Giáo dụcLớp 10

5 Đề đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết

Thơ Duyên đọc hiểu

5 Đề đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết được trường THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với bộ đề Thơ Duyên đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi nhé.

5 Đề đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết
5 Đề đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) – Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên.

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Bạn đang xem: 5 Đề đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.

Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

(Thơ duyên – Xuân Diệu)

Câu 1: Nội dung đoạn thơ trên là gì?

Lời giải:

Nội dung đoạn thơ: Đoạn thơ là bức tranh thu dưới con mắt của một chàng thanh niên trẻ tuổi – tâm hồn đang tràn ngập yêu thương. Bức tranh ấy tràn đầy sức sống với âm thanh, ánh sáng tươi vui, rộn rã, vạn vật gắn bó, hòa quyện với nhau thật tự nhiên, đẹp đẽ!

Câu 2: Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên?

Lời giải:

Từ láy: ríu rít, nơi nơi, nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả

Câu 3: Từ láy “ríu rít” và “xiêu xiêu” có tác dụng gì?

Lời giải:

Từ láy “ríu rít” và “xiêu xiêu” chỉ sự sóng đôi, hòa hợp, sự hòa điệu của thiên nhiên. Cặp chim chuyền ríu rít tình tự, gió nương theo con đường nhỏ, cũng dịu dàng, duyên dáng. Tất cả đã làm nên một bức tranh thu rất thơ, rất mộng.

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ?

Lời giải:

– Phép đảo ngữ ở các câu:

+ Cây me ríu rít cặp chim chuyền (Cặp chim chuyền ríu rít trên cây me), Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, (Trời xanh ngọc đổ qua muôn lá)

+ “Lả lả cành hoang nắng trở chiều” (Cành hoang lả lả…)

– Tác dụng: Các từ láy “ríu rít” “lả lả” và động từ “đổ” được đặt ở đầu câu vừa nhấn mạnh được sự gắn bó, hòa hợp giữa các sự vật (cặp chim chuyền), đường nét, dáng vẻ mềm mại của cây, của nắng và màu sắc của cảnh vật. Đồng thời cũng tạo nên nhạc điệu quyến luyến, êm dịu, một vẻ duyên dáng, tinh tế cho các câu thơ.

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng để sáng tạo nên các hình ảnh, âm thanh: nhánh duyên, tiếng huyền?

Lời giải:

Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Hình ảnh của “nhánh duyên” và “tiếng huyền”. Hình ảnh “nhánh duyên” là một hình ảnh thơ độc đáo. Duyên là thứ vô hình, nhưng nhánh duyên là thứ hữu hình và còn để cho nhà thơ gửi gắm mơ mộng thơ ca của mình vào nữa. Tiếng huyền được cảm nhận bằng thính giác nhưng nay được cảm nhận bằng trái tim qua từ “động” của tác giả. Nhờ có biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này mà hình ảnh thơ trở nên sinh động, biểu cảm, giúp tác giả thể hiện được tâm tư, tình cảm của chính mình.

Câu 6: Những câu thơ sau thể hiện đặc điểm gì trong bức tranh thiên nhiên buổi chiều thu?

Lời giải:

Những câu thơ thể hiện sự bình yên, thơ mộng, tĩnh lặng, nên thơ của bức tranh mùa thu. Bức tranh mùa thu ấy có hình ảnh buổi chiều mộng mơ khơi nguồn cảm hứng làm thơ tình của nhà thơ, có cây me và đôi chim ríu rít, có bầu trời xanh và tán lá xanh và âm sắc mùa thu lay động tâm hồn và để lại sự trầm lặng trong chính thâm tâm tác giả khi nghĩ về tình yêu

Câu 7: Nêu cảm nhận của anh/chị về cái duyên được gợi trong đoạn thơ.

Lời giải:

Cái duyên được gợi trong bài thơ là hình ảnh của mối tình duyên đôi lứa. Hình ảnh “nhánh duyên” là một hình ảnh thơ độc đáo. Duyên là thứ vô hình, nhưng nhánh duyên là thứ hữu hình và còn để cho nhà thơ gửi gắm mơ mộng thơ ca của mình vào nữa. Nhánh duyên thì lại gợi một mối tình mỏng manh của tác giả. Từ đó tác giả thổ lộ về mối tình duyên ngắn ngủi, mong manh và bé nhỏ của mình với người mình yêu.

Đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) – Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên.

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.

Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

(Thơ duyên – Xuân Diệu)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chính trong đoạn trích trên.

Lời giải:

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 2. Nội dung chính đoạn thơ trên là gì?

