Giáo dục

Tóm tắt nội dung bài Tiếng nói của văn nghệ

Tóm tắt nội dung bài Tiếng nói của văn nghệ giúp các em nắm được nội dung chính của tác phẩm, qua đó thấy được cách lập luận, hành văn và triển khai vấn đề cùng thông điệp mà tác giả gửi gắm.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Bạn đang xem: Tóm tắt nội dung bài Tiếng nói của văn nghệ

Nguyễn Đình Thi quê ở Hà Nội, bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được tác giả sáng tác vào thời gian đầu kháng chiến chống Pháp, nằm trong cuốn Mấy vấn đề văn học xuất bản vào năm 1956.

Tác phẩm cho thấy được tầm quan trọng của văn nghệ với đời sống con người, giúp con người sống hoàn thiện hơn về mặt nhân cách và tâm hồn.

2. Chia bố cục

Bài Tiếng nói của văn nghệ có thể chia làm 2 phần khác nhau.

Phần 1: từ đầu bài cho đến “cách sống của tâm hồn”. =>  Nội dung tiếng nói của văn nghệ.

Phần 2: Tiếp theo đoạn 1 cho đến cuối bài. => Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người.

>> Xem thêmPhân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

3. Tóm tắt Tiếng nói của văn nghệ

Tiếng nói của văn nghệ được tác giả Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, tác giả đã tập trung vào 3 luận điểm:

– Văn nghệ phản ánh và thể hiện cuộc sống.

Văn nghệ nảy sinh từ chính cuộc sống con người. Nghệ sĩ đã sáng tạo ra cái đẹp vừa là nhiệm vụ vừa là thiên chức.

– Chức năng văn nghệ vô cùng tuyệt diệu

Tiếng nói của văn nghệ chính là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao cống hiến, tự hoàn thiện nhân cách và tâm hồn của con người. Văn nghệ đã mang đến những điều vô cùng kì diệu trong cuộc sống.

– Tiếng nói văn nghệ cũng là tiếng nói của tư tưởng

Nghệ thuật thì chắc chắn không thiếu tư tưởng. Tư tưởng văn nghệ mang tính đặc thù và thể hiện một cách tinh tế. Tư tưởng cũng chính là nơi văn nghệ hướng đến.

=> Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” là hệ thống luận điểm phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ. Không chỉ vậy, tác giả còn thông qua bài viết khẳng định sức mạnh lớn lao của văn nghệ đối với đời sống con người.

——–

Ngoài bài tóm tắt nội dung bài Tiếng nói của văn nghệ, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 khác được cập nhật thường xuyên tại THPT Ngô Thì Nhậm. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!


[Văn mẫu 9] Tóm tắt nội dung bài Tiếng nói của văn nghệ, tác phẩm của Nguyễn Đình Thi cho thấy được tầm quan trọng của văn nghệ với đời sống con người.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button