Giáo dục

Dàn ý viết bài viết số 3 lớp 11 đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương

Dàn ý viết bài viết số 3 lớp 11 đề 2: So sánh phong cách thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

Dàn ý 1

1- Mở bài:

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau.

Bạn đang xem: Dàn ý viết bài viết số 3 lớp 11 đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương

2- Thân bài:

a- Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyễn và Tú Xương

– Nguyễn Khuyến (1835, tỉnh Hà Nam) con đường công danh rất thành đạt (Tam Nguyên Yên Đỗ).

– Tú Xương (1870, tỉnh Nam Định), con đường công danh của Tú Xương mịt mù lận đận: tám lần thất bại (trừ một lần đậu tú tài).

b- Những điểm giống nhau (nỗi niềm tâm sự)

– Tinh thần yêu nước sâu xa, buồn đau trước vận nước, vận dân.

– Ca ngợi hình ảnh người phụ nữ:

+ Nguyễn Khuyến có bài Mẹ Mốc

+ Tú Xương có bài “Thương Vợ”.

c- Sự khác biệt trong giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

–  Nguyễn Khuyến – nhà nho chuẩn mực

+ Giọng thơ trữ tình nhẹ nhàng, ý nhị, tinh tế, mộc mạc (Thu Điếu)

+ Giojng điệu tự trào thâm trầm mà kín đáo, hết sức thâm thúy (Tự Trào)

– Tú Xương – nhà nho thị dân

+ Giọng thơ trào phúng dí dỏm mà sâu sắc (thương vợ), cay độc, bốp chát (Vịnh khoa thi Hương).

d- Nhận xét chung

– Giáo sư Dương Quảng Hàm đã nói: “Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng kín đáo, rõ ràng bậc đại nhân quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời”.

– Nhà văn Nguyễn Tuân cũng bình luận: “Một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam”.

3- Kết bài:

Cảm nhận chung của em về cả 2 tác giả: Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

Dàn ý 2: So sánh giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

1- Mở bài:

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác, …)

– Cả hai ông đều sáng tác và đều có những bài thơ nổi tiếng. Tuy vậy, giọng thơ của hai ông lại có những điểm khác nhau. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, cay độc.

– Cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai ông để thấy rõ điều đó.

2- Thân bài:

a- Nỗi niềm tâm sự của hai ông

– Hai ông đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai ông đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động.

– Hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:

+ Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.

+ Tình cảm bạn bè và gia đình.

+ Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

+ Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

b- Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

– Nguyễn Khuyến

+ Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.

+ Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.

– Tú Xương

+ Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.

+ Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ- Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục- Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

c- Nguyên nhân có sự khác nhau:

– Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử- Ông đỗ đạt cao- Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu- Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.

– Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử- Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài- Cuộc sống gia đình khó khăn- Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú- Ông chẳng giúp được gì cho vợ con- Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.

3- Kết bài:

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ nổi tiếng của nước ta- Hai ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về mặt nghệ thuật.

– Hai ông đều có tâm sự giống nhau: căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.

– Học thơ hai ông, chúng ta càng hiểu hơn tâm sự của mỗi nhà thơ, hiểu hơn giọng thơ của mỗi người và biết vì sao lại có sự khác nhau về giọng thơ như vậy- Đồng thời, ta cũng hiểu về sự đóng góp lớn lao của hai ông cho nền văn học của dân tộc.

Tham khảo thêm một bài văn mẫu viết bài viết số 3 lớp 11 dưới đây:

Văn mẫu bài viết số 3 lớp 11 đề 2

Như chúng ta đã biết, Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai người sống trong cùng thời đại, họ đều là những con người rộn ràng, có tấm long yêu nước sâu sắc và tình yêu với thơ văn. Hơn hết, họ đã dùng lời thơ, lời văn của mình để bày tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích đối với xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời, Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh của đất nước. Điều này thể hiện rõ qua các tác phẩm như “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến và “Vịnh khoa thi hương” của Trần Tế Xương.

Tuy cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều có chung nổi niềm, nổi tâm sự, sự căm ghét, phẩn uất đối với xã hội phong kiến nửa thực dân đương thời. Thế nhưng, do hoàn cảnh sống và thân thế, lai lịch của mỗi người là khác nhau nên giọng thơ của mỗi người được lột tả một cách khác nhau, chúng ta có thể thấy rõ qua các bài thơ, văn của hai người.

Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng học giỏi và đổ đầu cả ba kì thi, thi Hương, thi Hội, thi Đình. Ông có thời gian ngắn làm quan nhưng vì bất mãn với triều đình nên đã từ quan, về quê làm nghề dạy học, sống cuộc đời thanh bạch. Ông là người có cốt cách thanh cao và có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Ông sống một cuộc đời thảnh thơi và không vướng bận chuyện gì, có niềm vui tao nhã. Điều này đã được tô vẽ thành công qua bài thơ “Câu cá mùa thu”. Bài thơ này đã vẻ ra một bức tranh êm đềm của mùa thu Bắc Bộ, đồng thời cho thấy một tình yêu quê hương, đất nước tuy thầm kín, không bộc lộ rõ ràng, nhưng lại chân thật và đơn giản hơn bao giờ hết. Giọng thơ vô cùng thanh thản. thong thả với thú vui tao nhã là câu cá trong một không gian  tĩnh lặng êm đềm, với ao nước trong veo, một chiếc thuyền nhỏ. Sóng chỉ hơi gợn tí, lá bay trong gió, mây thì lơ lững trôi còn cá thì đớp động dưới chân bèo. Nguyễn Khuyến kể chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu và cõi lòng của mình. Trong không gian tĩnh lặng này càng làm ông cảm thấy cô đơn hơn. Một nỗi niềm lo nghĩ ẩn sâu trong tâm hồn ông.  Lời thơ của Nguyễn Khuyến tuy nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc, thâm thúy. Qua đó, ta cũng có thể thấy được cốt cách thanh cao và sự châm biếm đối với xã hội bấy giờ của ông.

Còn về Tú Xương, ông không thuận lợi trong việc thi cử, phải đi thi nhiều lần và chỉ đỗ tứ tài. Không được cử làm quan như Nguyễn Khuyến, tình cảnh thì khốn khổ, túng thiếu đủ đường. Thơ của ông chính là những tâm huyết của ông, đây như là lời nói với dân, với nước, với đời. Tiêu biểu là bài Vịnh khoa thi hương. Bài thơ là cả một sự phẫn uất, thái độ mỉa mai của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời cũng như con đường thi cử của riêng ông. Đồng thời đã vẽ ra một hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội nửa thực dân phong kiến, và  nói lên tâm sự bất lực của mình trước tình cảnh đất nước. Trong bài này, lời thơ của ông viết khá mạnh mẽ thể hiện sự căm ghét vô cùng của ông. Nhưng cũng nói lên sự tiếc nuối không cống hiến được gì cho đất nước, không làm gì để giúp dân, cũng như giúp cho gia đình, vợ con mình. Sự bất lực đành phải bỏ mặc, một nổi đau được thể hiện qua từng câu, từng chữ trong bài thơ.

Hai nhà thơ, cùng một nỗi niềm tâm sự, nhưng hai cách thể hiện, hai tâm tư được bộc lộ ra tuy có khác nhau nhưng đều chung một đích, một con đường mong muốn một xã hội khác, một xã hội không có sự bất công, một xã hội mà không phải chịu xiềng xích, không chịu bất kỳ một ách áp bức nào. Hai nhà thơ, là hai màu sắc, cho ta cảm nhận những giá trị nghệ thuật khác nhau, nền tảng khác nhau nhưng tất cả đều chảy chung một mạch.

Từ những gì mà Tú Xương và Nguyễn Khuyến đã thể hiện trong các bài thơ của mình chúng ta có thể thấy tuy hai người đều có chung một tình yêu quê hương, thiên nhiên, đất nước nhưng giọng thơ lại khác nhau đó không chỉ xuất phát từ hoàn cảnh khác nhau, cảm nhận khác nhau mà còn ở sự lựa chọn khác nhau, cuộc sống khác nhau.

Trên đây là tổng hợp dàn ý viết bài viết số 3 lớp 11 đề 2 chi tiết mà THPT Ngô Thì Nhậm muốn gửi tới các em tham khảo, đừng quên tham khảo các đề tài khác trong bài viết số 3 lớp 11 để có cho mình một bài văn nghị luận văn học hay em nhé!


Hướng dẫn lập dàn ý bài viết số 3 lớp 11 đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau như thế nào? Làm rõ quan điểm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button