Giáo dụcHóa Học 11Lớp 11

Hóa học 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic – Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 17

Hóa học 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic  được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 17

A. Silic

I. Tính chất vật lý

– Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.

II. Tính chất hóa học

– Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng hơn).

– Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

a. Tính khử

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 17

b. Tính oxi hóa

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 17

III. Trạng thái tự nhiên

Bạn đang xem: Hóa học 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic – Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 17

– Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng vỏ Trái Đất.

– Trong tự nhiên chỉ gặp silic dưới dạng các hợp chất, chủ yếu là cát (SiO2), các khoáng vật silicat và aluminosilicat như: cao lanh (Al2O3.2SiO2.2H2O), xecpentin (3MgO.2SiO2.2H2O), …

– Silic còn có trong cơ thể động vật, thực vật với lượng nhỏ và có vai trò đáng kể trong hoạt động của thế giới hữu sinh.

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

– Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử. Pin mặt trời chế tạo từ silic có khả năng chuyển năng lượng mặt trời thành điện năng, cung cấp cho các thiết bị trên tàu vũ trụ.

– Trong luyện kim, hợp kim ferosilic được dùng để chế tạo thép chịu axit.

2. Điều chế

– Khử SiO2 ở nhiệt độ cao.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 17

B. Hợp chất của Silic

I. Silic đioxit

– SiO2 là chất ở dạng tinh thể.

– Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 17

– Tan được trong axit HF.

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

– Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh.

II. Axit silixic

– H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen. Dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.

– Axit silixic là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbinic nên bị axit này đẩy ra khỏi dung dịch muối.

Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3

III. Muối silicat

– Đa số các muối silicat đều không tan, chỉ có muối silicat của kim loại kiềm tan được trong nước.

– Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 17

Bài 1 (trang 79 SGK Hóa 11)

Nêu những tính chất hóa học giống và khác nhau giữa silic và cacbon. Viết các phương trình hóa học để minh họa ?

Lời giải:

Tính chất giống nhau

– Đều có tính oxi hoá

Bài 1 (trang 79 SGK Hóa 11)

– Đều có tính khử

Tác dụng với phi kim

Bài 1 (trang 79 SGK Hóa 11)

Tác dụng với hợp chất:

Bài 1 (trang 79 SGK Hóa 11)

Bài 2 (trang 79 SGK Hóa 11)

Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?

A. SiO

B. SiO2

C. SiH4

D. Mg2Si

Lời giải:

Đáp án B

Bài 1 (trang 79 SGK Hóa 11)

Bài 3 (trang 79 SGK Hóa 11)

Khi cho nước tác dụng với oxit axit thì axit sẽ không được tạo thành, nếu oxit axit đó là:

A. Cacon đioxit

B. Lưu huỳnh đioxit

C. Silic đioxit

D. Đinitơ pentaoxit

Lời giải:

Đáp án C.

Vì SiO2 là chất rắn không tan trong nước.

Bài 4 (trang 79 SGK Hóa 11)

Từ SiO2 và các hóa chất cần thiết khác, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế axit silixic?

Lời giải:

Sơ đồ: SiO2 → Na2SiO3 → H2SiO3

Phương trình phản ứng:

SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3 ↓

Bài 5 (trang 79 SGK Hóa 11)

Phương trình ion rút gọn: 2H+ + SiO32- → H2SiO3 ↓ ứng với phản ứng nào giữa các chất nào sau đây?

A. Axit cacbonic và canxi silicat

B. Axit cacbonic và natri silicat

C. Axit clohiđrit và canxi silicat

D. Axit clohiđrit và natri silicat

Lời giải:

Đáp án D

A. H2CO3 là axit yếu + CaSiO3 ↓ không có phản ứng

B. H2CO3 là axit yếu + NaSiO3 không có phản ứng

C. HCl + CaSiO3 ↓ (không phân li ra SiO32-)

D. Pt ion: 2H+ + 2Cl + 2Na+ + SiO32- → H2SiO3 ↓ + 2Na+ + 2Cl

Pt ion rút gọn 2H+ + SiO32- → H2SiO3 ↓

Bài 6 (trang 79 SGK Hóa 11)

Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20,0g tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí hidro (đktc)Xác định thành phần phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%.

