Tổng hợp các đề văn về bài thơ Tràng giang hay gặp nhất
Tổng hợp các đề văn về bài thơ Tràng giang cùng các câu hỏi về bài Tràng giang được tổng hợp đầy đủ, chi tiết cho các em học sinh lớp 11, 12 ôn luyện về tác phẩm này
Tổng hợp các đề văn về bài thơ Tràng giang cùng các câu hỏi về bài Tràng giang được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Thêm vào đó là việc giúp các em học sinh như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 11 và đề thi môn Văn THPT.
I. Các câu hỏi về bài Tràng giang
Ngoài những câu hỏi bài xoay quanh Tràng giang qua phần soạn bài Tràng giang – Huy Cận trong SGK Ngữ văn lớp 11, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp dưới đây nhằm phục vụ cho các em làm các đề văn về bài Tràng giang được đầy đủ và đạt điểm cao trong các bài thi, kiểm tra quan trọng.
Câu 1. Nhận xét nhan đề bài thơ?
– Tràng giang gợi lên hình ảnh con sông vừa dài vừa rộng.
– Tràng giang khơi gợi nỗi buồn mênh mang.
– Cách điệp vần ang tạo nên âm hưởng vang xa, trầm buồn.
Câu 2. Câu thơ đề từ ” Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” chuyển tải nội dung gì?
– Diễn tả cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn.
– Thể hiện tư tưởng cơ bản của bài thơ: nỗi buồn trước vũ trụ bao la.
Câu 3. Nhận xét cách sử dụng từ láy?
– Mật độ từ láy xuất hiện cao( 10 lần trong 16 dòng thơ), có dòng sử dụng hai từ láy: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.
– Các từ láy mang lại cảm giác êm dịu, gợi hình, gợi cảm cho bài thơ. Đặc biệt góp phần hữu hiệu trong việc thể hiện sự quạnh vắng, nỗi cô đơn, buồn da diết của thi nhân trước đất trời( hiu hiu, dợn dợn, đìu hiu,…)
Câu 4. Sự sáng tạo của Huy Cận qua hai câu cuối?
– Hai câu này là sự sáng tạo tuyệt vời của Huy Cận dựa trên hai câu thơ của Thôi Hiệu: Quê hương khuất bóng hoàng hôn- Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?. Nhưng ở đây, Huy Cận không cần ” khói sóng” để gợi nhớ mà vẫn da diết, cháy bỏng nỗi nhớ nhà vì nỗi nhớ ấy luôn thường trực hiện hữu trong lòng ông.
– Thi liệu của thơ Đường được vận dụng một cách mới mẻ => tinh thần của thơ mới.
Câu 5. Nêu hoàn cảnh ra đời, cảm hứng chủ đạo và câu tử bài thơ Tràng giang Huy Cận
– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. “Một buổi chiều mùa thu năm 1939, khi đứng ở bờ nam bến Chèm nhìn ngắm cảnh sông Hông mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng, nghĩ về kiếp người trôi nổi tứ thơ Tràng giang đã được hình thành” (Huy Cận). Bài thơ được in trong tập Lửa thiêng.
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Đứng trước không gian mênh mông của đất trời, trong sâu thẳm lòng người trào dâng nỗi bâng khuâng trước cảnh sông dài trời rộng. Cảm hứng chủ đạo này được nhà thơ thâu tóm trong nhan đề “Tràng giang” và câu đề tù “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
– Cấu tứ của bài thơ
Toàn bộ bài Tràng giang là một nỗi buồn. Bài thơ gồm bốn khố thơ giống như bôn bài tứ tuyệt Đường thi, mỗi khổ thơ là một sự triển khai cửa nồi buồn đó. Mặc dù trong mỗi khổ thơ, cảnh vật và tâm trạng con người được thể hiện khác nhau ở mức độ nào đó nhưng đều có điếm chung hệ thống trong một chỉnh thể là cảnh sóng nước mênh mang bao la và con người với cái tôi nhỏ bé, mang tâm trạng cô đơn, buồn sầu.
Câu 6. Anh/chị hiếu thế nào về câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Tràng giang – Huy Cận)? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bực tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
“Trời rộng”, “sông dài” mang nghĩa khái quát về không gian nghệ thuật của bài thơ. Đó là một khung cảnh sông nước mênh mông, vô biên. “Bâng khuâng”, “nhớ” khái quát lên tâm trạng buồn, cô đơn giữa “trời rộng”, “sông dài”.
Mối liên hệ của câu đề từ với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ :
+ Câu đề từ như thâu tóm hết nội dung tư tưởng của cả bài thơ. Đối diện với cái mênh mông của không gian và cái vô tận của thòi gian, nhân vật trữ tình cảm nhận một cách thâm thía nỗi cô đơn, nhỏ nhoi của chính mình, thấy mình trớ nên bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời vô tận. Càng phát hiện sự mênh mông của cảnh vật, con ngươi ở đây càng lạc lõng. Đó là nỗi niềm của cái tôi nhà thơ.
+ Lời đề từ vừa tô đậm thêm cảm giác “tràng giang” vừa thâu tóm cảm xúc chủ đạo vừa gợi ra nét nhạc chủ âm cho cả bài thơ.
II. Các đề văn về bài thơ Tràng giang – Huy Cận
Các đề văn về bài thơ Tràng giang của Huy Cận được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.
Đề 1: Nỗi buồn trong khổ đầu bài thơ Tràng Giang – Huy Cận
Đề 2: Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Đề 3: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang
Đề 4: Bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng trong bài thơ Tràng giang
Đề 5: Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Tràng giang
Đề 6: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tràng giang
Đề 7: Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng giang – Huy Cận
Đề 8: Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận
Đề 9: Phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng giang – Huy Cận
Đề 10: Phân tích khổ thơ thứ ba trong bài Tràng giang
Đề 11: Phân tích khổ thơ cuối bài Tràng giang – Huy Cận
Đề 12: Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang – Huy Cận
Đề 13: Cảm nhận vẻ đẹp trong khổ thơ cuối bài Tràng giang – Huy Cận
Liên hệ, mở rộng:
Đề 14: So sánh cái tôi trong bài thơ Vội vàng và bài thơ Tràng giang
Với các đề văn về bài thơ Tràng giang cùng các câu hỏi về bài Tràng Giang – Huy Cận ở trên, THPT Ngô Thì Nhậm đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.