Giáo dục

Bài 5 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 150 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần Làm văn chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiLàm thế nào để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn?

Trả lời bài 5 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Cách trả lời 1 – Ngắn gọn

Bạn đang xem: Bài 5 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2

– Muốn văn bản thuyết minh chuẩn xác cần chú ý tìm hiểu thấu đáo trước khi viết, thu thập tài liệu, tìm tòi và phát hiện cái mới để kịp thời cập nhật thông tin.

– Muốn văn bản thuyết minh hấp dẫn cần đưa vào bài viết những chi tiết cụ thể, sinh động, số liệu chính xác, có sự so sánh, đối chiếu,…

Cách trả lời 2 – Chi tiết

a. Yêu cầu về tính chuẩn xác

– Tìm hiểu thấu đáo về đối tượng trước khi viết.

– Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được các số liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi, các cơ quan có thẩm quyền… về vấn đề cần phải thuyết minh.

– Chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những thông tin mới và những thay đổi thường có

b. Yêu cầu về tính hấp dẫn

– Đưa ra những chi tiết cụ thể sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.

– So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc người nghe.

– Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.

– Khi cần, nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

Cách trả lời 3

– Để đảm bảo tính chuẩn xác của bài văn thuyết minh cần:

+ Quan sát thật kĩ lưỡng, tỉ mỉ đối tượng thuyết minh

+ Tìm hiểu kĩ, thu thập các thông tin liên quan về đối tượng, sự vật cần thuyết minh và xác nhận lại các thông tin thông qua sách báo, các trang web uy tín.

+ Cần xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng, tránh lan man, lạc đề, lựa chọn các thông tin không cần thiết

– Để đảm bảo tính hấp dẫn của bài văn thuyết minh, người viết cần

+ Lựa chọn những chi tiết quan trọng, đưa ra các con số chính xác, tránh sự mơ hồ, không rõ ràng

+ Sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh để tạo ra sự đa dạng, linh hoạt tránh cho bài văn thuyết minh đơn điệu, nhàm chán

+ Có thể so sánh, đối chiếu các đối tượng với nhau để tạo ra sự khác biệt, nhấn mạnh các đặc điểm, tính chất của đối tượng, sự vật thuyết minh.

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 5 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2 do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp các em có một lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Ôn tập phần Làm văn trong chương trình Soạn văn 10.


Trả lời câu hỏi bài 5 trang 150 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Làm văn.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button