Giáo dụcLớp 9Vật lí 9

Vật Lí 9 Bài 44: Thấu kính phân kì – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 44

Vật Lí 9 Bài 44: Thấu kính phân kì được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 44

Đặc điểm của thấu kính phân kì

– Thấu kính phân kì được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài dày hơn phần chính giữa.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 44

– Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 44

– Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.

Trên hình vẽ ta quy ước gọi:

(Δ) là trục chính

O là quang tâm

F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh.

Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 44

Đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính phân kì

– Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló có đường kéo dài cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính.

– Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt:

+ Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 44

+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh F’.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 44

+ Tia tới hướng tới tiêu điểm vật F cho tia ló song song với trục chính.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 44

Ứng dụng

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Kính cận là thấu kính phân kì, đặt thấu kính gần dòng chữ, nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ nhỏ hơn khi nhìn trực tiếp vào dòng chữ đó.

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 44

Bài C1 (trang 119 SGK Vật Lý 9)

Hãy tìm cách nhận biết thấu kính hội tụ trong hai loại thấu kính có ở phòng thí nghiệm

Lời giải:

Có thể nhận biết thấu kính hội tụ trong hai loại thấu kính có ở phòng thí nghiệm như sau:

– Đưa thấu kính lại gần trang sách. Nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ to hơn so với dòng chữ khi không dùng thấu kính thì đó là thấu kính hội tụ.

– Dùng tay nhận biết độ dày phần rìa so với độ dày phần giữa của thấu kính. Nếu thấu kính có phần rìa mỏng hơn thì đó là thấu kính hội tụ.

Bài C2 (trang 119 SGK Vật Lý 9)

Độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính phân kì có gì khác với thấu kính hội tụ?

Lời giải:

Thấu kính phân kì có độ dày phần rìa lớn hơn phần giữa (ngược với thấu kính hội tụ).

Bài C3 (trang 119 SGK Vật Lý 9)

Chùm tia ló có đặc điểm gì mà người ta gọi thấu kính này là thấu kính phân kì?

Lời giải:

Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính cho chùm tia ló là chùm phân kì nên ta gọi thấu kính đó là thấu kính phân kì.

Bài C4 (trang 120 SGK Vật Lý 9)

Quan sát lại thí nghiệm trong hình 44.1 SGK và cho biết trong ba tia tới thấu kính phân kì, tia nào đi qua thấu kính không bị đổi hướng? Tìm cách kiểm tra điều này?Bài C4 (trang 120 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Tia ở giữa khi qua quang tâm của thấu kính phân kì tiếp tục truyền thẳng. Dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán.

Bài C5 (trang 120 SGK Vật Lý 9)

Quan sát lại thí nghiệm trong hình 44.1 SGK và dự đoán xem, nếu kéo dài các tia ló thì chúng có gặp nhau tại một điểm hay không? Tìm cách kiểm tra lại dự đoán đó.

Lời giải:

Nếu kéo dài chùm tia ló ở thấu kính phân kì thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm trên trục chính, cùng phía với chùm tia tới. Dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán.

Bài C6 (trang 120 SGK Vật Lý 9)

Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 44.3.

Bài C6 (trang 120 SGK Vật Lý 9) 

Lời giải:

Biểu diễn như Hình 44.3a.

Bài C6 (trang 120 SGK Vật Lý 9) 

Bài C7 (trang 121 SGK Vật Lý 9)

Hình 44.5 SGK vẽ thấu kính phân kì, quang tâm O, trục chính Δ, hai tiêu điểm F và F’, các tia tới 1, 2. Hãy vẽ tia ló của các tia tới này.

Bài C7 (trang 121 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Bài C7 (trang 121 SGK Vật Lý 9)

Đường truyền của hai tia sáng được thể hiện trên hình 44.5a.

+ Tia tới (1) là tia đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F

+ Tia tới (2) là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng

Bài C8 (trang 121 SGK Vật Lý 9)

Trong tay em có một kính cận. Làm thế nào để biết kính đó là thấu kính hội tụ hay phân kì?

Lời giải:

Vì kính cận là thấu kính phân kì nên có thể nhận biết bằng cách dùng tay để xem phần rìa của thấu kính này có dày hơn phần giữa hay không.

