Giáo dụcLớp 7

Dàn ý truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam

dan y truyen thong yeu nuoc va tu hao dan toc trong bai song nui nuoc nam

Dàn ý truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam

I. Dàn ý truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam (Chuẩn)

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam

Giới thiệu tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ “Sông núi nước Nam”:
+ Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta.
+ Truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc được thể hiện qua giọng điệu đanh thép, mạnh mẽ khi tuyên bố và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước.

2. Thân bài

– Khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ dân tộc:
+ Sông núi nước Nam do vua Nam cai trị, người Nam làm chủ.
+ Ranh giới lãnh thổ “rành rành” trong sách trời.
– Khẳng định vị thế ngang hàng với vua Bắc
– Lời cảnh báo với kẻ thù xâm lược: Hành động xâm lược bạo tàn, trái với chính nghĩa sẽ phải trả giá thích đáng.
→ Khẳng định kết cục thất bại của kẻ thù.
– Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc trước mọi kẻ thù

3. Kết bài

Khẳng định giá trị bài thơ: Bài thơ “Sông núi nước Nam” không chỉ là đơn thuần là một bài thơ mà đó là một bản anh hùng ca, một bài Tuyên ngôn Độc lập của cả dân tộc.
 

II. Bài văn mẫu Truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam (Chuẩn)

Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta, với giọng điệu đanh thép, dõng dạc bài thơ đã tuyên bố và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước. Đồng thời bài thơ còn nêu cao truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập, lòng tự hào và tự tôn dân tộc cũng như khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Mở đầu bài thơ là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền của dân tộc:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

Nước Nam được nhắc đến không chỉ là tên một nước mà ở đây tác giả nhấn mạnh đến nền độc lập chủ quyền, vị thế trên bản đồ thế giới và ngang hàng với các nước khác…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam tại đây.

———————-HẾT————————-

Để có thêm những thông tin, kiến thức hữu ích cho quá trình tìm hiểu và phân tích bài thơ thần Sông núi nước Nam, bên cạnh bài Dàn ý truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số  Bài văn hay lớp 7 khác như: Phân tích bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt, Cảm nhận về lòng yêu nước qua Sông núi nước Nam và Phó giá về kinh, Cảm nghĩ về bài Sông núi nước Nam đã được THPT Ngô Thì Nhậm giới thiệu và đăng tải.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button