Giáo dụcLớp 9

Dàn ý nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh

I. Dàn ý Nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh

1. Mở bài

Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực, thông qua đó, người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.

2. Thân bài

Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh

– Được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nên nhân cách của mình:
+ Gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành
+ Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó
+ Đối với bạn bè, các em cũng có lối ứng xử rất phù hợp và đáng học hỏi, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập

– Những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay:
+ Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm thầy cô
+ Đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh.
+ Bỏ bê học tập, dính vào các tệ nạn xã hội
+ Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi còn đang đi học.

– Chúng ta cần là phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh
– Mỗi một học sinh chúng ta, phải thực sự hiểu mình. Phải có nguyên tắc sống cho bản thân.

3. Kết bài

Chúng ta – những thế hệ tương lai, những chồi non của đất nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa học đường thật đẹp, rạng ngời trong nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh

Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:

” Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Trong môi trường giáo dục, để học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức, hành xử, là thước đo để đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.

Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh tại đây.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button