Giáo dụcLớp 9

Dàn ý từ đoạn trích Cảnh ngày xuân và những hiểu biết về xã hội hãy giới thiệu về một lễ hội ở Việt Nam

dan y tu doan trich canh ngay xuan va nhung hieu biet ve xa hoi hay gioi thieu ve mot le hoi o viet nam

Dàn ý từ đoạn trích Cảnh ngày xuân và những hiểu biết về xã hội hãy giới thiệu về một lễ hội ở Việt Nam
 

I. Dàn ý từ đoạn trích Cảnh ngày xuân và những hiểu biết về xã hội hãy giới thiệu về một lễ hội ở Việt Nam (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý từ đoạn trích Cảnh ngày xuân và những hiểu biết về xã hội hãy giới thiệu về một lễ hội ở Việt Nam

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nhiều nét văn hoá của dân tộc được đưa vào tác phẩm. Lễ tảo mộ, đạp thanh trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được thể hiện đẹp và ấn tượng.

2. Thân bài

– Vào tháng ba âm lịch mùa xuân, cảnh vật như một bức tranh tao nhã, tuyệt đẹp và êm đềm:
+ Cánh én đưa thoi bay bổng trên nền trời bình yên, xanh ngát
+ Thảm cỏ non xanh thẳm, mềm mại
+ Điểm xuyết sắc trắng của bông lê hài hoà, xinh đẹp

– Lòng người cũng xốn xang, rộn ràng, vui vầy rủ nhau chơi hội
+ Trai thanh, gái lịch dập dìu, nô nức trong những bộ quần áo lượt là
+ Phút giây đầy sôi nổi, vô tư, thật háo hức vui vẻ, hạnh phúc mà tươi vui

– Lễ hội thanh minh là một lễ hội truyền thống thường được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch:
+ Mọi gia đình đều có tục tảo mộ gia tiên và làm mâm cúng lễ gia tiên sau ngày tảo mộ
+ Trong ngày tảo mộ, con cháu cùng nhau ra thăm mộ ông bà, tổ tiên
+ Sửa sang lại mộ, thắp hương, đốt tiền mã và dâng bó hoa để tỏ lòng thành kính biết ơn đối với ông bà, tổ tiên
– Món ăn đặc trưng cho ngày tết này đó là món bánh trôi nước, bánh chay
– Đây là khoảng thời gian mà mỗi đứa con đi làm ăn xa nhà được dịp trở về quê thăm mộ ông bà và sum vầy bên gia đình, quê hương.

3. Kết bài

Tết Thanh Minh gợi nhắc con cháu nhớ về nguồn cội mình. Quê hương mãi là nơi gắn bó với mỗi người, ghi dấu những ký ức mãi đẹp đẽ và nâng bước mỗi người trưởng thành, lớn lên.
 

II. Bài văn mẫu Từ đoạn trích Cảnh ngày xuân và những hiểu biết về xã hội hãy giới thiệu về một lễ hội ở Việt Nam (Chuẩn)

Văn học lấy chất liệu từ hiện thực đời sống và văn học chính là một phần của văn hoá dân tộc. Những giá trị cao đẹp của con người, những đặc trưng của từng vùng miền, những ngày lễ hội thường được đưa vào văn học như một cách tạo nên dấu ấn của dân tộc. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nhiều nét văn hoá của dân tộc được đưa vào tác phẩm. Lễ tảo mộ, đạp thanh trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được tái hiện sinh động và ấn tượng.

” Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh…”.

Vào tháng ba âm lịch mùa xuân, cảnh vật như một bức tranh tao nhã, tuyệt đẹp và êm đềm. Cánh én đưa thoi bay bổng trên nền trời bình yên, xanh ngát. Thảm cỏ non xanh thẳm,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Từ đoạn trích Cảnh ngày xuân và những hiểu biết về xã hội hãy giới thiệu về một lễ hội ở Việt Nam tại đây.

 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button