Giáo dụcLớp 9

Phát biểu và Viết hệ thức của định luật Ôm – Vật Lí 9

Phát biểu và Viết hệ thức của định luật Ôm là câu hỏi ôn tập môn Vật lí 9. Mời các em cùng THPT Ngô Thì Nhậm trả lời câu hỏi trên ngay sau đây nhé.

Phát biểu và Viết hệ thức của định luật Ôm
Phát biểu và Viết hệ thức của định luật Ôm

Phát biểu và Viết hệ thức của định luật Ôm

Phát biểu nội dung định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Điện trở của dây dẫn được xác định bằng công thức: 

Hệ thức định luật Ôm: Phát biểu định luật Ôm,

Trong đó:

  • U là hiệu điện thế, đo bằng vôn (V)
  • I là cường độ dòng điện, đo bằng ampe (A)
  • R là điện trở của dây dẫn, đo bằng Ôm (Ω)

Ví dụ: Đặt một hiệu điện thế 24V vào hai đầu bóng đèn có điện trở 12Ω thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là Phát biểu định luật Ôm

Vận dụng hệ thức định luật ôm

* Câu C3 trang 8 SGK Vật Lý 9: Một bóng đèn thắp sáng có điện trở là 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

Tóm tắt bài: R = 12Ω; I = 0,5A; Hỏi U = ?

> Lời giải:

– Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn: U = I.R = 12.0,5 = 6V

* Câu C4 trang 8 SGK Vật Lý 9: Đặt cùng 1 hiệu điện thế vào 2 đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3 R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Tóm tắt bài: U1 = U= U; R2 = 3R1; Hỏi I1; Icường độ nào lớn hơn?

> Lời giải:

– Ta có:  

– Vậy I1 lớn gấp 3 lần I2.

Kiến thức mở rộng về định luật Ôm

Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:

Phát biểu định luật ôm và viết hệ thức Định luật Ôm (ảnh 2)

Trong đó:

+ I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn (A).

+ U là điện áp trên vật dẫn (V)

+ R là điện trở (ôm).

– Trong định luật Ohm, điện trở R sẽ không phụ thuộc vào cường độ dòng điện, như vậy R là 1 hằng số.

Trong vật lý, thuật ngữ định luật Ohm cũng được dùng để chỉ các dạng khái quát khác của luật Ohm gốc. Ví dụ đơn giản sau:

Trong đó J là mật độ dòng tại một vị trí nhất định trong vật liệu điện trở, E là điện trường tại vị trí đó, và σ (Sigma) là một tham số phụ thuộc vật liệu được gọi là độ dẫn. Đây là dạng khác của Định luật Ohm viết bởi Gustav Kirchhoff.

Định luật Ohm đối với toàn mạch: cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

Định luật Ohm
Định luật Ohm

********

Hy vọng qua bài viết này các em có thể trả lời được câu hỏi Phát biểu và viết hệ thức của Định luận Ôm (Ohm). Chúc các em học tốt.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button