Giáo dụcLớp 12

Dàn ý trình bày quan điểm về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm

Dàn ý trình bày quan điểm về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm

1. Mở bài
– Trong văn hóa của nhân loại sự xuất hiện của ngôn ngữ, tiếng nói trở thành một trong những tiến hóa vượt bậc, tách biệt con người với các loài cầm thú khác.
– Có ý kiến cho rằng: “Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm”.

2. Thân bài
* Giải thích:
– Sự chân thực hiểu đơn giản đó là không nói dối, xảo biện, ba hoa chích chòe các thể loại, nói không thành có, đặt điều nói xấu người khác
– Trách nhiệm trong lời nói, có nghĩa nói ra câu nào thì cần có trách nhiệm với lời nói của mình dù đúng dù sai, không cự cãi, không lật lọng và xảo biện, đặc biệt đã hứa thì phải làm.
* Ý nghĩa của sự chân thực, trách nhiệm trong lời nói:
– Có lòng tự trọng, giữ gìn phẩm cách
– Người có trách nhiệm với lời nói của bản thân được tin tưởng và yêu mến.
– Tạo được ấn tượng tốt trong giao tiếp, chính vì thế sẽ dễ thành công hơn trong cuộc sống.
– Kém chân thực và trách nhiệm trong lời nói sẽ khiến con người ta chịu nhiều hậu quả, trượt dài trong lỗi lầm.
* Hậu quả của việc thiếu chân thực và trách nhiệm trong lời nói:
– Dễ dàng trở thành thói quen khó sửa, ngày càng tụt dốc trong lỗi lầm.
– Gây tổn thương cho người khác, tổn thương đến danh dự của bản thân.
– Không được những người xung quanh tin tưởng
– Bị mọi người xa lánh, phải chiến đấu một mình với cái phong cách ăn nói sai lầm của bản thân, nếu như không chịu thay đổi.
– Ích kỷ và độc đoán, sẵn sàng tranh giành hơn thua, thậm chí là tiếp tục lún sâu vào việc ăn nói sai lầm, thiếu trách nhiệm.
– Khó có thể thành công trong cuộc sống
* Bài học:
– Mỗi học sinh chúng ta cần phải tích cực học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức cho thật tốt, nói năng sao cho phải lễ, phải đạo cũng cần được tôi luyện và rèn dũa một cách thật nghiêm túc.
– Tránh xa cái sự nói dối, nói điêu, cái sự lắm điều, đặt điều, dù nói gì thì cũng cố mà suy xét cho kỹ, cho tinh.
– Lời đã ra khỏi miệng nhưng nội dung vẫn phải còn trong não, hứa gì thì phải làm cho kỳ được, chớ đừng có cái tật hứa lèo, hứa mãi.
3. Kết bài
– Tiếng nói vốn là một tài sản quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, để chúng ta được thoải mái giao tiếp, trao đổi, bày tỏ cảm xúc trong cuộc sống.
– Phải hết sức trân trọng và nâng niu nó, hãy dành cho nó một sự nâng niu nhất định, luôn đặt sự chân thực và trách nhiệm lên mỗi lời thốt ra từ cửa miệng, ấy cũng là lợi cho ta, cũng lại đẹp cả lòng người.

Bạn đang xem: Dàn ý trình bày quan điểm về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm

Xem bài mẫu: Trình bày quan điểm về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm

Trên đây là quan điểm về Dàn ý trình bày quan điểm về câu nói: Mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm. Để luyện tập thêm về dạng đè bài này, các em học sinh có thể tham khảo thêm những bài văn trong tài liệu Những bài văn hay lớp 12 của chúng tôi như: Trình bày ý hiểu về câu nói: Phong cách chính là người, Trình bày ý kiến về câu nói: Những thói xấu ban đầu là người khác qua đường…, Nghị luận về câu nói Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại, Nghị luận về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong xã hội;…

 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button