hữu ích mà THPT Ngô Thì Nhậm muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 9 tham khảo.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Sinh gồm 2 đề kiểm tra giữa kì 1 có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Qua 2 đề thi giữa kì 1 lớp 9 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề thi giữa kì 1 môn Hóa, đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn, Toán 9. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Ma trận đề thi giữa kì 1 Sinh 9 năm 2022

NỘI DUNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO
Chương I

Các thí nghiệm của MenDen

– Nêu được các khái niệm: Kiểu gen, kiểu hình, giống thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, di truyền, biến dị…

– Nêu được nội dung: Thí nghiệm, kết quả và qui luật của các thí nghiệm về lai một cặp tính trạng, 2 cặp tính trạng của Menđen.

– Xác định được kết quả của phép lai phân tích.

– phân tích được các kết luận trong thí nghiệm của Menden.

10 câu

(4 điểm)

7 câu (3 điểm) 3 câu (1 điểm)
Chương II

Nhiễm sắc thể

– Biết được số lần phân bào và các kì trong nguyên phân, giảm phân.

– Nêu được bộ NST lưỡng bội 2n của một số loài.

– Quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật. – Vận dụng tính được số NST ở các kì của nguyên phân và giảm phân.

– Tính được số tế bào con tạo ra qua quá trình nguyên phân.

7 câu

(4 điểm)

3 câu (1 điểm) 1 câu (2 điểm) 3 câu (1 điểm)
Chương III

ADN và gen

– Viết được cấu trúc của phân tử ADN.

– Tính được số nuclêôtit mỗi loại của phân tử ADN.

1 câu

(2 điểm)

1 câu (2điểm)
Tổng

Số câu: 18

Số điểm: 10

Tỉ lệ %

10 câu

4 điểm

40%

4 câu

3 điểm

30%

1 câu

2 điểm

20%

3 câu

1 điểm

10%

Đề thi giữa kì 1 Sinh 9 năm 2022

I. TRẮC NGHIỆM :(5 điểm) Chọn phương án đúng nhất

Câu 1: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?

A. Aa

B. AA và Aa

C. AA và aa

D. AA, Aa và aa

Câu 2: Kiểu hình là gì?

A. Là hình thái kiểu cách của một con người

B. Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể

C. Là hình dạng của cơ thể

D. Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể

Câu 3: Thế nào là lai một cặp tính trạng?

A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản

B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản

C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng

D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng

Câu 4: Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:

A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

C. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

D. F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn

Câu 5: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:

A. Quy luật phân li

B. Quy luật đồng tính và quy luật phân li

C. Quy luật phân li độc lập

D. Quy luật đồng tính

Câu 6: Theo Menđen, nội dung quy luật phân li là

A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ

B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1

D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn

Câu 7: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F$_{1}$ lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào?

A. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn

B. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

C. 1 vàng, trơn : 1 vàng nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

D. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn

Câu 8: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản của bố hoặc mẹ là

A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng

B. Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn

C. Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4

D. Phải có nhiều cá thể lai F1

Câu 9: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là

A. AABb x AABb

B. AaBB x Aabb

C. AAbb x aaBB

D. Aabb x aabb

Câu 10: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân

A. Kì sau

B. Kì giữa

C. Kì cuối

D. Kì đầu

Câu 11: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là

A. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần

B. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần

C. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần

D. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần

Câu 12: Bộ NST lưỡng bội của loài người là

A. 2n=8NST

B. 2n=22NST

C.2n=44NST

D. 2n=46NST

Câu 13: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là

A. 2n (đơn).

B. n (đơn).

C. n (kép)

D. 2n (kép).

Câu 14: Một loài có bộ NST 2n= 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn?

A. 60

B. 80

C. 120

D. 20

Câu 15: Tính số tế bào con tạo ra qua 2 lần nguyên phân.

A. 2

B. 4

C. 8

D. 16

II. TỰ LUẬN:(5 điểm)

Câu 16: (1đ) Kết quả của một phép lai có tỷ lệ kiểu hình là 9: 3: 3: 1. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên?

Câu 17: (2đ) So sánh quá trình tạo giao tử đực và cái ở động vật?Tính số tế bào sau 1 lần nguyên phân của tế bào mầm?

Câu 18: (2đ)

a. Cho một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

– A – T – G – X – T – A – G – T – X-

Viết trình tự ADN mạch còn lại.

b. Tính số nucleotit mỗi loại(A,T,G,X) biết tống số nucleotit của ADN là 2000nu và loại A chiếm 25%

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Sinh

I. TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm, mỗi câu đúng 0,33 điểm, 3 câu đúng làm tròn 1 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C B A C B A C A C A B D D A B

II. TỰ LUẬN:(5 điểm) Hướng dẫn chấm điểm

Câu Nội dung Điểm
16 P: AABB x aabb

F1: 100% AaBb

F2: F1xF1: AaBb x AaBb

9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb

0,25

0,25

0,25

0,25

17 Giống nhau:

+ Đều là quá trình phân bào.

+ Đều trải qua các kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

+ NST tự nhân đôi một lần ở kì trung gian.

Khác nhau:

Nguyên phân Giảm phân
+ Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh

+ Một lần phân bào

+Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng về 2 cực tế bào (ở kì sau)

+ 1 tế bào mẹ (2n) nguyên phân 1 lần tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng bội (2n).

+ Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

dục sơ khai.(giai đoạn chưa chín)

+ Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về 2 cực tế bào( ở kì sau của giảm phân I)

+ 1 tế bào mẹ (2n) giảm phân tạo 4 tế

bào con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội (n).

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

18 a. – T – A – X – G – A – T – X – A – G-

b. A=T=500, G=X=500

1

1

…………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề thi

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button