Giáo dục

Đoạn trích Lẽ ghét thương

Đoạn trích “Lẽ ghét thương”, trích trong “Truyện Lục Vân Tiên” đã nói lên những tình cảm yêu ghét chân thành, rất phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. 

Dưới đây là tài liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng như nội dung của đoạn trích “Lẽ ghét thương”, mời bạn đọc tham khảo.

I. Nội dung đoạn trích

Quán rằng: “Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.”
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá, làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời Thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thánh nhân,
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuôn.
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.

Bạn đang xem: Đoạn trích Lẽ ghét thương

II. Đôi nét về Nguyễn Đình Chiểu

– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù.

– Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.

– Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ như bàn bạc việc đánh giặc hay sáng tác văn học để khích lệ tinh thần nhân dân. – Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi Nam Kỳ bị giặc chiếm, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre).

– Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu truyền bá đạo lý làm người và cổ vũ tinh thần yêu nước.

– Một số tác phẩm nổi tiếng: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…

II. Giới thiệu về đoạn trích

1. Hoàn cảnh sáng tác

– “Truyện Lục Vân Tiên” được sáng tác vào khoảng đầu những năm năm mươi của thế kỉ XIX.

– Truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì.

2. Thể loại

– Truyện thơ Nôm

– Có nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản thường dùng hiện nay có 2082 câu thơ.

3. Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích “Lẽ ghét thương” từ câu 473 đến câu 504 của “Truyện Lục Vân Tiên”.

– Nội dung: Đoạn trích kể lại cuộc đối thoại của ông Quán với bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng nhau uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.

4. Bố cục đoạn trích

Gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”. Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên.

– Phần 2. Tiếp theo đến “Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân”. Ông Quán bàn luận về “ghét”.

– Phần 3. Còn lại. Ông Quán bàn luận về “thương”.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm Đoạn trích Lẽ ghét thương

Đoạn trích “Lẽ ghét thương”, trích trong “Truyện Lục Vân Tiên” đã nói lên những tình cảm yêu ghét chân thành, rất phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. 

Dưới đây là tài liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng như nội dung của đoạn trích “Lẽ ghét thương”, mời bạn đọc tham khảo.

I. Nội dung đoạn trích

Quán rằng: “Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.”
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá, làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời Thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thánh nhân,
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuôn.
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.

II. Đôi nét về Nguyễn Đình Chiểu

– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù.

– Sau đó, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.

– Trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông tích cực tham gia phong trào kháng chiến cùng các vị lãnh tụ như bàn bạc việc đánh giặc hay sáng tác văn học để khích lệ tinh thần nhân dân. – Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi Nam Kỳ bị giặc chiếm, ông về sống ở Ba Tri (Bến Tre).

– Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu truyền bá đạo lý làm người và cổ vũ tinh thần yêu nước.

– Một số tác phẩm nổi tiếng: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…

II. Giới thiệu về đoạn trích

1. Hoàn cảnh sáng tác

– “Truyện Lục Vân Tiên” được sáng tác vào khoảng đầu những năm năm mươi của thế kỉ XIX.

– Truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kì và Nam Trung Kì.

2. Thể loại

– Truyện thơ Nôm

– Có nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản thường dùng hiện nay có 2082 câu thơ.

3. Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích “Lẽ ghét thương” từ câu 473 đến câu 504 của “Truyện Lục Vân Tiên”.

– Nội dung: Đoạn trích kể lại cuộc đối thoại của ông Quán với bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng nhau uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.

4. Bố cục đoạn trích

Gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”. Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên.

– Phần 2. Tiếp theo đến “Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân”. Ông Quán bàn luận về “ghét”.

– Phần 3. Còn lại. Ông Quán bàn luận về “thương”.

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button