Bài C9 (trang 121 SGK Vật Lý 9)

Trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài

Lời giải:

Thấu kính phân kỳ có những đặc điểm trái ngược với thấu kính hội tụ.

– Phần rìa của thấu kính phân kì dày hơn phần giữa.

– Chùm sáng tới song song với trục chính của thấu kính phân kì, cho chùm tia ló phân kì.

– Khi để thấu kính phân kì vào gần dòng chữ trên trang sách, nhìn qua thấu kính ta thấy hình ảnh dòng chữ bé đi so với khi nhìn trực tiếp.

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 44 có đáp án

Bài 1: Thấu kính phân kì là loại thấu kính

A. có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.

D. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.

Lời giải

1

Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa

Đáp án: A

Bài 2: Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là SAI?

A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi.

B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm.

C. Thấu kính có hai mặt cầu lõm.

D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm.

Lời giải

1

Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa

=> A – sai vì thấu kính có hai mặt đều là mặt lồi là thấu kính hội tụ

B, C, D – đúng

Đáp án: A

Bài 3: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:

A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường

B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường

C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường

D. Không nhìn được dòng chữ

Lời giải

Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường

Đáp án: C

Bài 4: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.

B. song song với trục chính của thấu kính.

C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Lời giải

Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

Đáp án: D

Bài 5: Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là SAI?

A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.

D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Lời giải

A, B, C – đúng

D – sai vì: Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

Đáp án: D

Bài 6: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng:

A. tiêu cự của thấu kính.

B. hai lần tiêu cự của thấu kính.

C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.

D. một nửa tiêu cự của thấu kính.

Lời giải

1

F,F′ là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm

Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF=OF′=f gọi là tiêu cự của thấu kính

=> Khoảng cách: FF′=2f

Đáp án: B

Bài 7: Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì

A. tia tới song song trục chính.

B. tia tới đi qua tiêu điểm cùng phía với tia tới so với thấu kính.

C. tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính.

D. tia tới bất kì có hướng không qua các tiêu điểm.

Lời giải

Ta có: Tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính.

1

Đáp án: C

Bài 8: Tiết diện của một số thấu kính phân kì bị cắt theo một mặt phẳng vuông góc với mặt thấu kính được mô tả trong các hình:

1

A. a, b, c.

B. b, c, d.

C. c, d, a.

D. d, a, b.

Lời giải

Tiết diện của thấu kính phân kì:

1

Đáp án: D

Bài 9: Kí hiệu thấu kính phân kì được vẽ như sau:

1

A. hình a.

B. hình b.

C. hình c.

D. hình d.

Lời giải

– Kí hiệu trong hình vẽ của thấu kính phân kì

1

Đáp án: B

Bài 10: Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là

A. tia tới song song trục chính thấu kính.

B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.

C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.

D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.

Lời giải

Ta có:

Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

Đáp án: B

Bài 11: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì:

A. chùm tia ló là chùm sáng song song.

B. chùm tia ló là chùm sáng phân kì.

C. chùm tia ló là chùm sáng hội tụ.

D. không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ hoàn toàn.

Lời giải

Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.

Đáp án: B

Bài 12: Xét đường đi của tia sáng qua thấu kính, thấu kính ở hình nào là thấu kính phân kì?

1

A. hình a.

B. hình b.

C. hình c.

D. hình d.

Lời giải

Ta có:

(1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

(2): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

(3): Tia tới có đường kéo dài qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính (tia này đặc biệt khác với thấu kính hội tụ)

1

Đáp án: D

Bài 13: Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính (15cm ). Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:

A. 15cm

B. 20cm

C. 25cm

D. 30cm

Lời giải

Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

1

=> độ lớn tiêu cự của thấu kính OF = 15cm

Đáp án: A

Bài 14: Một thấu kính phân kì có tiêu cự (25cm ). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm (F ) và (F’ )  là:

A. 12,5 cm

B. 25 cm

C. 37,5 cm

D. 50 cm

Lời giải

Ta có:

1

F,F′ là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm

Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF=OF′=f gọi là tiêu cự của thấu kính

=> Khoảng cách: FF′=2f=2.25=50cm

Đáp án: D

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Đoạn mạch nối tiếp. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Vật Lý 9

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button