Lời giải:

Bài 6 (trang 79 SGK Hóa 11)

C + NaOH → không phản ứng

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

Từ phương trình phản ứng ta có:

Bài 6 (trang 79 SGK Hóa 11)

⇒ mSi = 0,3.28 = 8,4 g

Bài 6 (trang 79 SGK Hóa 11)

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 17 có đáp án

Bài 1: Nung nóng NaOH dư với 5 kg cát khô, thu được 9,15 kg Na2SiO3. Hàm lượng SiO2 trong cát là

A. 90%.

B. 96%.

C. 75%.

D. 80%.

Lời giải

Đáp án: A

SiO2    →    Na2SiO3

60kg      →      122kg

4,5kg      ←     9,15kg

%SiO2 = (4,5/5) x 100% = 90%

Bài 2: Cho 25 gam hỗn hợp silic và than tác dụng với dung dịch NaOH đặc, dư, đun nóng thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp ban đầu là ( biết hiệu suất phản ứng là 100%)

A. 56%.

B. 14%.

C. 28%.

D. 42%.

Lời giải

Đáp án: C

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

nSi = 1/2. nH2 = 0,25 mol

Silic và hợp chất của silic

Bài 3: Cho m gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SiO3 vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí X và 3,9 gam kết tủa Y. Giá trị của m là

A. 22.

B. 28,1.

C. 22,8.

D. 15,9.

Lời giải

Đáp án: A

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 ↑

⇒ x = 3,36 / 22,4 = 0,15 (mol)

Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3 ↓

⇒ y = 3,9/78 = 0,05 (mol)

m = 106.0,15 + 122.0,05 = 22 (gam)

Bài 4: Công thức hoá học của thuỷ tinh là:

A. Na2O.CaO.6SiO2

B. CaO.6SiO2

C. Na2O.6SiO2

D. Na2O.CaO.2SiO2

Lời giải

Đáp án: A

Bài 5: Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là:

A. không màu.

B. màu đỏ.

C. màu hồng.

D. màu tím.

Lời giải

Đáp án: C

Thủy tinh có gốc silicat của kim loại kiềm, khi được hòa tan vào nước sẽ phân hủy tạo ra môi trường kiềm

Na2SiO3 + H2O ⇆ 2NaOH + H2SiO3

Bài 6: Những người đau dạ dày thường có pH trong dạ dày nhỏ hơn 2 (mức bình thường là nằm trong khoảng từ 2 đến 3). Để chữa bệnh, người bệnh thường uống chất nào dưới đây trước bữa ăn ?

A. Nước đường

B. Dung dịch NaOH loãng

C. Nước muối

D. Dung dịch NaHCO3

Lời giải

Đáp án: D

Bài 7: Cho các phản ứng sau:?

(1) Si + F2 →

(2) Si + O2 →

(3) Si + NaOH + H2O →

(4) Si + Mg →

(5) Si + HF + HNO3 →

Số phản ứng Si thể hiện tính khử là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Lời giải

Đáp án: C

Bài 8: Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào dưới đây ?

A. Na2SiO3.

B. H2SiO3.

C. HCl.

D. HF.

Lời giải

Đáp án: D

Bài 9: Điều nào sau đây là sai ?

A. Silicagen là axit salixic khi bị mất nước.

B. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.

C. Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm và amoni).

D. Thủy tinh lỏng là dung dịch muối của axit silixic.

Lời giải

Đáp án: B

Bài 10: Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp ?

A. SiO2+ 2Mg → Si + 2MgO

B. SiO2+ 2C → Si + 2CO

C. SiCl4+ 2Zn → 2ZnCl2+ Si

D. SiH4→ Si + 2H2

Lời giải

Đáp án: B

Bài 11: Si tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường ?

A. F2

B. O2

C. H2

D. Mg.

Lời giải

Đáp án: A

Bài 12: Trong phản ứng nào sau đây, silic có tính oxi hóa ?

A. Si + 2F2→ SiF4

B. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

C. 2Mg + Si → Mg2Si

D. Si + O2→SiO2

Lời giải

Đáp án: C

Bài 13: Phản ứng nào sau đây là sai ?

A. SiO2+ 2C → 2CO + Si

B. SiO2+ 4HCl→ SiCl4+ 2H2O

C. SiO2+ 4HF → SiF4+ 2H2O

D. SiO2+ 2Mg → 2MgO + Si

Lời giải

Đáp án: B

Bài 14: “Thủy tinh lỏng” là

A. silic đioxit nóng chảy.

B. dung dịch đặc của Na2SiO3và K2SiO3.

C. dung dịch bão hòa của axit silixic.

D. thạch anh nóng chảy.

Lời giải

Đáp án: B

Bài 15: Silic ddioxxit phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau đây ?

A. NaOH, MgO, HCl

B. KOH, MgCO3, HF

C. NaOH, Mg, HF

D. KOH, Mg, HCl

Lời giải

Đáp án: C

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Silic và hợp chất của silic. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Hoá học 11

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button