Giáo dục

Dàn ý phân tích hình tượng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình

Đề bài: Anh/Chị hãy làm rõ hình tượng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình trong bút kí Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).

Dàn ý tham khảo

Mở bài : Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm và hình tượng sông Đà: hung bạo và thơ mộng trữ tình.

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích hình tượng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình

  • Nguyễn Tuân, người tri thức giàu lòng yêu nước. Nguyễn Tuân, nhà Giới thiệu văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Nguyễn Tuân, nhà văn với phong cách tài hoa, uyên bác và có vốn hiểu biết phong phú về nhiều mặt, vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Sau cách mạng tháng Tám ngòi bút ông hướng đến chất tài hoa nghệ sĩ ở nhân dân đại chúng. Một số tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Chiếc lư đồng mắt của (1941), Tùy bút Sông Đà (1960),…
  • Người lái đò sông Đà là một trích đoạn của Tùy bút sông Đà (1960) và là thành quả của chuyến đi thực tế đến Tây Bắc. Tác phẩm lấy cảm hứng chủ đạo là tìm kiếm chất vàng mười của thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của con người lao động, chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ, thơ mộng.
  • Bằng tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước và ngòi bút tài hoa của mình, con sông Đà miền Tây Bắc Tổ quốc bước vào trang kí với vẻ đẹp vừa hung bạo vừa trữ tình.

Thân bài

Khái quát vấn đề: Sông Đà qua cảm nhận của nhà văn Nguyễn Tuân mang hai nét tính cách đối lập: vừa hung bạo, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình. Ở mỗi nét tính cách của sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn Tuân lại mang một nét đẹp riêng, ấn tượng và độc đáo. Khi miêu tả vẻ đẹp của sông Đà, Nguyễn Tuân đã vận dụng vốn tri thức bách khoa của mình: địa lý, lịch sử, thể thao, văn hóa,…

Phân tích Hình tượng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình được thể hiện qua: 

+ đá hai bên bờ sông “dựng thành cách” cao, chỉ vào “lúc đúng ngọ mới có mặt trời”, đá “chẹt” lòng sống như cái yết hầu,

+ toàn cảnh: “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Phép so sánh độc đáo làm sống và hiện ra mĩ lệ, diễm kiều đầy nữ tính làm say đắm lòng người.

+ điểm nhìn thời gian: Sông Đà không chỉ đẹp mà còn biến đổi ảo diệu theo mùa, mỗi mùa lại có một nét đẹp riêng – “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ không xanh màu xanh cánh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”. Màu sắc sông biến đổi theo mùa được so sánh, liên tưởng với những hình ảnh gần gũi như “xanh ngọc bích”, “xanh cánh hến”, “da mặt người bầm đi vì rượu bữa” không chỉ gần gũi mà còn gọi được chính xác màu sắc của dòng sông.

+ hai bên bờ sông với vẻ đẹp vừa tĩnh lặng, nhẹ nhàng mang nỗi niềm cổ xưa vừa tràn đầy sức sống hai bên bờ.

  • Vẻ tĩnh lặng, nhẹ nhàng mang nỗi niềm cổ xưa: Nhẹ nhàng với “Thuyền tôi trôi trên sông Đà”, “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi”. Cảnh sống tĩnh lặng đã khơi gợi ở du khách cảm giác mình đang đi ngược về quá xa xưa từ đời Lý Trên, đời Lê. Phép so sánh, ví von vẻ đẹp “hoang dại”, “hồn nhiên” ở hai bên bờ sông như “bờ tiền sử”, như “nỗi nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” khơi gợi vẻ đẹp hoang sơ, xa xưa, bí ẩn nhưng cũng thân thuộc, gần gũi.
  • Ngập tràn sức sống hai bên bờ: Với cảnh vật đẹp như một bức tranh với gam màu xanh chủ đạo, tràn đầy sức sống của “mấy lá non ngộ đầu mùa”, những đồi tranh “đang ra những nõn búp”. Điểm xuyết lên bức tranh là hình cảnh con hươu “thơ ngộ ngẩng đầu khỏi ánh cỏ nhung” trong sương sớm. Biện pháp nhân hóa con hươu nhìn và nói chuyện, hỏi han du khách “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương ?” làm cho con người và thiên nhiên giao hòa, đồng cảm. Với “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Phép điệp “Thuyền tôi trôi…” và tô đậm vẻ nhẹ nhàng, thi vị. Cách trích dẫn hai câu thơ tài hoa của thi sĩ Tản Đà “Dải Sông Đà bọt nước lênh bệnh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của một người tình nhân chưa quen biết” khơi gợi vẻ đẹp tình tứ lãng mạn, vẻ đẹp đậm đà bản sắc văn hóa, thi ca. Và qua cái nhìn của Nguyễn Tuân thì dòng sông cũng biết lưu luyến “nhớ thương” biết “lắng nghe giọng nói êm êm của người xuôi”.

Kết bài

– Nguyễn Tuân miêu tả, cảm nhận hình tượng sông và trong vẻ đẹp đối lập, đa tính cách của nó: vừa hung bạo nhưng cũng rất nên thơ trữ tình. Với vẻ đẹp hung bạo, Nguyễn Tuân đã dành những câu văn góc cạnh, sắc nhọn, những hình ảnh so sánh, nhân hóa gân guốc, mạnh mẽ làm nổi bật được sự hung bạo, dữ dội của con sông Đà. Với vẻ đẹp thơ mộng, Nguyễn Tuân lại ưu ái những câu văn như thơ, mềm mại, óng ả và những hình ảnh so sánh nhẹ nhàng, thi vị góp phần làm nổi bật được vẻ đẹp dòng sông.

– Với hình tượng sông Đà vừa hung bạo và trữ tình, ta không chỉ thấy ở đó tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước mà còn khơi gọi ở lòng người đọc lòng tự hào, tình yêu dành cho con sông quê hương miền Tây Bắc Tổ quốc.

Trên đây là dàn ý phân tích hình tượng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, mong rằng nội dung này sẽ giúp các em nắm bắt được các kiến thức cần thiết để ôn luyện thật tốt.

Tham khảo thêm:

  • Phân tích hình ảnh con sông Đà hung bạo
  • Sơ đồ tư duy Người lái đò sông Đà


Tham khảo ngay dàn ý phân tích hình tượng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button