Lời giải:

Nội dung chính của đoạn thơ là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp hòa cùng với tình yêu rung động bên trong nhà thơ

Câu 3. Xác định từ láy được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất. Tác dụng của từ láy này là gì?

Lời giải:

Từ láy: ríu rít, nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả

Tác dụng: diễn tả sinh động, giàu sức biểu cảm và gợi hình hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp hòa cùng với tình yêu rung động của nhà thơ Xuân Diệu

Câu 4. Xác định những câu thơ có sử dụng phép đảo ngữ và chỉ rõ phép đảo ngữ được thể hiện như thế nào trong những câu thơ ấy?

Lời giải:

Các câu thơ có sử dụng phép đảo ngữ:

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Từ “ríu rít” được đảo lên đầu câu thơ để miêu tả hình ảnh của đôi chim

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Từ “đổ” được đảo lên đầu câu thơ để miêu tả hình ảnh của bầu trời xanh ngọc chan hòa xuống muôn lá

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Từ “lả lả” được đảo lên đầu câu thơ để miêu tả hình ảnh cành cây rung rung êm dịu dưới nắng chiều

Câu 5. Những cặp hình ảnh chiều mộng – nhánh duyên, cây me – cặp chim, trời – muôn lá, thu – tiếng huyền cùng các từ ngữ hòa, duyên, ríu rít, cặp, đổ thể hiện đặc điểm gì trong bức tranh thiên nhiên buổi chiều thu?

Lời giải:

Những cặp hình ảnh chiều mộng – nhánh duyên, cây me – cặp chim, trời – muôn lá, thu – tiếng huyền cùng các từ ngữ hòa, duyên, ríu rít, cặp, đổ thể hiện sự sóng đôi hòa hợp, sự tương giao tinh tế của thiên nhiên chiều thu. Thiên nhiên dường như cũng có đôi ,có lứa,cũng có giao hòa,quần quýt yêu đương.

Đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) – Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên.

Cây me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền.

Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

(Thơ duyên – Xuân Diệu)

Câu 1. Khái quát thời gian, không gian của những hình ảnh được miêu tả trong hai khổ thơ. Chỉ ra những mối hoà duyên trong đó.

Lời giải:

Thơ duyên diễn tả bao mối hoà duyên tình tứ giữa thiên nhiên với thiên nhiên, lòng người với lòng người ở một buổi chiều thu êm ái. Khổ 1 diễn tả mối hoà duyên của thiên nhiên ở một khu vườn trong “chiều mộng”. Khổ thơ thứ hai dẫn người đọc đến một con đường “nhỏ nhỏ”, ở đó có sự hoà duyên của đôi bạn trong buổi đầu rung động nỗi thương yêu.

Câu 2. Ở câu thứ hai và thứ ba của khổ thơ thứ nhất nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật ấy?

Lời giải:

Câu thứ hai và thứ ba của khổ thơ thứ nhất sử dụng thủ pháp đào ngữ. Thủ pháp nghệ thuật này có tác dụng nhấn mạnh âm thanh ríu rít của cặp chim đang chuyền trên cành me, gây ấn tượng về tầng lớp của hình ảnh: bầu trời đang đổ xuống qua muôn lá, về màu xanh trong của trời thu (xanh ngọc).

Câu 3. Chỉ ra các từ láy ở khổ thơ thứ hai. Trình bày cảm nhận về hình ảnh, chất nhạc của hai câu đầu khổ thơ này.

Lời giải:

Ở khổ thơ thứ hai có ba từ láy hoàn toàn: nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả. Đó là các từ láy giàu sức gợi tả và đã tạo nên chất hoạ, chất nhạc đặc sắc cho lời thơ.

Nét bút của Xuân Diệu như mềm mại lượn nhẹ vẽ nên một con đường thu xinh xắn, gió xiêu xiêu nơi hàng cây và những cành hoang dập dìu uốn mình theo làn gió. Lời thơ như dẫn người đọc vào một thế giới âm nhạc êm ái, dìu dặt và đang trôi dần, tan chảy. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh từng cảm nhận rất tinh tế về hai câu này của Thơ duyên: Xuân Diệu đã chịu mất đi một chút rõ ràng để được thêm rất nhiều mơ mộng. Cảnh như theo lời thơ mà tan ra…

Câu 4. Phân tích sự tinh tế của Xuân Diệu khi diễn tả mối duyên đầu giữa đôi bạn ở hai câu sau của khổ hai.

