Giáo dục

Thơ hai-cư của Ba-sô

Dưới đây là tài liệu giới thiệu về Thơ hai-cư của Ba-sô mà THPT Ngô Thì Nhậm muốn cung cấp đến bạn đọc

Hy vọng với tài liệu này, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn về thể loại thơ này, cũng như các bài thơ hai-cư của nhà thơ Ba-sô.

Thơ hai-cư của Ba-sô

1. Đất khách mười mùa sương
về thăm quê ngoảnh lại
Ê-đô là cố hương.

Bạn đang xem: Thơ hai-cư của Ba-sô

2. Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô.

3. Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu.

4. Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc ?
gió mùa thu tái tê.

5. Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi.

6. Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi-oa.

7. Vắng lặng u trầm
thấm sâu vào đá
tiếng ve ngâm.

8. Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu.

I. Đôi nét về Ba-sô

– Ma-su-ô Ba-sô (Matsuo Bashô, 1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản.

– Ông sinh ra ở U-ê-nô, xứa I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) trong một gia đình võ sĩ cấp thấp.

– Khoảng vào năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô (nay thuộc Tô-ki-ô) sinh sống và bắt đầu làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô.

– Một số tác phẩm của ông như: Du ký Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689)…

– Một số nhà thơ Hai-cư khác như: Y. Bu-sôn (1716 – 1783), K. Ít-sa (1763 – 1827), M. Si-ki (1767 – 1902)…

II. Giới thiệu về thơ hai-cư

1. Hình thức

– Thơ hai-cư là một thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản.

– Thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất so với các thể thơ khác, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5 – 7 – 5 âm tiết.

– Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi cảm xúc, suy tư nào đó.

– Về ngôn ngữ, thơ hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật, chủ yếu chỉ sự dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, chứa nhiều trí tưởng tượng cho người đọc.

2. Nội dung

– Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông nói chung.

– Hai-cư thường thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa.

– Thơ hai-cư có luật cơ bản là không đả động đến cảm xúc mà chủ yếu chỉ ghi lại sự việc xảy ra trước mắt.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm Thơ hai-cư của Ba-sô

Dưới đây là tài liệu giới thiệu về Thơ hai-cư của Ba-sô mà THPT Ngô Thì Nhậm muốn cung cấp đến bạn đọc

Hy vọng với tài liệu này, bạn đọc sẽ nắm rõ hơn về thể loại thơ này, cũng như các bài thơ hai-cư của nhà thơ Ba-sô.

Thơ hai-cư của Ba-sô

1. Đất khách mười mùa sương
về thăm quê ngoảnh lại
Ê-đô là cố hương.

2. Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô.

3. Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu.

4. Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc ?
gió mùa thu tái tê.

5. Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi.

6. Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi-oa.

7. Vắng lặng u trầm
thấm sâu vào đá
tiếng ve ngâm.

8. Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu.

I. Đôi nét về Ba-sô

– Ma-su-ô Ba-sô (Matsuo Bashô, 1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản.

– Ông sinh ra ở U-ê-nô, xứa I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) trong một gia đình võ sĩ cấp thấp.

– Khoảng vào năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô (nay thuộc Tô-ki-ô) sinh sống và bắt đầu làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô.

– Một số tác phẩm của ông như: Du ký Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689)…

– Một số nhà thơ Hai-cư khác như: Y. Bu-sôn (1716 – 1783), K. Ít-sa (1763 – 1827), M. Si-ki (1767 – 1902)…

II. Giới thiệu về thơ hai-cư

1. Hình thức

– Thơ hai-cư là một thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản.

– Thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất so với các thể thơ khác, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5 – 7 – 5 âm tiết.

– Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi cảm xúc, suy tư nào đó.

– Về ngôn ngữ, thơ hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật, chủ yếu chỉ sự dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, chứa nhiều trí tưởng tượng cho người đọc.

2. Nội dung

– Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông nói chung.

– Hai-cư thường thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa.

– Thơ hai-cư có luật cơ bản là không đả động đến cảm xúc mà chủ yếu chỉ ghi lại sự việc xảy ra trước mắt.

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button