Giáo dụcLớp 12

Dàn ý qua việc phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông, chứng minh nhận định…

Dàn ý qua việc phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông, chứng minh nhận định: Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa

1. Mở bài

– Tác phẩm ký Ai đã đặt tên cho dòng sông mang đậm phong cách nghệ thuật mê đắm và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận định rất hay về phong cách viết bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường rằng: “Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa”.

Bạn đang xem: Dàn ý qua việc phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông, chứng minh nhận định…

2. Thân bài

* Giải thích:
– Bút ký là thể loại văn học đặc trưng có pha trộn giữa tùy bút và ký sự, tùy bút thì thiên về cảm xúc của người viết còn ngược lại ký sự thì hoàn toàn thuần túy kể lại những sự việc mà tác giả nhìn thấy theo một trình tự không gian, thời gian nhất định.
– “Ánh lửa” ở đây có thể nói chính là tình yêu là niềm đam mê, nhiệt huyết bất diệt của nhà văn dành cho sự nghiệp cầm bút, sự nghiệp nghiên cứu những đặc điểm văn hóa, địa lý, lịch sử của thành phố Huế. Đồng thời ánh lửa ấy cũng là tấm lòng tự hào, ngợi ca từ một người con xứ Huế dành cho quê hương, dành cho dòng Hương giang xinh đẹp, mộng mơ, đó là tấm lòng ấm áp, chất chứa nhiều yêu thương, nhiều xúc cảm.

* Vẻ đẹp địa lý của dòng sông Hương:
– Sông Hương giữa núi rừng Trường Sơn:
+ “Bản trường ca của rừng già” vừa mang vẻ đẹp hào hùng tráng lệ, vừa mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng.
+ “Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”: Có cá tính, quyến rũ và đắm say, một tâm hồn tự do và trong sáng.
+ “Người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”, vẻ đẹp trí tuệ, hy sinh và tràn đầy tình yêu thương ấm áp.
=> Một sinh thể tràn đầy sức sống, có tâm hồn, có tính cách, có tình yêu thương.
– Sông Hương giữa cánh đồng Châu Hóa:
+ Vẻ đẹp của người con gái say ngủ suốt mấy thế kỷ được người tình trong mộng đánh thức, mang chất cổ tích, lãng mạn. Sau giấc ngủ dài dòng sông trở dậy, lao vào cuộc tìm kiếm có ý thức, như sự rượt đuổi trong tình yêu của cô gái còn son trẻ.
+ Mang nhiều dáng vẻ phong phú và đa dạng, như một bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì lại thi vị, trầm lắng, chìm trong niệm tưởng.
– Sông Hương khi trong thành phố Huế:
+ Lúc mới vào thì mang cảm giác vui tươi hồn nhiên, tựa như cô gái trẻ thấy người yêu trở nên thật dịu dàng và e ấp.
+ Khi đã tiến hẳn vào đến thành phố Huế thì sông Hương lại được ví như một “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.
+ Khi rời khỏi thành phố Huế, sông Hương vẫn còn chưa muốn rời hẳn, vẫn lưu luyến lắm, tựa như một người tình chung thủy chẳng muốn chia xa. Thế nên nó mới “đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao vinh xưa cổ”, nhà văn đã nhân cách hóa nó lên, gọi đấy là nỗi vương vấn, “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.

* Vẻ đẹp lịch sử:
– Chứng kiến sự thăng trầm hưng thịnh của triều Nguyễn, triều đại cuối cùng của lịch sử phong kiến Việt Nam, “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân”.
– Bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu biến cố, bao nhiêu đổi thay sông Hương đều âm thầm ghi nhớ, âm thầm cất giấu vào tận đáy lòng, tựa một nhà sử gia kín miệng.
– Thế nhưng dẫu có trải qua mấy ngàn năm lịch sử gắn bó với Huế, với độ tuổi tưởng già nua, nhưng tâm hồn của dòng Hương giang chưa bao giờ úa tàn.

3. Kết bài

– Ánh lửa trong bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường xuất phát tình lòng yêu, niềm ngưỡng mộ, ngợi ca với dòng Hương giang, với mảnh đất mà ông gắn bó suốt bao năm trời.
– Phải có trân trọng, quý báu lắm, tác giả mới vất vả nghiên cứu tìm tòi con sông Hương từ ở khúc thượng nguồn, từ ở trong rừng già, nơi mà vốn dĩ dòng sông muốn giấu đi. Rồi ông không chỉ tìm hiểu về địa lý mà còn đi vào cả lịch sử, cả văn hóa Huế, con người Huế.
– Tổng hòa tất cả những điều ấy đã tạo nên một tác phẩm bút ký thực sự xuất sắc, chứa nhiều “ánh lửa” như Nguyễn Tuân đã nhận định.

>> Xem bài mẫu: Qua việc phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông, chứng minh nhận định: Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa

———————HẾT————————

Trong tuần học thứ 17, chương trình SGK Ngữ văn lớp 12, các em đã được học tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Để củng cố vốn kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài phân tích, cảm nhận về tác phẩm này, bên cạnh Dàn ý qua việc phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông, chứng minh nhận định…, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn nổi bật khác như: Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, Cảm nghĩ khi đọc bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường;…

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button