Lời giải:

Xuân Diệu đã diễn tả thật tinh tế mối duyên đầu giữa đôi bạn trên con đường thu. Có sự trùng hợp giữa “buổi ấy” và “lần đầu”. Đó là khi trái tim bắt đầu lạc nhịp, cảm xúc yêu đương chớm nở. “Lòng ta nghe ý bạn” là mối duyên ngầm giữa hai lòng chứ đâu đã cất nên lời. Diễn tả thời điểm này, thi sĩ dùng cụm từ “nỗi thương yêu”. Đó là trạng thái cảm xúc ở giữa tình bạn và tình yêu. Nó không còn là thương nhưng cũng chưa đủ đậm để thành yêu.

Đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) – Đề số 4 trắc nghiệm

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ thất ngôn

B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

C. Thể thơ tự do

D. Thể thơ tám chữ.

Câu 2. Hai phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ trên là:

A. Tự sự, miêu tả

B. Biểu cảm, miêu tả

C. Nghị luận, miêu tả

C. Thuyết minh, miêu tả.

Câu 3. Hiểu nhan đề “Thơ duyên” như thế nào là phù hợp hơn cả?

A. “Thơ duyên” là những vần thơ xinh xắn, có duyên

B. “Thơ duyên” là thơ viết về nét duyên của người thiếu nữ

C. “Thơ duyên” là thơ viết về tình duyên của trai gái yêu nhau

D. “Thơ duyên” là thơ viết về sự hòa hợp, giao duyên giữa các sự vật, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người.

Câu 4. Thời gian nghệ thuật trong bài thơ là thời gian như thế nào?

A. Thời gian buổi sáng sớm mùa thu, gợi sự trong trẻo, tinh khôi

B. Thời gian buổi chiều thu, gợi sự tàn lụi, hoang vắng, cô quạnh

C. Thời gian buổi chiều thu, gợi sự tươi tắn, mộng mơ, dịu ngọt

D. Thời gian đêm khuya, gợi sự tĩnh mịch, u ám.

Câu 5. Câu thơ “Thu đến nơi nơi động tiếng huyền” gợi lên điều gì?

A. Gợi lên tiếng thu mơ hồ mà xôn xao, náo nức khắp không gian.

B. Gợi lên sự tĩnh lặng của mùa thu qua thủ pháp lấy động tả tĩnh.

C. Gợi lên tiếng thu buồn với lá vàng khô xào xạc

D. Gợi lên không gian thu não nùng, ảm đạm qua những âm thanh mơ hồ.

Câu 6. Thiên nhiên, cảnh vật trong bài thơ được đặt trong mối quan hệ như thế nào?

A. Mối quan hệ đối lập, cảnh thì đẹp đẽ, thơ mộng, cảnh lại buồn bã, thê lương.

B. Mối quan hệ độc lập, mỗi cảnh gợi một vẻ riêng

C. Mối quan hệ quấn quýt, giao hòa như có tình duyên gắn bó

D. Cả A, B, C

Câu 7. Dòng thơ nào không biểu đạt sự giao hòa giữa con người với con người?

A. Lần đầu rung động nỗi thương yêu

B. Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền

C. Anh với em như một cặp vần.

D. Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Anh với em như một cặp vần.

Lời giải:

– Biện pháp tu từ so sánh: Như

– Tác dụng: Vần là yếu tố tạo nên những câu thơ, bài thơ. Vần đi với nhau từng cặp, từng đôi. Cách so sánh “như một cặp vần” nhấn mạnh sự gắn bó không thể tách rời giữa anh và em.

Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi nên sự sinh động, hấp dẫn và liên tưởng thú vị cho câu thơ.

Câu 9. So sánh cảnh vật trong bài thơ trên với cảnh vật trong những câu thơ sau trong bài “Đây mùa thu tới” – Xuân Diệu:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Lời giải:

Hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ thơ trên (bài “Đây mùa thu tới”) là hình ảnh rặng liễu. Điều đặc biệt là rặng liễu ấy có dáng vẻ ủ rũ “đìu hiu”, “đứng chịu tang”. Những cành liều rue xuống như là ngàn ngàn hàng lệ tuôn vậy. Vì thế, cảnh ở đây buồn, ủ rũ, tang thương, khác với cảnh vật trong bài “Thơ duyên”. Trong “Thơ duyên” ta thấy cảnh quấn quýt, vui tươi, giao hòa: Chiều mộng chứ không phải chiều buồn, chim “ríu rít”, “trời xanh ngọc”, “động tiếng huyền”, “mây biếc’,” thu êm “..

Câu 10. Theo em, vì sao Xuân Diệu lại đặt tên cho bài thơ là “Thơ duyên”?

Lời giải:

Xuân Diệu đặt tên cho bài thơ là “Thơ duyên” vì:

Nói đến duyên là nói đến sự hòa hợp, gắn bó. Trong bài thơ, cái duyên được đề cập đến thật phong phú, đa dạng: Đó là sự giao duyên trong vũ trụ, sự giao duyên giữa con người với thế giới xung quanh, giữa con người với nhau. Bao trùm lên cả bài thơ là mối tương giao hài hòa trọn vẹn giữa vạn vật trong vũ trụ..

Đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) – Đề số 5 trắc nghiệm

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Thơ duyên”?

A. Hữu Thỉnh

B. Xuân Diệu

C. Tố Hữu

D. Tế Hanh

Câu 2: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 1?

A. Chiều thu mộng mị, say đắm lòng người.

B. Chiều thu mênh mông, toả đi khắp nơi.

C. Chiều thu vắng lặng, hiu quạnh.

D. Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình, huyền diệu.

Câu 3: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 2 và 3?

A. Sự rung động của đôi trai gái khi nghe tiếng gọi của thiên nhiên.

B. Mối tình giữa anh và em nảy nở trong một chiều thu đẹp đẽ.

C. Cành hoang ánh màu nắng vàng mát mẻ của mùa thu.

D. Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa.

Câu 4: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 4?

A. Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc…, đều tìm về nơi chốn của mình.

B. Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn.

C. Trời đêm buông xuống thật huyền ảo và rộng lớn làm sao.

D. Đáp án A và B đúng.

Câu 5: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 5?

A. Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm”; không gian chan hòa sắc thu, tình thu. Thu chiều hôm: lặng, êm, ngơ ngẩn.

B. Mùa thu rộn ràng với rất nhiều con người ra ngoài thưởng thức không khí mùa thu.

C. Băng nhân gạ tỏ niềm cho nhiều đôi giai nhân.

D. Chiều hôm thật ngẩn ngơ như cái cách anh yêu em.

Câu 6: Chủ thể chữ tình trong bài thơ xuất hiện ở dạng gì?

A. Hai dạng: chủ thể ẩn và chủ thể có danh xưng rõ ràng.

B. Hai dạng: chủ thể “anh” và chủ thể “em”.

C. Chỉ có chủ thể ẩn.

D. Chỉ có chủ thể có danh xưng rõ ràng.

Câu 7: Từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1 là gì?

A. Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.

B. Cây me- cặp chim chuyền.

C. Trời xanh-lá.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 8: Những từ nào vần với từ “duyên” ở câu đầu?

A. chuyền, huyền

B. chuyền

C. chim, tiếng

D. hòa, nhánh

Câu 9: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về nhà thơ Xuân Diệu?

A. Cả quê nội lẫn quê ngoại đều là nguồn nuôi dưỡng hồn thơ Xuân Diệu.

B. Thơ duyên là tập thơ thứ hai của Xuân Diệu.

C. Xuân Diệu là nhà thơ sớm nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.

D. Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đây sáng tạo.

Câu 10: Ý nào sau đây đúng khi nói về phong cách sáng tác của Xuân Diệu?

A. Thơ ông giàu tính hàm súc, triết lý.

B. Thơ ông mang tâm hồn đa sầu, đa cảm.

C. Thơ ông dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu và niềm khát khao giao cảm với cảm.

D. Thơ ông mang sức sống mãnh liệt của tình yêu, kỉ niệm về tuổi thơ, gia đình.

Câu 11: Bài “Thơ duyên” được trích trong tập thơ nào?

A. Tập “Thơ thơ”.

B. Tập “Gửi hương cho gió”.

C. Tập “Một khối hồng”.

D. Tập “Thanh ca”.

Câu 12: Từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1 là gì?

A. Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.

B. Cây me- cặp chim chuyền.

C. Trời xanh- lá.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 13: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2?

A. Cảnh vật đột ngột trở nên lạnh lẽo và u buồn.

B. Cảnh vật trở nên rực rỡ và tưới mới hơn.

C. Cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia li giữa các cảnh vật.

D. Cảnh vật trở nên hài hòa, nhẹ nhàng hơn.

Câu 14: Từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên” có nghĩa là gì?

A. Sự hài hòa của một số nét tế nhị ở con người, tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên.

B. Chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh, từ đó nhắc đến cái duyên của tình cảm con người.

C. Nguyên nhân trực tiếp của sự việc.

D. Sự sắp đặt có từ kiếp trước.

Câu 15: Tác giả đã dùng từ loại gì để thể hiện sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật trong khổ 4?

A. Sử dụng từ láy.

B. Sử dụng động từ.

C. Sử dụng từ ghép.

D. Sử dụng từ mang ý nghĩa tăng tiến.

*************

Trên đây là 5 Đề đọc hiểu Thơ Duyên (Xuân Diệu) có đáp án chi tiết thường gặp trong các bài thi học kì. Các em hãy ôn luyện thật kỹ để trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi sắp tới nhé. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button