Giáo dục

Bài luyện tập trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 72 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Tấm Cám chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và mục Tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.

Bạn đang xem: Bài luyện tập trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trả lời bài luyện tập trang 72 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Yếu tố thần kì: sự xuất hiện và giúp đỡ của Bụt đối với Tấm chính là một trong những nguyên nhân giúp Tấm có được cuộc sống hạnh phúc.

– Truyện thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người: Tấm dù trải qua nhiều cay đắng, hiểm nguy nhưng đến cuối cùng vẫn có được cuộc sống hạnh phúc, còn mẹ con Cám thì phải chịu trừng phạt. Tấm là đại diện cho cái thiện, cái tốt, ngược lại, mẹ con Cám là đại diện cho cái ác, cái xấu.

Cách trình bày 2

Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám:

– Cốt truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì: nhân vật ông Bụt, xương cá Bống và những lần biến hóa của nhân vật.

– Truyện được kết cấu theo khuôn mẫu phổ biến của truyện cổ tích thần kì: nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc.

– Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp. – Thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về sự công bằng, hạnh phúc gia đình.

– Truyện kết thúc có hậu thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhân dân ta.

Cách trình bày 3

– Truyện cổ tích là “những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thê hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan của nhân dân lao động”.

– Truyện cổ tích thần kì có các đặc trưng là “có sự tham gia của các yếu tố thần kì trong sự phát triển của tuyến truyện” (theo SGK)

– Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì là:

+ Có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào sự phát triển của truyện. Các yếu tố thần kì gồm: Ông Bụt, sự hoá thân của cô Tấm… Đây là bộ phận không thể thiếu trong câu chuyện. Ví dụ: Cứ mỗi lần Tấm khổ sỏ quá mức (khóc), Bụt lại hiện lên hỏi: ”Làm sao con khóc, rồi Bụt lại hướng dẫn Tấm phải làm những gì? Việc Tấm chết hoá thành con chim vàng anh, rồi cây xoan, quả thị…

+ Hầu hết các yếu tố thần kì đều là những tình tiết quan trọng, không chỉ có giá trị về nghệ thuật mà còn có tính nội dung. (HS chú ý phân tích vai trò của yếu tố thần kì trong sự phát triển của cốt truyện).

Cách trình bày 4

Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám:

– Các yếu tố thần kì, hoang đường kì ảo:

+ Ông Bụt xuất hiện cứu giúp Tấm

+ Tấm hóa thân sau khi chết (cây xoan đào, chim vàng anh, khung cửi, quả thị)

– Phản ánh khát vọng về công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác:

+ Cuộc đấu tranh và chiến thắng của Tấm phản ánh ước mơ của nhân dân

– Kiểu nhân vật chức năng:

+ Các nhân vật trong truyện không có nội tâm, hay diễn biến tâm lý sâu sắc. Nhân vật không có tính cách riêng.

Cách trình bày 5

* Khái niệm và đặc điểm truyện cổ tích

+ Khái niệm: Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

* Đặc điểm

+ Chia làm ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt. Cổ tích thần kì có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất.

+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện (tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những nhân vật có phép màu,…)

+ Thể hiện mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì nên sẽ mang những đặc trưng của loại này

– Tấm Cám là truyện cổ tích vì nhân vật, cốt truyện hoàn toàn hư cấu và được hư cấu có chủ đích, kể về cuộc đời, số phận của Tấm – một người bình thường trong xã hội xưa, thể hiện được tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của nhân dân lao động.

– Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì:

+ Truyện có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện: Tấm nhận được sự giúp đỡ của ông Bụt trong những lần bị băt nạt, ức hiếp (phần thưởng là con cá bống, quần áo đẹp đi chơi hội) và sự biến hóa thần kì của Tấm sau mỗi lần bị mẹ con Cám hại chết (từ con chim vàng anh -> hai cây xoan đào -> khung cửi -> cây thị -> quả thị -> Tấm của ngày xưa)

+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng cuả nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình (Tấm đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho bản thân), về lẽ công bằng trong xã hội (Tấm chịu bao nhiêu vất vả, gian nan cuối cùng cũng trở thành hoàng hậu được sống hạnh phúc bên vua còn mẹ con Cám làm việc ác thì phải chịu sự trừng trị và cái chết là điều không thể tránh khỏi), về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

Tham khảo: Phân tích vai trò của các yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 72 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tấm Cám trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 72 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tấm Cám

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button