Giáo dụcLớp 10

4 Đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 có đáp án chi tiết

Ngôn Chí bài 3 đọc hiểu

4 Đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 4 bộ đề Ngôn Chí đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi nhé.

Đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 có đáp án chi tiết
Đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 có đáp án chi tiết

Nội dung chính Ngôn chí bài 3

Khung cảnh thiên nhiên bình yên mà nhà thơ đang sống. Cuộc sống an nhàn, thanh tịnh, giản dị và mộc mạc chỉ lấy thiên nhiên, cảnh vật làm niềm vui thoát khỏi chốn quan trường xô bồ.

Đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 – Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGÔN CHÍ

Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà. Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là. Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt, Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa. Trong khi hứng động vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 có đáp án chi tiết

Ghi chú:

– Thị phi: lời đồn, những dư luận.

– Cõi yên hà: khói mây, chỉ chốn thanh tịnh, bình yên

– Nài chi: cần gì

– Nước dưỡng: giữ nước ao trong để bóng trăng xuống cho đẹp mà thưởng ngoạn

– Đất cày ngõ ải: cày rồi để cho ải, tức để hấp thụ nắng mưa rồi mới trồng trọt.

– Câu thần: câu thơ hay

– Dặng dặng ca: văng vẳng tiếng đàn, hát vang dội.

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là Biểu cảm

Câu 2. Dựa vào văn bản, chỉ ra các dòng thơ lục ngôn.

Lời giải:

Dựa vào văn bản, các dòng thơ lục ngôn là “Bữa ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặt nài chi gấm là.”

Câu 3. Xác định từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở dòng 3, 4.

Lời giải:

Từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở hai dòng thơ 3, 4 là: “có dưa muối”, “nài chi gấm là”.

Câu 4. Anh/chị hiểu nội dung 2 dòng thơ 5, 6 như thế nào?

Lời giải:

Nội dung hai dòng thơ 5, 6 có thể hiểu là: Khi chúng ta nuôi dưỡng được những ý thức tốt đẹp thì chúng ta sẽ được thưởng thức và hưởng những kết quả tốt đẹp từ những suy nghĩ ấy.

Câu 5. Theo anh/chị nhà thơ muốn bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm gì qua sự miêu tả cuộc sống nơi thôn quê?

Lời giải:

Theo em, nhà thơ muốn bộc lộ giãi bày tâm trạng, tình cảm qua sự miêu tả cuộc sống lối thôn quê đó là sự giản dị, thương yêu những thứ đơn giản và quen thuộc nhất ở nơi quê hương đất nước.

Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.

Lời giải:

Bài học ý nghĩa nhất đối với em được rút ra từ văn bản trên đó chính là sự giản dị trong lối sống. Đôi khi, sự giản dị ấy đem đến cho chúng ta sự thanh bình, giúp chúng ta quên đi những muộn phiền ngoài kia, thanh lọc tâm hồn và giúp mỗi người đạt được những ước muốn, kết quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 – Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGÔN CHÍ

Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà. Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là. Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt, Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa. Trong khi hứng động vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Lời giải:

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả đời sống giản dị của tác giả ở thôn quê trong văn bản trên.

Lời giải:

Những từ ngữ diễn tả đời sống giản dị của tác giả ở thôn quê trong văn bản trên:

– Am trúc hiên mai

– dưa muối

– nài chi gấm là

– nước dưỡng

– thưởng nguyệt

– đất cày ngõ ải

Câu 3. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:

Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thị phi nào đến cõi yên hà

Lời giải:

Hai câu thơ có ý nghĩa: nhấn mạnh lối sống giản dị, tránh xa cõi đời, tìm về chốn an yên, sống ung dung, tự tại.

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: “Ngày càng có nhiều người chọn cuộc sống nhàn như nhân vật trữ tình” không? Vì sao?

Lời giải:

Em đồng tình với ý kiến: “Ngày càng có nhiều người chọn cuộc sống nhàn như nhân vật trữ tình” vì cuộc sống ngày nay quá xô bồ, qua nhiều tham sân si, chính vì vậy người ta thường tìm về chốn quê, những nơi thanh bình để sinh sống. Vậy nên mới có câu “về quê nuôi cá và trồng thêm rau” tìm đến cuộc sống tự tại, an yên, tình thần sẽ vui vẻ, sảng khoái.

Đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 – Đề số 3

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGÔN CHÍ

Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà. Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là. Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt, Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa. Trong khi hứng động vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Lời giải:

Thể thơ: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình thích điều gì ở cuộc sống nơi đây? Chỉ ra 02 từ diễn tả cuộc sống sinh hoạt của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Lời giải:

Tác giả thích cuộc sống đơn sơ, giản dị, không cầu kì, vô cùng trong lành, yên bình.

2 từ miêu tả cuộc sống sinh hoạt của nhân vật trữ tình trong bài thơ: yên hà

Câu 3. Theo anh/chị, tác giả ngụ ý điều gì khi nói về “gấm là” (ở câu 4)?

Lời giải:

Tác giả ngụ ý: không coi trọng cuộc sống áo gấm, xa hoa, vật chất.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm về hạnh phúc của nhân vật trữ tình hay không? Vì sao?

Lời giải:

Mẫu 1:

Em đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật trữ tình vì hạnh phúc là được sống một cuộc đời yên ổn, không cần giàu sang, chỉ cần đủ mà thôi.

Mẫu 2:

Tôi đồng tình với quan điểm hạnh phúc đó. Vì đối với tôi hạnh phúc đến từ những điều nhỏ bé, giản dị nhẹ nhàng, không cần tiền bạc, không xa hoa phù phiếm.

Đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 – Đề số 4

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGÔN CHÍ

Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà. Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là. Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt, Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa. Trong khi hứng động vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)

Câu 1. Nêu quan niệm sống được tác giả thể hiện qua hai câu thơ 3 và 4?

Lời giải:

Để khái quát được quan niệm sống mà tác giả thể hiện qua hai câu thơ 3 và 4, cần chú ý nghệ thuật đối và nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh (dưa muối: cuộc sống giản dị, đơn sơ về vật chất; gấm là: cuộc sống giàu có, xa hoa); tính biểu cảm của các từ ngữ (dầu có, nài chi);…

Câu 2. Hình dung về cuộc sống của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ cuối. Khoảnh khắc nào trong cuộc sống của nhân vật trữ tình gây ấn tượng nhất với em? Vì sao?

Lời giải:

Trong bốn câu thơ cuối, tác giả đã miêu tả nhiều khoảnh khắc đẹp đẽ, quý giá trong cuộc sống của nhân vật trữ tình với những thú vui thanh cao, tao nhã: thưởng nguyệt, ương hoa và sự “thăng hoa” của tâm hồn nghệ sĩ khi thi hứng được khơi nguồn.

Học sinh có thể chọn một khoảnh khắc gây ấn tượng và lí giải vì sao (giúp em cảm nhận chiều sâu tâm hồn Nguyễn Trãi, mang đến những thông điệp giá trị của cuộc sống,…).

Câu 3. Chỉ ra một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ. Chọn phân tích một số yếu tố mà em thấy tâm đắc.

Lời giải:

Có thể chỉ ra một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ như: thi liệu, từ ngữ, câu thơ lục ngôn.Chọn phân tích một yếu tố mà em cảm thấy tâm đắc.

– Tác giả đã sử dụng những thi liệu gắn với cuộc sống đời thường chốn thôn quê: dưa muối, đất cày ngõ ải,…

– Hai câu thơ lục ngôn tạo “điểm nhấn” nêu bật được quan niệm sống của tác giả,…

…….

Câu 4. Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về con người tác giả.

Lời giải:

Bài thơ giúp hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi qua những cảm xúc, suy ngẫm, quan niệm về cuộc sống thường ngày. Đó là con người có tâm hồn thanh cao, biết sống một đời sống giản dị mà phong phú.

Tác phẩm văn bản Ngôn chí, bài 3

Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn)

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Ngôn chí là bài thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

Tóm tắt văn bản Ngôn chí, bài 3

Bài thơ thể hiện khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình

Bố cục văn bản Ngôn chí, bài 3

– Phần 1: 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

– Phần 2: 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

– Phần 3: 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

– Phần 4: 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.

Giá trị nội dung văn bản Ngôn chí, bài 3

Văn bản Ngôn chí (bài 3) nói lên vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nhân dân, đất nước đồng thời cũng thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc.

Giá trị nghệ thuật văn bản Ngôn chí, bài 3

– Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn (sáu chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ).

************************

Trên đây là 4 đề đọc hiểu Ngôn Chí bài 3 có đáp án chi tiết thường gặp trong các bài thi học kì. Các em hãy ôn luyện thật kỹ để trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi sắp tới nhé. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button