Giáo dụcLớp 10

Kể lại một hoạt động có ý nghĩa của em thể hiện ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc ở địa phương

Kể lại một hoạt động có ý nghĩa của em thể hiện ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc ở địa phương là câu hỏi trong đề thi Lịch Sử lớp 10. Nếu các em chưa biết trả lời sao cho đúng thì hãy tham khảo bài mẫu dưới đây do thầy cô biên soạn nhé.

Kể lại một hoạt động có ý nghĩa của em thể hiện ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc ở địa phương

Một số hoạt động có ý nghĩa của em thể hiện ý thức giữ gìn di sản văn hóa là:

  • Tham gia hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
  • Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tưới tỉa cây ở khu di tích
  • Tuyên truyền, giới thiệu về khu di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn
  • Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
  • Sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

Để giúp các em có thêm nhiều ý tưởng để trả lời tốt cho câu hỏi trên, đưới dây là những câu hỏi hữu ích khác.

Em cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết và không ngừng nâng cao hiểu biết, kiến thức của mình về văn hóa dân tộc. Hiện nay nhiều nguồn văn hóa đang du nhập vào nước ta khiến nhiều người dần thay đổi nhận thức và đánh mất đi những bản sắc, giá trị dân tộc. Hơn lúc nào hết, lúc này chúng ta, nhất là thế hệ trẻ phải “xung kích” để bảo vệ những giá trị tinh thần lớn lao ấy, để đất nước chúng ta vẫn giữ nguyên được bản sắc, hòa nhập chứ không hòa tan.

Để phát huy vai trò, sức mạnh của mình, thế hệ trẻ nên trau dồi kiến thức về văn hóa dân tộc, lên án những hành vi sai trái làm suy đồi đạo đức, văn hóa, tuyên truyền những thông tin chính thống, đúng đắn cho mọi người và phải rèn luyện lối sống tốt đẹp, bảo lưu những giá trị tinh thần của dân tộc. Ngoài ra, chính bản thân mỗi người cùng phải giữ được sự tự hào đối với bản sắc văn hóa của dân tộc, không ngừng truyền bá những bản sắc văn hóa này đến với bạn bè trên thế giới.

Em hãy kể về việc làm của em và các bạn trong lớp tham gia góp phần bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương mình?

Để góp phần tham gia bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương mình, em và các bạn trong lớp đã:

  • Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương.
  • Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.
  • Tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương
  • Lên án, tố cáo những kẻ có hành vi phá hoại di sản văn hóa.

Những di sản của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản? Em cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản?

– Ý nghĩa của những di sản đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản:

  • Là tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc và tạo nên giá trị cốt lõi của cộng đồng, dân tộc Việt Nam.
  • Góp phần tạo ra sinh kế cho cá nhân và cộng đồng sống ở vùng di sản; là nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.
  • Góp phần thúc đẩy hòa bình và tinh thần đoàn kết giữa Việt Nam với các quốc gia thông qua quá trình giao lưu cũng như tôn trọng đa dạng văn hoá.
  • Đóng góp thiết thực vào quá trình bảo vệ môi trường.

– Để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản, chúng ta cần:

  • Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
  • Trực tiếp tham gia bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá ở địa phương, quê hương, đất nước.
  • Sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá:

– Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản:

  • Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.
  • Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản.

– Đầu tư cho cơ sở vật chất:

Bạn đang xem: Kể lại một hoạt động có ý nghĩa của em thể hiện ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc ở địa phương

  • Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,…
  • Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư đó,…
  • Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.

– Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản

  • Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản.
  • Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa phương.
  • Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế – xã hội.
  • Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.

*****************

Trên đây là toàn bộ nội dung giúp các em trả lời câu hỏi Kể lại một hoạt động có ý nghĩa của em thể hiện ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc ở địa phương. Chúc các em đạt điểm cao trong kì thi cuối kì của mình nhé.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button