Giáo dụcLớp 12

5 Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022 – 2023

Đề thi học kì 1 GDCD 12 năm 2022 – 2023 gồm 5 đề kiểm tra chất lượng cuối kì 1 bám sát nội dung đã được giảm tải theo Công văn 5512.

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Công dân được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Thông qua bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn GDCD quý thầy cô và các em học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức luyện giải đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi HK1 Giáo dục công dân 12, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi học kì 1 GDCD 12 năm 2022

TRƯỜNG THPT………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học 2022- 2023

Môn: GDCD 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Bạn đang xem: 5 Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022 – 2023

(Đề có 04 trang)

I.Trắc nghiệm: (6 điểm)

Khoanh tròn câu trả lời đúng

Câu 1.Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quy định

B. Quy chế.

C. Pháp luật

D. Quy tắc.

Câu 2. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là

A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái

B. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái

C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải

D. công bằng, hòa bình, tự do, tôn trọng

Câu 3. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

A. Bảo vệ các giai cấp

B. Bảo vệ các công dân

C. Quản lí xã hội.

D. Quản lí công dân.

Câu 4.Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

B. Công bố pháp luật tới mọi công dân.

C. Chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.

D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

Câu 5. Việc đưa pháp luật vào nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Xây dựng pháp luật.

B. Phổ biến pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sửa đổi pháp luật.

Câu 6. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện pháp luật.

B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

D. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Câu 7. Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?

A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.

C. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

D. Công dân làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

Câu 8. Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?

A. Anh Overlay trong lúc say rượu đã đánh bạn mình rụng răng.

B. Em Tưng bị tâm thần nên đã lấy đồ của shop mà không trả tiền.

C. Chị Dương bị bệnh mộng du nên đã sát hại hàng xóm.

D. Chú Thần trong lúc động kinh đã đập phá nhà hàng.

Câu 9. Anh Đua đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe 31% và xe máy bị hỏng nặng. Anh Đua phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A.Hình sự và hành chính.

B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và dân sự.

D. Kỷ luật và dân sự.

Câu 10. Quy định ưu tiên cho các thí sinh là người dân tộc thiểu số trong tuyển sinh cao đẳng, đại học là

A. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân

B. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tập của công dân.

C. không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân

D. không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 11. Hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì một người giữ chức vụ trong chính quyền và một người lao động bình thường phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau

B. khác nhau

C. ưu tiên người giữ chức vụ

D. ưu tiên người lao động

Câu 12.Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo

A. quyết định của tòa án

B. quyết định của cơ quan

C. quy định của nhà nước

D. quy định của pháp luật

Câu 13.Tài sản riêng của vợ và chồng được hiểu là tài sản mà

A. vợ chồng cùng làm ra trong thời kì hôn nhân

B. mỗi người được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân

C. vợ chồng được cha mẹ cho chung trong thời kì hôn nhân

D. vợ chồng thu nhập từ tài sản chung trong thời kì hôn nhân

Câu 14. Bình đẳng giữa cha mẹ và con là

A. cha mẹ quyết định nghề nghiệp trong tương lai của con

B. cha mẹ giúp con xây dựng ý thức tự giác trong học tập

C. cha mẹ đầu tư nhiều hơn cho con trai trong học tập

D. cha mẹ phải cho con theo tôn giáo của mình

Câu 15. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền

A. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi

B. được làm mọi việc như nhau không phân biệt lứa tuổi

C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp

D. chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng

Câu 16.Mục đích của việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật là

A. xây dựng nền kinh tế ổn định

B. tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp

C.thúc đẩy kinh doanh phát triển

D. tạo tiền đề cho thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức

Câu 17. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Quyền cơ bản của con người và quyền công dân.

B. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

C. Quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân

D. Quyền cơ bản của con người và quyền tự do, dân chủ của công dân

Câu 18. Hành vi nào dưới đây bị cấm trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số

B. Dân tộc đa số giúp đỡ các dân tộc thiểu số

C. Dân tộc đa số tôn trọng các dân tộc thiểu số

D. Dân tộc đa số đoàn kết các dân tộc thiểu số

Câu 19. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được

A. pháp luật bảo hộ

B. tổ chức tôn giáo giữ bí mật.

C. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn

D. Đảng quản lí

Câu 20. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc

A. công văn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

B. lệnh của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang

C. phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang

D. Đề nghị của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang

Câu 21. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp

A. chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật

B. cần bắt người phạm tội lẩn trốn ở đó

C. nghi ngờ chỗ đó có chứa phương tiện gây án

D. nghi ngờ chỗ đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án

Câu 22. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là

A. không ai có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật

C. không ai có quyền can thiệp thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

D. không tổ chức nào có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền tự do ngôn luận?

A. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

B. Công dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

C. Công dân có quyền gửi bài đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

D. Công dân có quyền tự do lập hội, biểu tình dưới bất kì hình thức nào.

Câu 24. Quyền tự do ngôn luận của công dân được quy định tại điều nào trong Hiến pháp 2013?

A. Điều 23

B. Điều 24

C. Điều 25

D. Điều 26

II. Tự luận: ( 4 điểm)

Câu 1. Thế nào là quản lí xã hội bằng pháp luật? Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật , Nhà nước phải làm gì ?

Câu 2. Công dân làm gì khi thực hiện quyền tự do cơ bản của mình

Đáp án đề thi học kì 1 Công dân 12

Đề bài:

I. Trắc nghiệm: (6 điểm)

Khoanh tròn câu trả lời đúng

1.Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

C. Pháp luật

2. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là

C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải

3. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

C. Quản lí xã hội.

4.Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

C. Chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.

5. Việc đưa pháp luật vào nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

B. Phổ biến pháp luật.

6. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

7. Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?

A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

8. Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?

A. Anh Overlay trong lúc say rượu đã đánh bạn mình rụng răng.

9. Anh Đua đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe 31% và làm xe máy của họ bị hỏng nặng. Anh Đua phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

C. Hình sự và dân sự.

10. Quy định ưu tiên cho các thí sinh là người dân tộc thiểu số trong tuyển sinh cao đẳng, đại học là

B. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tập của công dân.

11. Hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì một người giữ chức vụ trong chính quyền và một người lao động bình thường phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau

12.Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo

D. quy định của pháp luật

13.Tài sản riêng của vợ và chồng được hiểu là tài sản mà

B. mỗi người được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân

14. Bình đẳng giữa cha mẹ và con là

B. cha mẹ giúp con xây dựng ý thức tự giác trong học tập

15. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền

C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp

16.Mục đích của việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở của pháp luật là

C. thúc đẩy kinh doanh phát triển

17. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở nào dưới đây?

B. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

18. Hành vi nào dưới đây bị cấm trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số

19. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được

A. pháp luật bảo hộ

20. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc

C. phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang

21. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp

B. cần bắt người phạm tội lẩn trốn ở đó

22. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là

B. thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật

23. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền tự do ngôn luận?

D. Công dân có quyền tự do lập hội, biểu tình dưới bất kỳ hình thức nào.

24. Quyền tự do ngôn luận của công dân được quy định tại điều nào trong Hiến pháp 2013 ?

C. Điều 25

II. Tự luận: ( 4 điểm)

2. Công dân làm gì khi thực hiện quyền tự do cơ bản của mình?

– Học tập, tìm hiểu để nắm vững nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.

– Phê phán đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân

– Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật,tự giác tuân thủ pháp luật .

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button