Giáo dục

Bài 5 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 147 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Tổng kết phần Văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.

Bạn đang xem: Bài 5 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn với tư tưởng “trung quân ái quốc” và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số phương tiện: ‎ thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc ; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược; tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì Tổ quốc, tình yêu thiên nhiên đất nước…

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân văn của người Việt Nam vừa tiếp thu tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số nội dung: thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người…

a) Phân tích nội dung yêu nước qua:

– Thơ phú thời Lí – Trần (Vận nước của Pháp Thuận, Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn).

– Sáng tác của Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Cảnh ngày hè).

– Các tác phẩm viết về lịch sử (những trích đoạn từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên).

– Các tác phẩm nghị luận (Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung).

b) Phân tích nội dung nhân đạo qua:

– Thơ (bài kệ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du).

– Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, đi sâu vào những trích đoạn đã học).

– Truyện (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ).

– Truyện thơ (Truyện Kiều của Nguyễn Du, đi sâu vào những trích đoạn đã học).

Trả lời bài 5 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Cách trả lời 1

a) Phân tích nội dung yêu nước qua các tác phẩm cụ thể: (Gợi ý)

– Thơ phú thời Lí – Trần: gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, biểu hiện trên các phương diện:

+ Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc (Sông núi nước Nam, Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo, Tựa Trích diễm thi tập).

+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược (Tỏ lòng, Bình Ngô đại cáo, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn).

+ Tự hào trước chiến công thời đại và truyền thống lịch sử (Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo).

+ Ca ngợi và ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì tổ quốc (Phú sông Bạch Đằng).

+ Yêu thiên nhiên, cảnh đẹp đất nước (Cảnh ngày hè).

b) Phân tích nội dung nhân đạo qua các tác phẩm cụ thể: (Gợi ý)

– Lòng thương cảm đối với số phận con người (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm).

– Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Chuyện chức phá sự đền Tản Viên).

– Khẳng định, đề cao con người trên các mặt: phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm).

– Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người (Truyện Kiều).

Cách trả lời 2

a. Phân tích nội dung của chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua các tác phẩm:

– Thơ phú thời Lý – Trần.

– Sáng tác của Nguyễn Trãi.

– Các tác phẩm lịch sử.

– Các tác phẩm nghị luận.

Chủ nghĩa yêu nước thời Lý – Trần gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc. Biểu hiên chủ yếu trên các phương diện:

– Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc (Tim một số câu trong Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt, Bài phú sông Bạch Đẳng của Trương Hán Siêu, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, cả Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương để chứng minh).

– Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. (Dùng các tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên)… để chứng minh).

– Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thông lịch sử (Chứng minh qua Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo…).

– Ca ngợi và ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì TỔ quốc (Chứng minh qua Phú sông Bạch Đằng…).

– Yêu thiên nhiên, cảnh đẹp đất nước (Chứng minh qua Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi)

b. Phân tích nội dung chủ nghĩa nhân đạo qua các tác phẩm (mục b, SGK trang 148).

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn thơ trung đại thể hiện ở một số phương diện chính:

– Lòng thương cảm đối với số phận con người (Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm…).

– Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người (Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ…).

– Khẳng định, đề cao con người trên các mặt: phẩm chất, tài năng, khái vọng chân chính… (Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm…).

– Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.. (Chứng minh qua Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đăng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm.

Cách trả lời 3

TT Tác giả Tác phẩm Nội dung và nghệ thuật
1 Phạm Ngũ Lão Tỏ lòng Vẻ đẹp con người thời Trần, có lí tưởng, sức mạnh, khí thế.
2 Nguyễn Trãi Cảnh ngày hè Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu dân, yêu nước (Thất ngôn xen lục ngôn)
3 Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhàn Quan niệm sống nhàn là hòa hợp tự nhiên, giữ cốt cách, vượt danh lợi.
4 Nguyễn Du Độc Tiểu Thanh kí Suy tư trước số phận bất hạnh người phụ nữ tài hoa thời phong kiến.
5 Trương Hán Siêu Phú sông Bạch Đằng Lòng yêu nước, tự hào về chiến công trên sông Bạch Đằng. Thể phú cổ thể.
6 Nguyễn Trãi Đại cáo bình Ngô Tuyên ngôn độc lập, tố cáo tội ác kẻ thù, ca ngợi khởi nghĩa Lam Sơn.
7 Hoàng Đức Lương Tựa “Trích diễm thi tập” Niềm tự hào trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc.
8 Thân Nhân Trung Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Tôn vinh, trân trọng hiền tài của đất nước.
9 Ngô Sĩ Liên Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Cảm phục về tài năng, đức độ của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.
10 Nguyễn Dữ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngợi ca nhân cách cương trực của Tử Văn, đề cao lòng yêu chính nghĩa, yêu nước.
11 Đoàn Thị Điểm Chinh phụ ngâm Phê phán chiến tranh phi nghĩa, niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc.
12 Nguyễn Du Truyện Kiều Tố cáo xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người, nhất là người phụ nữ tài sắc.

Với 3 cách trả lời bài 5 trang 147 SGK ngữ văn 10 tập 2 mà THPT Ngô Thì Nhậm đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tổng kết phần Văn học trong phần Soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài 5 trang 147 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tổng kết phần Văn học.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button